Motor giảm tốc chân đế còn gọi là động cơ giảm tốc chân đế. Đây là motor có cấu tạo gồm động cơ điện kèm hộp số bánh răng, phía dưới hộp số bánh răng có chân đúc liền. Phần chân này để động cơ bắt chặt vào bề mặt cỗ máy hoặc mặt đất. Sau đây là những thông tin quan trọng của sản phẩm này.
Sau đây là những thông tin quan trọng về motor chân đế:
Nội dung
1) Ứng dụng motor giảm tốc chân đế
Motor giảm tốc chân đế được sử dụng trong nhiều ứng dụng công nghiệp khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của motor giảm tốc chân đế:
- Máy móc công nghiệp: máy nghiền, máy cắt, máy ép, máy đóng gói, máy kéo, máy trộn và các loại máy móc khác
- Máy công cụ: máy tiện, máy phay, máy khoan, máy mài và máy hàn
- Băng chuyền và máy tải trong các ngành công nghiệp vận chuyển và logistics.
- Thiết bị nông nghiệp: máy cắt cỏ, máy cày, máy gặt, máy tưới
- Ứng dụng động cơ điện tử: robot công nghiệp, tự động hóa và hệ thống cơ khí chính xác.
2) Ưu điểm motor giảm tốc chân đế
Motor giảm tốc chân đế được sử dụng rất phổ biến hiện nay vì có những ưu điểm sau:
- Giá rẻ nhất, nhiều chủng loại nhất để lựa chọn kích thước đường kính trục
- Lắp đặt dễ nhất, chống rung tốt nhất và an toàn nhất
- Dễ bảo trì hơn các loại giảm tốc mặt bích
- Có nhiều hãng sản xuất nhất, dễ thay thế
- Tiết kiệm năng lượng và giảm tổn thất nhiệt trong quá trình truyền động.
- Khả năng chịu tải cao, cho phép nó hoạt động hiệu quả trong các ứng dụng có tải nặng
- Motor giảm tốc chân đế được chế tạo từ vật liệu chất lượng cao và sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, điều này giúp nâng cao tuổi thọ của motor
3) Cấu tạo motor giảm tốc chân đế
Cấu tạo Motor Giảm Tốc Chân Đế gồm các bộ phận quan trọng nhất là bánh răng chịu tải, trục động cơ, phốt chịu nhiệt của Đức, và vòng bi bạc đạn.
Cần thêm mỡ làm mát bôi trơn của Nhật cho vào trong hộp số mới đủ linh kiện trong ảnh trên.
Dưới đây 4 kiểu cấu tạo quan trọng nhất của động cơ giảm tốc chân đế:
- Kiểu K răng côn xoắn ốc trục ra vuông góc
- Kiểu R trục ra thẳng bánh răng nghiêng
- Kiểu S trục vít kết hợp bánh răng nghiêng
- Kiểu F là trục vào song song với trục ra
4) Phân loại động cơ giảm tốc chân đế
Motor chân đế được phân loại theo kiểu dáng và các cách lắp đặt sau:
a) Motor giảm tốc chân đế trục thẳng GH điện 3 pha 380V
Các công suất phổ biến từ 0.4kw 0.5Hp - 7.5Kw 10Hp
b) Motor giảm tốc chân đế GHC điện 220v 1 pha
Động cơ giảm tốc chân đế điện 1 pha 220v có công suất thông dụng từ 0.4kw 0.5Hp - 2.2Kw, ví dụ chọn tỷ số truyền 20, tốc độ đầu ra 70 - 75 vòng phút
c) Động cơ giảm tốc chân đế GHM trục thẳng
Động cơ giảm tốc chân đế trục thẳng GHM có tốc độ phổ biến từ: 467 - 23 vòng/phút
d) Motor hộp số giảm tốc chân đế tải nặng R
Sau đây là ví dụ motor hộp số chân đế tải nặng R 4kw 3.7kw 5.5HP có bản vẽ kỹ thuật như sau:
e) Động cơ giảm tốc chân đế tải nặng K
Sau đây là ví dụ tư liệu kỹ thuật motor giảm tốc chân đế 7.5kw 10hp tải nặng K
5) Cách lắp đặt động cơ giảm tốc chân đế
Motor Giảm Tốc Chân Đế có 8 kiểu như sau khi lắp đặt tải trung, tải nhẹ
Motor Giảm Tốc Chân Đế có 6 cách thiết kế như sau khi gắn vào tải nặng, việc đòi hỏi momen lớn, trọng tải nhiều tấn
Motor chân đế loại tải nặng thì có những hướng lắp đặt sử dụng như hình 1,2,3. Có thể sử dụng cốt âm hoặc cốt dương tùy vào mục đích sử dụng.
6) Tốc độ của motor hộp số giảm tốc chân đế
Tỷ số truyền động cơ hộp số giảm tốc chân đế có thể giảm được từ 3 đến 100 lần
- Cốt ra quay : 280 - 300 vòng/phút, nghĩa là ratio tỉ số truyền = 5 còn gọi là 1/5
- Trục ra 140 - 150 vòng/phút, nghĩa là ratio tỉ số truyền = 10 còn gọi là 1/10
- Trục ra 93 - 100 vòng/phút, nghĩa là ratio tỉ số truyền = 15 còn gọi là 1/15
- Trục ra 70 - 75 vòng/phút, nghĩa là ratio tỉ số truyền = 20 còn gọi là 1/20
- Trục ra 56 - 60 vòng/phút, nghĩa là ratio tỉ số truyền = 25 còn gọi là 1/25
- Trục ra 46.7 - 50 vòng/phút, nghĩa là ratio tỉ số truyền = 30 còn gọi là 1/30
- Trục ra 35 - 37.5 vòng/phút, nghĩa là ratio tỉ số truyền = 40 còn gọi là 1/40
- Trục ra 28 - 30 vòng/phút, nghĩa là ratio tỉ số truyền = 50 còn gọi là 1/50
- Trục ra 23.3 - 25 vòng/phút, nghĩa là ratio tỉ số truyền = 60 còn gọi là 1/60
- Trục ra 17.5 - 18.75 vòng/phút, nghĩa là ratio tỉ số truyền = 80 còn gọi là 1/80
- Trục ra 14 - 15 vòng/phút, nghĩa là ratio tỉ số truyền = 100 còn gọi là 1/100
Video các loại giảm tốc chân đế
Để được tư vấn chi tiết nhất và chọn cho mình sản phẩm phù hợp giúp tiết kiệm chi phí và tiền điện mời quý khách gọi đến hotline trên màn hình hoặc xem thêm các loại motor giảm tốc 3 pha, giảm tốc 1 pha khác tại các link dưới đây: