Motor Trần Hưng Đạo còn gọi là Động Cơ Điện Trần Hưng Đạo hoặc động cơ Trần Hưng Đạo là một sản phẩm cơ điện nhiều người quan tâm. Sau đây là một số thông tin quan trọng nhất về động cơ Trần Hưng Đạo, giúp người sử dụng lựa chọn, lắp đặt, bảo trì.
Nội dung
1) Cấu tạo motor Trần Hưng Đạo 1 pha
Phần lớn các motor Trần Hưng Đạo trên thị trường đều là motor vỏ gang chân đế
Phía mặt trước động cơ gồm:
- Rãnh cavet
- Trục motor
- Nắp trước
- Chỗ bắt ốc để đóng mở motor
Phần thân động cơ gồm có:
- Nắp sampo bảo vệ cánh quạt
- Tụ đề dùng để khởi động
- Tụ ngậm giúp bù công suất khi điện yếu
- Hộp cực đấu điện
Ngoài ra quý khách có thể tham khảo cấu tạo động cơ Trần Hưng Đạo theo hình dưới đây:
2) Thông số kỹ thuật motor Trần Hưng Đạo
Motor Trần Hưng Đạo có số liệu kỹ thuật cụ thể như sau:
- Công suất được tính theo HP/KW, công suất phổ biến là: 1HP, 2HP, 3HP, 4HP
- Tốc độ: 1470 vòng/ phút 4 cực điện hoặc 2800 vòng/phút 2 cực điện
- Điện áp dân dụng 220V
- Cường độ dòng điện định mức thông dụng: 15A, 12A, 9A, 5A
- Tần số: 50hz
- Hệ số bảo vệ: IP55
- Cấp chịu nhiệt F, B, H
Tem kỹ thuật thiết kế như sau:
3) Ưu điểm motor Trần Hưng Đạo
- Giá rẻ, dễ lắp đặt.
- Vào thị trường từ sớm, trước năm 2014 nên được nhiều xã thôn biết tới.
- Sản phẩm được làm ra ở vùng ngoại thành nông thôn nên chi phí thành lập nhà máy ban đầu khá thấp.
- Không phải động cơ điện nhập khẩu nên hãng không bị đánh thuế nhập qua hải quan. Nhờ đó doanh nghiệp có thể chủ động tính toán thời gian hoàn thành đơn hàng nhanh hơn.
4) Phân loại Motor Trần Hưng Đạo
Động cơ Trần Hưng Đạo được phân loại bằng các phương pháp lắp đặt như sau:
a) Motor Trần Hưng Đạo liền hộp giảm tốc trục vít
Khi lắp với giảm tốc trục vít, có các trục ra cốt dương đường kính như sau: 17, 22, 28, 32, 38, 45, 55, 60, 65, 70, 90mm
Motor Trần Hưng Đạo có thể lắp đặt trục úp xuống hay ngửa lên trời đi qua khớp nối như sau:
b) Động cơ điện Trần Hưng Đạo gắn hộp số cycloid
Motor Trần Hưng Đạo gắn hộp giảm tốc cycloid bằng khớp nối 1 cấp.
Các kích cỡ đường kính trục ra: 25, 30, 35, 45, 55, 65, 70, 80, 90, 100, 130mm
c) Motor Trần Hưng Đạo giảm tốc trục thẳng
- Động cơ Trần Hưng Đạo nối với giảm tốc trục thẳng GHM để giảm tốc độ. Tốc độ trục là: 15, 20, 30, 40 hoặc 50 vòng/phút
- Các kích thước đường kính trục ra: 22, 28, 32, 40 hoặc 50mm
Khi quý khách cần trục ra có mặt bích để tiện úp xuống hay ngửa lên thì dùng hộp số mặt bích GVM dưới đây:
- Tỉ số truyền phổ biến trên thị trường hiện nay của motor Trần Hưng Đạo liền giảm tốc mặt bích là: 60, 50, 40, 30, 20, 10 và 5
d) Motor Trần Hưng Đạo lắp úp xuống
Quý khách có thể úp motor Trần Hưng Đạo xuống, gắn vào hộp giảm tốc trục vít. Hộp số có 4 lỗ bắt vít ở chân đế như sau. Phương pháp này giúp tiết kiệm diện tích lắp đặt.
- Các kích thước đường kính trục: 25, 30, 35, 40, 45, 60mm
e) Motor Trần Hưng Đạo có phanh
Thắng từ - phanh từ khiến động cơ dừng lập tức khi ngắt điện. Ví dụ: quý khách làm thang máy, nó sẽ dừng lại đúng tầng mà quý khách cần tới chứ không trượt sang lầu khác.
Động cơ Trần Hưng Đạo có phanh thường lắp với hộp số NMRV trục ra vuông góc. Các kích thước đường kính trục hay dùng: 14, 18, 25, 28, 35, 42, 45 hoặc 50mm.
e) Động cơ Trần Hưng Đạo mặt bích chỉnh tốc độ
Khi cần thay đổi tốc độ motor Trần Hưng Đạo, ta có thể gắn với hộp số điều tốc cơ. Hộp số này tạo ra tốc độ là: 10-50 vòng/phút hoặc 200-1000 vòng/phút,...
f) Động cơ Trần Hưng Đạo lắp đặt nhông xích
Cách lắp đặt động cơ Trần Hưng Đạo vô cùng linh động. Động cơ được gắn với hộp giảm tốc trục vít với hướng trục ra quay mọi phía tùy ý. Phía dưới đây là ảnh minh hoạ motor Trần Hưng Đạo gắn nhông xích:
5) Giá động cơ Trần Hưng Đạo
Giá motor Trần Hưng Đạo có thể thay đổi theo:
- Động cơ cũ hay mới
- Sự biến động giá đồng, thép
- Sự thay đổi của giá xăng, dầu
Một số loại motor chuyên dụng khác có thể thay thế Motor Trần Hưng Đạo, quý khách có thể tham khảo sản phẩm Motor Parma - hãng 35 năm kinh nghiệm với nhiều loại động cơ điện đặc chủng như sau: