098 164 5020Miền Nam
097 5897066Miền Bắc
Bộ lọc sản phẩm

Máy Bơm Tăng Áp

2.747 reviews

Máy bơm tăng áp hay còn gọi là bơm tăng áp hay máy bơm áp lực là loại máy bơm thiết kế giúp tăng áp lực bơm trong ống từ đó lượng nước đẩy đi xa hơn, nhanh hơn, mạnh hơn. Sau đây là các thông tin hữu ích nhất về các loại máy bơm tăng áp:

1) Ứng dụng máy bơm tăng áp

Máy bơm tăng áp được sử dụng cho một số công việc cụ thể như:

  • Đáp ứng cho nhu cầu trong sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình. Đặc biệt, với các nhà hàng, quán ăn, khách sạn có nhu cầu sử dụng nước với lượng lớn và mạnh.
  • Tăng hiệu suất làm việc đối với các loại máy móc sử dụng nước như: máy giặt, máy rửa chén, bình nước nóng lạnh, máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời,...
  • Tăng cường áp lực nước chảy trực tiếp cho các vòi rửa xe, tưới cây, vòi sen tắm,…
  • Với những hộ gia đình chỉ có bể nước ngầm mà không có bể chứa nước trên mái hoặc chỉ sử dụng đường ống công cộng, vào giờ cao điểm, áp lực nước không đủ mạnh. Khi đó, bơm nước tăng áp cơ (có rơ-le tăng áp) chính là lựa chọn lý tưởng.

2) Ưu điểm của máy bơm tăng áp

Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của máy bơm nước tăng áp:

  • Có thể tăng hoặc giữ ổn định áp suất trong hệ thống cấp nước để đáp ứng theo mục đích sử dụng.
  • Kích thước tương đối nhỏ gọn, có thể lắp đặt trực tiếp với đường ống.
  • Khả năng chống ăn mòn tốt.
  • Tháo lắp dễ dàng vệ sinh, bảo dưỡng.
  • Có thể làm việc trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau.

3) Cấu tạo của máy bơm tăng áp

Máy bơm tăng áp được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau, chia thành hai nhóm chính là bình tăng áp và thân bơm tăng áp. Bên cạnh đó là các bộ phận phụ đóng vai trò hỗ trợ cho hoạt động của máy bơm trong quá trình vận hành. Các bộ phận cơ bản của một thiết bị máy bơm bao gồm:

  • Bình tăng áp: là bộ phận cấu tạo chính là giữ vai trò rất quan trọng giúp máy bơm hoạt động có hiệu quả. Bộ phận này bao gồm bộ phận thủy lực nhằm tạo ra lực hút - đẩy lớn, từ đó tạo ra áp suất khi máy vận hành. 
  • Thân bơm tăng áp chứa hệ thống stato và roto, tạo ra nguồn năng lượng để máy bơm có thể vận hành. Khi máy hoạt động, roto sẽ quay quanh trục stato, từ đó kéo theo sự di chuyển của cánh quạt, giúp hút nước và tạo nên áp lực. Tùy theo từng thương hiệu, chất liệu của bộ phận này có thể có sự thay đổi, thông thường sẽ từ kẽm hoặc thép không gỉ.
  • Bầu áp là bộ phận được làm từ chất liệu kim loại cứng cáp, bên trong có chứa bóng cao su chứa đầy nitơ. Chức năng chính của bộ phận này là bù đắp lại phần không khí bị thiếu của máy bơm trong quá trình hoạt động. Nhờ đó đảm bảo hiệu suất làm việc của thiết bị máy bơm nước tăng áp. 
  • Đầu hút và đẩy nước của máy bơm: là đường dẫn của dòng nước ra vào máy bơm tăng áp. Nhờ đó, giúp tạo ra động năng của máy, tăng áp hiệu quả trong các ứng dụng của đời sống, trong công nghiệp,...
  • Bộ phận các nắp đậy: nắp đậy tụ điện, nắp đậy cánh quạt, nắp đậy cánh bơm: thường được làm từ nhựa cứng cáp, chắc chắn và có độ bền cao. Chức năng chính của những bộ phận này chính là để giúp cho bảo vệ cho các bộ phận của máy bơm khỏi các tác nhân gây hại. Nhờ đó, gia tăng tuổi thọ của thiết bị, đồng thời đảm bảo máy bơm luôn đạt được công suất làm việc tốt nhất.
  • Công tắc áp lực: được làm từ chất liệu là kim loại chắc chắn, có công dụng giúp thuận tiện trong điều chỉnh áp suất tăng lên theo ý muốn của người sử dụng.
  • Chân đế của máy bơm: được làm từ chất liệu kim loại có độ bền cao như thép không gỉ, sắt pha thép,... Chức năng của bộ phận này là giúp giữ cân bằng cho máy, đảm bảo máy đứng vững, đồng thời hạn chế tối thiểu sự rung lắc trong quá trình hoạt động.  

4) Phân loại máy bơm tăng áp chất lượng trên thị trường

Đối với các dòng bơm tăng áp, trên thị trường phổ biến nhất là 3 loại sau:

a) Máy bơm tăng áp cơ

  • Có 1 con rơ-le và bình tích áp được chế tạo sẵn, không phải lắp thêm.
  • Máy vận hành cực kỳ êm ái, ổn định với áp lực nước được tăng lên khi mở phần lưỡi gà của máy.
  • Chúng có thiết kế nhỏ gọn, tiện dùng và đặc biệt là thích hợp sử dụng cho mọi điều kiện gia đình.
  • Đa dạng chủng loại, phổ biến trên thị trường.
  • Hạn chế có nhiều tiếng ồn khi sử dụng nên đôi khi khiến người tiêu dùng khó chịu.

b) Máy bơm tăng áp điện tử

  • Sử dụng bộ điều khiển từ các board mạch điện tử, hoạt động và kiểm soát hoàn toàn tự động.
  • Với thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng và có được độ chính xác rất cao.
  • Trong quá trình sử dụng, máy phun sương điện tử chạy rất êm, không gây ồn ảnh hưởng đến xung quanh, có độ bền cao.

c) Máy bơm tăng áp có hệ thống biến tần

  • Có thể thay đổi dòng điện, bật tắt cũng như tự động điều chỉnh số vòng quay của trục bơm để đáp ứng nhu cầu dùng nước.
  • Giúp tiết kiệm 60% điện năng tiêu thụ so với các loại máy bơm tăng áp thông thường.
  • Khi sử dụng không gây ồn, mức độ run nhẹ.
  • Tuổi thọ cao và độ bền, hoạt động khỏe. 

5) Cách lắp đặt máy bơm tăng áp

Các bước trong quy trình lắp đặt thiết bị máy bơm tăng áp bao gồm:

  • Bước 1: Lựa chọn địa điểm phù hợp để đặt máy bơm. Bạn nên lưu ý lựa chọn vị trí bằng phẳng để đảm bảo máy bơm có thể đứng vững và vận hành tốt trong suốt quá trình làm việc. Người dùng có thể kiểm tra thiết bị đã được đặt vững hay chưa để có những biện pháp khắc phục hiệu quả.
  • Bước 2: Lắp đặt, kết nối nguồn nước với đầu hút nước và đầu đẩy nước của máy bơm tăng áp. Bạn nên lưu ý sử dụng đường ống dẫn có độ chắc chắn cao, đồng thời nên kiểm tra kỹ lưỡng mối liên kết để đảm bảo nước không bị rò rỉ trong quá trình làm việc. 
  • Bước 3: Bật công tắc nguồn để máy bơm tăng áp lực bắt đầu hoạt động. Bạn lưu ý nên có sự kiểm tra và theo dõi trong khoảng thời gian đầu máy vận hành để đảm bảo sự an toàn và ổn định. Sau khi đã chắc chắn về hiệu quả và công suất của máy, bạn có thể yên tâm để máy hoạt động. 

Theo các chuyên gia cũng như theo khuyến nghị của nhà sản xuất, người tiêu dùng nên bật chế độ hoạt động tự ngắt điện. Điều này là nhằm hạn chế tối đa việc xuất hiện các vấn đề nguy hiểm liên quan đến điện như cháy nổ, chập mạch,...

Để sử dụng hiệu quả bơm tăng áp cần lưu ý:

  • Đặt máy ở nơi Khô ráo, có mái che khi hoạt động ở ngoài trời.
  • Bảo dưỡng máy thường xuyên, theo dõi máy tránh để hoạt động khi không có nước nhanh mòn phớt, trục bơm gây rỉ nước buồng bơm.
  • Không sử dụng máy với nguồn nước nóng trên 45⁰C, nguồn nước có chất thải, cặn bã.
  • Khi lắp máy bơm, để đạt được hiệu quả đẩy nước tốt nhất nên lắp gần nguồn nước.

6) Bảng giá máy bơm tăng áp

Bảng giá máy bơm tăng áp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công suất, loại bơm, hãng sản xuất, số lượng mua sỉ và lẻ,... Dưới đây là bảng giá bơm tăng áp trung bình trên toàn quốc, mời khách hàng tham khảo. Để nhận báo giá chi tiết và chính xác, mời liên hệ tới hotline 0968140191.

Bảng giá máy bơm tăng áp bán chạy nhất:

  • Giá máy bơm tăng áp Rheken JLM90-1500A: từ 2.700.000 - 3.650.000 đ
  • Giá máy bơm tăng áp công nghiệp Inter CM 32-160A: từ 4.750.000 - 5.800.000 đ
  • Giá máy bơm tăng áp Giếng Nhật JLM: từ 1.000.000 - 1.570.000 đ
  • Giá máy bơm tăng áp Panasonic GA-125FAK: từ 1.500.000 - 2.750.000 đ
  • Giá máy bơm nước tăng áp ly tâm Zento ZT-RS15/9 Green: từ 520.000 - 850.000 đ
  • Giá máy bơm nước tăng áp Panasonic A130JAK: từ 1.250.000 - 1.750.000 đ
  • Giá máy bơm nước tăng áp Kangaroo KG 180Z 180W: từ 650.000 - 1.230.000 đ
  • Giá máy bơm nước tăng áp Panasonic A-130JACK: từ 1.300.000 - 1.880.000 đ
  • Giá máy bơm tăng áp điện tử GA-125FAK: từ 1.560.000 - 2.150.000 đ
  • Giá máy bơm tăng áp gia đình Panasonic A-200JAK: từ 1.440.000 - 1.950.000 đ
  • Giá máy bơm tăng áp biến tần Rheken WZB 35-400I: từ 3.000.000 - 4.200.000 đ
  • Giá máy bơm tăng áp Shirai JLM 60-200A: từ 1.450.000 - 3.450.000 đ
  • Giá máy bơm tăng áp Hanil PH-405A: từ 4.110.000 - 5.200.000 đ

Mời quý khách tiếp tục xem thêm những thông tin quan trọng của các dòng bơm tăng áp khác bên dưới đây. Mọi thông tin và tư vấn xin vui lòng liên hệ theo hotline của Minhmotor 090.146.0163.

Hiển thị 1 - 14 trong 14 sản phẩm