Động cơ biến tần hay còn gọi là motor biến tần là 1 loại motor điện 3 pha có khả năng thay đổi tốc độ theo sự biến đổi tần số. Sau đây là những thông tin quan trong của sản phẩm này.
Nội dung
1) Ứng dụng động cơ biến tần
Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của động cơ biến tần:
- Được sử dụng trong các hệ thống tự động hóa công nghiệp như dây chuyền sản xuất, máy gia công và robot.
- Được dùng trong các hệ thống bơm và quạt để điều chỉnh lưu lượng và áp suất.
- Trong các hệ thống điều hòa không khí, động cơ biến tần được sử dụng để điều khiển quạt và máy nén.
- Động cơ biến tần cũng được sử dụng trong các ứng dụng nâng hạ như cầu trục, thang máy và băng chuyền nâng hạ.
- Một số xe điện sử dụng động cơ biến tần để điều khiển động cơ điện. Biến tần giúp điều chỉnh tốc độ và mô-men xoắn động cơ
2) Ưu điểm động cơ biến tần
Động cơ biến tần có nhiều ưu điểm quan trọng so với các loại động cơ truyền thống. Dưới đây là một số ưu điểm chính của động cơ biến tần:
- Giúp tiết kiệm năng lượng và giảm mức tiêu thụ điện.
- Cho phép điều chỉnh tốc độ động cơ một cách chính xác và linh hoạt.
- Động cơ biến tần cung cấp khả năng khởi động mềm, tức là khởi động động cơ dần dần thay vì một cách đột ngột. Điều này giảm điểm cao áp và tải trọng khởi động, từ đó kéo dài tuổi thọ của hệ thống và giảm stress cơ học.
- Động cơ biến tần cho phép điều khiển chính xác và đáp ứng nhanh chóng đối với yêu cầu thay đổi tải
- Giảm tác động điện từ lên hệ thống điện, giúp cải thiện độ ổn định và chất lượng điện.
- Bảo vệ động cơ
3) Cấu tạo động cơ biến tần
Cấu tạo motor công nghiệp biến tần bao gồm những bộ phận như:
- Phần dây đồng chất lượng cao hơn và chịu nhiệt hơn motor thường vì khi tần số giảm đi, ruột động cơ sẽ nóng.
- Có quạt cưỡng bức phía sau đuôi động cơ. Chiếc quạt làm mát này tạo ra nhiều gió hơn cánh quạt của động cơ thường.
- Rotor và stator bằng tôn silic xanh cán nguội cao cấp
- Mạch biến tần: Đây là phần chịu trách nhiệm biến đổi nguồn điện đầu vào từ nguồn điện xoay chiều (AC) thành một nguồn điện có tần số và điện áp có thể điều chỉnh. Mạch biến tần bao gồm các thành phần điện tử như transistor hoặc thyristor để điều chỉnh tần số và điện áp đầu ra.
- Bộ điều khiển: Bộ điều khiển là trung tâm của động cơ điện biến tần, nơi các tín hiệu và thông số được xử lý và điều chỉnh.
- Bộ cung cấp nguồn: Động cơ điện biến tần yêu cầu một nguồn điện nguồn để cung cấp năng lượng cho mạch biến tần và bộ điều khiển.
- Bộ bảo vệ : Bộ bảo vệ được sử dụng để giám sát và bảo vệ động cơ khỏi các tình huống nguy hiểm như quá tải, quá dòng, quá áp, quá nhiệt và ngắn mạch. Nó bao gồm các thiết bị bảo vệ như cầu chì, relay nhiệt, cảm biến quá tải và các chế độ bảo vệ phần mềm trong bộ điều khiển.
- Động cơ: Động cơ là phần chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ học. Động cơ này được kết nối với mạch biến tần thông qua các dây cáp và được điều khiển bởi bộ điều khiển để đạt được tốc độ và công suất mong muốn.
4) Thông số kỹ thuật động cơ biến tần 3 pha
Cột 1 thứ tự, cột 2 mã hàng, cột 3 công suất, cột 4 là dòng ampe cột 5 là lực momen xoắn ở đầu trục.
5) Phân loại động cơ biến tần kết hợp với hộp giảm tốc
- Quý khách có thể tùy chọn tần số 50 hoặc 60Hz cho motor biến tần kết hợp hộp giảm tốc khi mua hàng.
- Ngoài các động cơ điện công nghệ Úc nhập khẩu, chúng tôi có một số hàng Nhật (Japan) mời quý khách tới xưởng xem sản phẩm
a) Động cơ điện biến tần YVP YVF
Động cơ điện biến tần YVP YVF hay motor biến đổi tần số 5-100 hz. Đặc điểm là tần số thay đổi dưới 50Hz, tốc độ động cơ sẽ giảm theo.
Dưới đây là hình ảnh motor biến tần YVP YVF mặt bích
b) Motor biến tần YVP YVF gắn giảm tốc Cyclo XWD
Motor biến tần YVP YVF điều chỉnh tốc độ bằng tần số, gắn giảm tốc Cyclo XWD để tăng momen xoắn, giảm tốc độ đầu ra rất chậm.
c) Động cơ điện biến tần YVP YVF gắn giảm tốc Cyclo mặt bích XL
Motor biến tần YVP YVF thường gắn hộp giảm tốc Cyclo mặt bích, phù hợp với các ứng dụng cần tải nặng.
d) Motor biến tần YVP YVF gắn giảm tốc K trục cốt dương
Động cơ biến tần YVP YVF gắn hộp giảm tốc K chuyên dùng cho các ứng dụng kéo tải nặng.
e) Động cơ điện biến tần YVP YVF gắn giảm tốc K trục cốt âm
f) Motor biến Tần YVP YVF gắn giảm tốc GHM
6) Tốc độ động cơ biến tần YVP kw hp
Tốc độ motor thay đổi trong khoảng sau
- Tần số 50hz, tốc độ trục ra là: 1400 - 1500 vòng phút
- Tần số 45hz, tốc độ trục ra là: 1350 vòng phút
- Tần số 35hz, tốc độ trục ra là: 1050 vòng phút
- Tần số 30hz, tốc độ trục ra là: 900 vòng phút
- Tần số 25hz, tốc độ trục ra là: 750 vòng phút
- Tần số 20hz, tốc độ trục ra là: 600 vòng phút
Video thực tế chi tiết motor biến tần YVP
Xem thêm các loại động cơ điện Động Cơ Điện khác tại đây