098 164 5020Miền Nam
097 5897066Miền Bắc
Bộ lọc sản phẩm

Motor Rung

3.073 reviews

Motor rung còn gọi là đầm rung hay động cơ rung ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, sản xuất, khai khoáng,...Dưới đây là những thông tin chi tiết về motor rung.

1) Motor rung là thiết bị gì? 

Motor rung là thiết bị cơ điện sử dụng điện năng để chuyển hóa thành cơ năng dưới dạng rung hoặc lắc theo nhịp. Thiết bị này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp sản xuất, công nghiệp khai khoáng, trong chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm,...

Thiết bị motor rung được thiết kế với đa dạng các chất liệu và kích thước khác nhau. Hình dáng thiết kế của motor luôn đảm bảo có thể giúp đảm bảo tác động đến tận lớp bên dưới cùng của các khối vật liệu, nguyên liệu,... Công suất của thiết bị cũng rất đa dạng, đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của đông đảo các khách hàng.

2) Ứng dụng motor rung

Motor rung là thiết bị cơ điện được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ứng dụng điển hình của thiết bị này để khách hàng có thể tham khảo bao gồm:

  • Motor sàng rung giúp khai thác khoáng sản, gỗ, mùn cưa, vỏ cây, sản xuất thuốc
  • Tạo khuân vỏ gạch, nén chặt cát, thủy tinh, sỏi tạo ra viên gạch chắc
  • Chế tạo máy đầm rung sàng thóc, đãi gạo, lọc hạt điều, tiêu mè,
  • Búa đầm rung dầm lên đất đá cát trên mặt nền bê tông xi măng.
  • Ứng dụng trong sản xuất các loại máy phá đá được sử dụng phổ biến trong công nghiệp khai khoáng.
  • Ứng dụng trong hệ thống nén và đóng gói của dây chuyền công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm,...
  • Ứng dụng trong sản xuất ghế massage đang được sử dụng phổ biến trong chăm sóc sức khỏe của con người.
  • Các motor rung có kích thước nhỏ được sử dụng như một linh kiện nhỏ trong điện thoại, các thiết bị thông báo rung trong quán cafe,...
  • Sử dụng trong nhiều thiết bị, máy móc y tế khác,... 

3) Ưu điểm của thiết bị motor rung

Những ưu điểm nổi bật của sản phẩm motor rung bao gồm:

  • Được thiết kế từ đa dạng các chất liệu, khách hàng có thể thoải mái để lựa chọn.
  • Đa dạng các kích thước và công suất hoạt động khác nhau, đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của khách hàng.
  • Có tính ứng dụng cao, sử dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, khai khoáng, chế tạo thiết bị điện tử khác,...
  • Hoạt động độc lập, mạnh mẽ và ít có hư hỏng.
  • Giúp tiết kiệm thời gian và công sức của con người.
  • Cấu tạo của motor đơn giản, khách hàng có thể dễ dàng lắp đặt, kiểm tra và bảo trì.
  • Đa dạng các phân khúc giá thành, phù hợp với điều kiện kinh tế của người sử dụng. 

4) Nhược điểm của thiết bị motor rung

Một số nhược điểm của thiết bị motor rung trong quá trình hoạt động cụ thể như sau:

  • Motor rung tạo nên độ rung, lắc trong quá trình sử dụng, do đó gây hạn chế nhất định cho người trực tiếp cầm, nắm thiết bị. 
  • Trong sử dụng khi làm phẳng bề mặt, người sử dụng cần lưu ý tuân thủ các nguyên tắc để đảm bảo xây dựng lớp nền vững chắc.

5) Cấu tạo motor rung 

Cấu tạo motor rung gồm các bộ phận quan trọng như sau:

  • Búa rung quả vang: là bộ phận truyền lực trực tiếp độ rung đến các vật tải khác ở đầu ra.
  • Rotor + Stator: là bộ phận giúp cung cấp năng lượng là điện năng cho hoạt động của motor rung. 
  • Vỏ motor: thường được làm từ chất liệu thép hoặc sắt, được sơn một lớp sơn tĩnh điện đem đến hiệu quả cách nhiệt. Đây là bộ phận giúp bảo vệ các linh kiện bên trong của motor, hạn chế sự tác động của các tác nhân bên ngoài.
  • Chân đế: được làm từ chất liệu nhựa PP cứng cáp, giúp thiết bị đứng vững trên mọi địa hình.
  • Domino
  • Vòng bi bạc đạn
  • Bộ phận khác: dây đồng, chổi than, cầu điện, ốc chỉnh lực rung, vòng thép,...

Cấu tạo motor rung 3 pha 380V

Xem chi tiết thông tin về motor rung tại video:

6) Nguyên lý hoạt động của motor rung 

Như đúng tên gọi của mình, motor rung hoạt động dựa trên nguyên lý biến điện năng thành động năng ở dạng rung. Tùy theo cấu tạo mà tần suất rung lắc của motor sẽ là khác nhau. Bạn có thể hình dung về nguyên lý hoạt động motor rung thông qua quy trình vận hành cụ thể của thiết bị này ngay dưới đây:

  • Khi nguồn điện được kết nối với thiết bị, bộ phận stato sẽ bắt đầu hoạt động quay quanh trục roto. Từ đó, giúp tạo nên điện trường, cung cấp năng lượng cho các bộ phận khác hoạt động.
  • Từ trường tạo nên lực tác động đối với các cuộn dây đồng nối với chổi than, domino,... và tạo nên các chuyển động rung hoặc lắc.
  • Lực rung hoặc lắc này sẽ được truyền đến cho bộ phận búa rung quả vang và truyền đến cho những thiết bị ở bị mặt ở đầu ra. 
  • Lực rung, lắc sẽ giúp làm phẳng bề mặt bê-tông, hoặc giúp sàng lọc các loại nông sản, giúp phá vỡ cấu hình của đá,...

7) Phân loại motor rung

Hiện nay trên thị trường có rất đa dạng các sản phẩm motor rung khác nhau nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng. Dưới đây là một số phân loại phổ biến của thiết bị này và tính ứng dụng tương ứng để khách hàng tham khảo và lựa chọn phù hợp.

a) Phân loại dựa trên số lượng cực của motor rung

Từ tiêu chí này, motor rung có thể chia thành 03 nhóm cụ thể:

  • Motor rung 02 cực chạy theo số vòng tua là 3000prm: thiết bị này có độ rung tương đối nhẹ. Motor phù hợp để ứng dụng trong hệ thống sàng nhằm làm sạch, loại bỏ bụi bẩn hoặc làm mịn bột,..
  • Motor rung 04 cực chạy theo số vòng tua là 1500prm: có độ rung ở mức vừa phải. Thiết bị được ứng dụng trong sàng lọc các vật có độ nặng hơn, hoặc trong đầm bê-tông, làm phẳng bề mặt. 
  • Motor rung 06 cực chạy theo số vòng tua là 1000prm: có độ rung lớn và mạnh nên được ứng dụng phổ biến trong sản xuất bê-tông, đầm đá, khai thác mỏ,...

b) Phân loại dựa trên tiêu chuẩn độ rung của motor rung

Dựa trên tiêu chí về tiêu chuẩn độ rung của motor rung, thiết bị có thể được thành 02 nhóm chính như sau:

  • Motor rung 03 pha 380V: có công suất rung mạnh, được ứng dụng trong khai mỏ, trong ngành công nghiệp sản xuất gạch ép, bê tông, công nghiệp pha hóa chất,...
  • Motor rung 01 pha 220V: có độ rung nhẹ hơn, ứng dụng chủ yếu trong sàng và làm sạch nông sản, làm mịn các loại bột hay tại bước đóng gói các loại thực phẩm,...

c) Phân loại dựa trên công suất hoạt động của motor rung

Dựa trên tiêu chí về công suất hoạt động của motor, thiết bị bao gồm các nhóm chính:

  • Motor rung mini: có công suất từ 2 - 10w, được sử dụng chủ yếu như một loại linh kiện trong điện thoại, trong các thiết bị rung,...
  • Motor rung công suất trung bình: dao động từ 0.2 - 1Kw, phù hợp để sử dụng trong đóng gói các thực phẩm, trong sàng lọc các vật nặng hoặc để đầm những miếng bê-tông có kích thước mỏng.
  • Motor rung công suất lớn từ 2.2Kw - 11Kw: tạo nên độ rung lắc lớn, có thể được sử dụng để khai khoáng, trong phá vỡ các bề mặt hoặc làm bằng phẳng đến lớp sâu dưới cùng của lớp bê-tông dày, tạo móng vững chắc. 

8) Bảng giá motor rung cập nhật mới nhất

Giá sản phẩm motor rung hiện đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ đông đảo các khách hàng có nhu cầu sử dụng. Dưới đây là bảng giá chi tiết của thiết bị, được cập nhật mới nhất để người dùng có thể tham khảo:

Dựa trên tiêu chí về tiêu chuẩn rung của motor, bảng giá sản phẩm cụ thể như sau:

  • Motor rung 01 pha: có mức giá dao động từ 1.200.000 - 3.000.000 VND
  • Motor rung 03 pha: có mức giá dao động trong khoảng từ 3.200.000 - 15.000.000 VND

Dựa trên tiêu chí về công suất hoạt động của motor rung, giá thành của sản phẩm mới nhất như sau:

  •  Motor rung công suất mini (từ 2w - 10w): có mức giá dao động trong khoảng từ 1.000.000 - 1.900.000 VND
  • Motor rung có công suất 30w: có mức giá dao động trong khoảng từ 1.300.000 - 2.500.000 VND
  • Motor rung công suất 0.5Kw: có bảng giá bán tại thị trường Việt Nam dao động trong khoảng từ 4.000.000  - 6.800.000 VND
  • Motor rung công suất 0.55Kw: có mức giá tham khảo trong khoảng từ 4.300.000  - 7.200.000 VND
  • Motor rung công suất 0.75Kw: có mức giá trong khoảng từ 8.000.000 - 11.000.000 VND
  • Motor rung công suất 1Kw: có mức giá dao động trong khoảng từ 8.500.000 - 12.000.000 VND
  • Motor rung công suất 3Kw: có bảng giá sản phẩm trong khoảng từ 9.000.000 - 13.000.000 VND

Dựa trên tiêu chí là thương hiệu sản xuất, bảng giá của thiết bị motor rung cụ thể như sau:

  • Motor rung đến từ thương hiệu BAHUMA (Ý): Tùy vào model và công suất, giá sản phẩm có thể dao động trong khoảng từ 2.300.000 - 25.000.000 VND
  • Motor rung thương hiệu ITALVIBRAS (Ý): có mức giá sản phẩm dao động từ 3.500.000 - 28.000.000 VND
  • Motor rung thương hiệu Deca Vibartion: giá thành sản phẩm dao động trong khoảng từ 3.000.000 - 45.000.000 VND
  • Motor rung thương hiệu OLI MVE: có mức giá hiện đang bán tại thị trường Việt Nam trong khoảng từ 2.230.000 - 22.000.000 VND
  • Motor rung thương hiệu ATA TO: có giá sản phẩm nằm trong khoảng từ 2.500.000 - 31.000.000 VND
Trên đây là những thông tin cơ bản về motor rung. Mời bạn đọc xem chi tiết các loại động cơ rung dùng phổ biến nhất tại Việt Nam dưới đây.
Hiển thị 1 - 24 trong 27 sản phẩm