098 164 5020Miền Nam
097 5897066Miền Bắc

Hướng Dẫn Kiểm Tra Sửa Chữa Motor 3 Pha

Viết bởi: Mai Nguyễn
Mai Nguyễn
04 thg 2 2024 15:32
Reviewed By: Vu Hong Phuc
Vu Hong Phuc
Vũ Hồng Phúc là người sáng lập minhmotor.com

Như một người bạn đồng hành cùng biết bao công trình, nhà xưởng, motor 3 pha là cỗ máy đắc lực mang lại hiệu quả đáng kể. Nhưng đôi khi, người bạn này cũng "trở chứng", khiến bạn lo lắng với những dấu hiệu như hư hỏng, hoạt động không ổn định. Điều này thật sự ảnh hưởng đến công việc, đúng không?

Đừng vội hoang mang! Bài viết "Kinh Nghiệm Sử Dụng Motor 3 Pha - Cách Kiểm Tra Sửa Chữa Động Cơ Điện 3 Pha" sẽ trở thành "thợ máy" tận tâm, giúp bạn kiểm tra và sửa chữa motor 3 pha hiệu quả. Bạn sẽ không còn phải loay hoay tự tìm hiểu, bởi những kinh nghiệm quý báu được đúc kết trong bài viết sẽ trang bị cho bạn kiến thức thực tế về:

  • Nhận biết các dấu hiệu hư hỏng của motor 3 pha ngay từ giai đoạn đầu.
  • Tự mình kiểm tra tình trạng của motor bằng những phương pháp đơn giản, dễ hiểu.
  • Áp dụng các kỹ thuật sửa chữa phù hợp với từng vấn đề, tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Thực hiện bảo trì đúng cách để kéo dài tuổi thọ cho motor 3 pha, tránh những hư hỏng đáng tiếc.

Hãy nhớ, motor 3 pha cũng giống như những người bạn đồng hành khác, cần được quan tâm và chăm sóc đúng cách. Với "Kinh Nghiệm Sử Dụng Motor 3 Pha", bạn sẽ trở thành "chuyên gia" chăm sóc cho người bạn đắc lực này, đảm bảo công việc luôn diễn ra trôi chảy, hiệu quả.

Còn chần chờ gì nữa? Bắt đầu hành trình chinh phục những kiến thức về motor 3 pha ngay thôi nào!

Kiểm tra sửa chữa motor 3 pha

Mức độ quan trọng của việc kiểm tra sửa chữa một động cơ 3Φ phụ thuộc vào ứng dụng motor. Nếu motor được sử dụng  trong một ứng dụng cần thiết để hoạt động sản xuất, thì việc kiểm tra thường được giới hạn trong việc kiểm tra điện áp tại motor. Nếu điện áp toàn tải là đúng, thì motor được xem như có vấn đề. Nếu nó không rất lớn, thì motor thường được thay thế vào lúc này để việc sản xuất có thể được hoạt động trở lại. Nếu thời gian không phải là một yếu tố quan trọng thì các kiểm tra có thể được thực hiện hơn nữa để xác định chính xác vấn đề. Để kiểm tra sửa chữa một motor ba pha, áp dụng các bước dưới đây:

Kiểm tra sửa chữa motor 3 pha

  1. Sử dụng một vôn kế, đo điện áp tại các đầu cực của motor. Nếu điện áp hiện diện và có mức điện áp đúng tại tất cả ba pha, thì motor phải được kiểm tra. Nếu điện áp không hiện diện lên tất cả ba pha, thì nguồn điện phải được kiểm tra.
  2. Nếu điện áp hiện diện nhưng motor không hoạt động, bật cần công tắc an toàn hoặc bộ khởi động sang vị trí TẮT (OFF). Khóa tụ điện và treo nhãn cảnh báo khóa cơ cấu khởi động theo quy định của công ty.
  3. Tháo motor ra khỏi tải
  4. Sau khi tải được tháo ra, bật nguồn và thử khởi động lại motor. Nếu motor khởi động, thì kiểm tra tải.
  5. Nếu motor không khởi động, thì tắt và khóa nguồn.
  6. Dùng một ôm kế, kiểm tra các cuộn dây của motor xem có bị hở mạch hoặc bị ngắn mạch không. Đo lấy giá trị điện hở tại cuộn dây T1-T4. Cuộn dây này phải có một giá trị điện trở. Nếu giá trị bằng 0, thì cuộn dây bị ngắn mạch. Nếu giá trị đọc là vô cùng, thì cuộn dây bị hở. Bởi vì cuộn dây quấn motor chỉ là cuộn dây điện, nên giá trị điện trở thấp. Tuy nhiên, có một giá trị điện trở trên một cuộn dây quấn tốt. motor càng lớn hơn, thì giá trị điện trở càng nhỏ hơn.

Sau khi điện trở của một cuộn dây được biết, thì áp dụng các định luật cơ bản của điện nối tiếp và song song. Khi đo điện trở của hai cuộn dây mắc nối tiếp, thì tổng trở bằng hai lần điện trở của một cuộn dây. Khi đo hình điện trở trong hai cuộn dây mắc song song, thì tổng trở bằng một nửa điện trở của một cuộn dây.

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA SỬA CHỮA MOTOR 3 PHA

Vấn đề

Nguyên nhân có thể

Hoạt động khắc phục

Motor không khởi động

motor không khởi động

Các nối kết motor sai

Hầu hết các motor 3Φ là loại có hai cấp điện áp. Kiểm tra để có các nối kết motor dùng.   

Đứt cầu chì hoặc nở CB

Kiểm tra thiết bị bảo vệ quá dòng. Nếu như điện áp hiện diện tại đầu vào, nhưng không hiện diện đầu ra của thiết bị bảo vệ quá dòng, thì cầu chì bị đứt hoặc CB bị hở. Kiểm tra giá trị định mức của thiết bị bảo vệ quá dòng. Quá tải ít nhất 125% của dòng đẩy tải motor.

Quá tải trên bộ khởi động motor bị nhảy

Để cho các bộ quá tải mát xuống. Cài đặt trở lại quá tải. Nếu như cài đặt trở lại quá tải không khởi động motor, thì kiểm tra bộ khởi động.

Điện áp thấp hoặc không có điện áp đến motor.

Kiểm tra điện áp tại các đầu cực của motor. Điện áp phải hiện diện và nằm trong phạm vi 10% của điện áp trên bảng lý lịch của motor. Nếu điện áp hiện diện tại motor nhưng motor không hoạt động, thì tháo motor ra khỏi tải mà motor đang kéo. Đưa nguồn điện trở lại motor. Nếu motor chạy, thì vấn đề là ở tải. Nếu motor không chạy thì vấn đề là ở motor. Thay thế hoặc sửa chữa motor.

Hở mạch điều khiển giữa nguồn điện đến của motor.

Kiểm tra độ sạch sẽ, độ bắt chặt, và các chỗ nứt vỡ. Sử dụng một vôn kế để kiểm tra mạch khởi động với dòng điện đến và đi đến các đầu cực của motor. Thường điện áp ngừng lại tại nơi xảy ra hư hỏng.

 

Cầu chì, CB, hoặc các bộ quá tải nhà trở lại sau khi sửa chữa.

Cầu chì, CB, hoặc các bộ quá tải nhà trở lại sau khi sửa chữa.

Nguồn điện không đưa vào tất cả ba giây.

Đo điện áp tại từng dây nguồn. Sửa chữa khắc phục bất kỳ vấn đề nào xảy ra với nguồn cung cấp.

Đứt cầu chì hoặc hở CB

Kiểm tra thiết bị bảo vệ quá dòng. Nếu điện áp hiện diện tại điện đầu vào, nhưng không ở đầu ra của thiết bị bảo vệ quá dòng, thì cầu chì bị đứt hoặc CB bị hở. Kiểm tra giá trị định mức của thiết bị quá dòng. Nó phải ít nhất là 125% của dòng đẩy tải motor.

Quá tải trên bộ khởi động bị nhảy

Để cho bộ quá tải mát xuống. Cài đặt lại quá tải. Nếu việc cài đặt lại các bộ quá tải không khởi động motor, thì kiểm tra bộ khởi động.

Điện áp thấp không có hoặc đến motor

Kiểm tra điện áp tại các đầu cực của motor. Điện áp phải hiện diện và nằm trong phạm vi 10% của điện áp trên bảng lý lịch của motor. Nếu điện áp hiện diện tại motor, nhưng motor không hoạt động, thì tháo motor ra khỏi tải và motor đang kéo. Đưa nguồn điện trở lại motor. Nếu motor chạy, thì vấn đề là ở tải. Nếu motor không chạy, thì vấn đề là ở motor. Thay thế hoặc sửa chữa motor.

Hở mạch điều khiển giữa điện đến và motor

Kiểm tra độ sạch sẽ, bắt chặt, và các chỗ nứt vỡ. Dùng một vôn kế để kiểm tra mạch khởi động với nguồn điện đến và đi đến các đầu cực của motor. Thường thì điện áp dừng lại tại chỗ xảy ra hư hỏng.

Trục motor không quay

Tháo motor ra khỏi tải. Nếu trục motor vẫn không quay, thì bạc đạn bị kẹt cứng. Thay thế hoặc sửa chữa motor.

Motor quá nóng

motor quá nóng

Motor mất pha

Kiểm tra từng dây nguồn 3Φ để có điện áp đúng.

Thông gió không đúng

Làm sạch tất cả các chỗ thông gió. Hút chân không hoặc thổi chất dơ ra khỏi motor bằng cách dùng  không khí nén áp suất thấp và khô.

Motor bị quá tải

Kiểm tra tải bị kẹt. Kiểm tra độ thẳng hàng của mục. Đo dòng motor dưới các điều kiện hoạt động. Nếu dòng điện vượt trên giá trị dòng điện quy định thì tháo motor. Đo lại dòng điện dưới các điều kiện không tải. Nếu dòng điện vượt mức khi có tải nhưng không vượt khi không tải, thì kiểm tra tải. Nếu motor sử dụng dòng điện quá mức khi được ngắt, thì thay thế hoặc sửa chữa motor.

Motor mất pha là gì? Giải thích hiện tượng motor mất pha

Khi một trong ba dây điện 3ɸ dẫn đến một motor điện 3ɸ không còn phân phối điện áp đến mô tơ, thì mô tơ sẽ mất một pha. Mất một pha là hoạt động của mô tơ được thiết kế để hoạt động trên ba pha chỉ còn hai pha do một pha bị mất. Đó là tình trạng lớn nhất của sự không cân bằng điện áp. Mất pha xảy ra khi một pha bị hở hoặc ở trên nguồn sơ cấp hoặc thứ cấp của hệ thống phân phối điện. Điều này có thể xảy ra khi một cầu chì bị đứt có một lỗi về cơ khí trong thiết bị đóng ngắt, hoặc do sét phá hủy một trong các đường dây.

Một mô tơ 3ɸ chạy trên 2ɸ sẽ tiếp tục chạy trong hầu hết các ứng dụng. Vì thế, sự mất pha có thể đi đến chỗ không nhận biết được trên hầu hết các hệ thống trong một thời gian đủ dài làm cháy mô tơ. Khi sự mất pha xảy ra, thì mô tơ sẽ sử dụng tất cả dòng điện của nó từ hai dây nguồn.

Đo điện áp tại mô tơ thường sẽ không biết được tình trạng bị mất pha. Cuộn dây hở trong mô tơ phát ra một điện áp hầu như bằng với điện áp pha bị mất. Trong trường hợp này, cuộn dây hở hoạt động như cuộn thứ cấp của một máy biến áp, và hai cuộn dây được bắt vào nguồn hoạt động như cuộn sơ cấp.

Sự mất pha có thể được giảm bớt bằng cách dùng cầu chì hai phần tử có kích cỡ thích hợp và bằng cách dùng đúng loại kích cỡ phần tử nung nóng. Trong các mạch điện của mô tơ, hoặc các loại mạch điện khác mà trong đó tình trạng mất pha có thể không được phép tồn tại ngay cả với thời gian ngắn, một thiết bị điện tử nhận biết sự mất pha được sử dụng để biết được mất pha. Khi phát hiện một sự mất pha, thì bộ giám sát điện tử kích hoạt một bộ các tiếp điểm để nhả cuộn dây bộ khởi động.

Người sửa chữa có thể quan sát sự cháy đen trên một trong các cuộn dây 3ɸ, nó xảy ra khi một mô tơ bị hư khi mất pha.

Mất pha gây cháy và biến dạng nghiêm trọng đến 1 cuộn dây pha ( Nối tam giác )

Cuộn dây trải qua tình trạng mất pha sẽ cho thấy sự hư hỏng rõ ràng và nhanh chóng, bao gồm việc mất lớp cách điện của một cuộn dây.

Sự mất pha được phân biệt so với sự không cân bằng điện áp dựa vào mức độ nghiêm trọng của hư hỏng. Sự không cân bằng điện áp gây ít vết cháy đen hơn ( nhưng thường nhiều trên cuộn dây) và ít hoặc không có sự biến dạng. Mất pha gây cháy và biến dạng nghiêm trọng đối với cuộn dây một pha.

Một số công việc người chế tạo máy có thể dùng dư tải

Motor làm máy nghiền đá: đầu trục motor được nối với các quả văng (viên bi thép loại lớn) văng đập cho các viên đá vỡ ra; có những cục đá vừa lớn vừa chắc, nếu motor không đủ mạnh có thể sinh quá tải.

Motor làm máy cắt sắt cứng hoặc làm máy cưa các thớ gỗ rất dày.

Motor làm bơm nước cho các tòa nhà hàng cao hàng chục tầng.

Motor làm tời, kéo vật nặng theo phương thẳng đứng, VD làm thang máy chở hàng

Thông số cần lưu ý khi sửa chữa motor 3 pha

a. Dòng điện định mức I (A)

Mỗi motor 3 pha khi không tải có dòng ampe đo được khoảng 1/3 đến 1/2 số thực khi mang tải.

VD đạt 4 ampe lúc không tải nghĩa là khi tải đạt khoảng 12 ampe trở xuống.

Khi chạy không tải ampe đạt 30 đến 35 % của dòng định mức là được, đến 50% cũng được. Một số hãng đặc biệt lên đến 60 %. Nhưng nếu ampe đạt cao hơn số này là motor có vấn đề.

Khi chạy có tải ampe lên đến 95% dòng định mức. Số này nếu cao quá motor sẽ cháy, nếu thấp quá nghĩa là hao điện năng. VD với motor 1 HP dòng định mức là 2 ampe, chạy không tải là 0.47 ampe đến 0.78 là ổn. Khi có tải chạy khoảng 1.8-1.9 ampe là hợp lý, cao hơn 2 ampe có thể cháy, mà dưới 1.8 ampe thì phí công suất và hao điện năng

b. Hệ số cos

Hệ số cos càng tiến gần tới 1 (100%) nghĩa là động cơ làm việc hiệu quả hơn, không bị tổn hao điện năng.

c. Đấu sao và tam giác

Tùy vào công suất của động cơ để đấu điện khởi động phù hợp . Đối với động cơ có cos nhỏ thì dòng khởi động nhỏ nên ta chọn cách khởi động bằng tam giác.

Còn đối với động cơ lớn thì ta chọn cách khởi động bằng sao.

Nếu động cơ có công suất lớn khoảng trên 22 kW trở lên thì ta kết hợp khởi động sao-tam giác. khởi động ở chế độ sao rồi chạy ở chế độ tam giác. Khởi động mô tơ như vậy nhằm giảm dòng khởi động xuống.

d. Tần số Hz

Thông thường tại Việt Nam chúng ta dùng tần số lưới điện 50 Hz tuy vậy vẫn có những việc cần biến đổi tần số.

Motor biến tần có cánh quạt điện 1 pha lắp ở phía sau để làm mát cho motor. Với moto biến tần tốt, khi tần số thay đổi, chỉ có tốc độ thay đổi công suất không thay đổi.

Cánh quạt làm mát là vô cùng quan trọng vì nhiệt độ tăng tính dẫn điện giảm, từ thẩm yếu hơn bi có thể chảy mỡ, phớt chắn dầu có thể co dãn, lỏng, rời ra

VD với motor 7.5kW-4P, khi chuyển sang tần số 25 tốc độ giảm 1 nửa còn khoảng 700 vòng. 1 biến tần có thể dùng cho 1 hoặc vài motor , VD: biến tần dùng được cho motor 11 kW có thể dùng cho 2 chiếc motor 5.5 kW.

Tại sao motor biến tần ít được sử dụng vì VD 1 bộ biến tần cho động cơ 10HP giá khoảng 10 triệu đồng trong khi motor 10 HP- 4P giá chỉ từ 4 tới 7 triệu đồng. Do tốn kém nên mọi người vẫn dùng giảm tốc nhiều hơn.

e. Cực điện (poles) viết tắt là P

Motor 2 cực điện có 6 cuộn dây đồng 4 cực điện có 12 cuộn dây 6 cực điện có 18 cuộn dây, 8 cực có 24 cuộn dây; tốc độ motor tương ứng với 4 loại này là 2900, 1400, 900, 700 vòng phút.

Motor 6P và 8P sẽ có lõi rotor lớn hơn -4. Do chế tạo mất nhiều nguyên liệu hơn nên giá thành motor cao hơn. (tốc độ động cơ càng chậm, càng tốn nhiều nguyên liệu sản xuất, giá càng cao.)

Nguyên nhân gây ra các vấn đề thường gặp ở motor 3 pha

  • Mất pha
    • Cầu chì hoặc CB bị đứt
    • Dây điện bị đứt hoặc hở
    • Rơ le bảo vệ quá tải hoạt động
    • Cuộn dây motor bị hỏng
  • Quá tải
    • Tải quá nặng
    • Motor bị kẹt
    • Hệ thống truyền động bị mòn
    • Cuộn dây motor bị hỏng
  • Hư hỏng cuộn dây
    • Thiếu dầu bôi trơn
    • Nhiệt độ quá cao
    • Độ ẩm cao
    • Hóa chất ăn mòn
  • Hư hỏng bạc đạn
    • Thiếu dầu bôi trơn
    • Nhiệt độ quá cao
    • Độ ẩm cao
    • Chất bẩn
  • Hư hỏng hệ thống làm mát
    • Quạt gió bị hỏng
    • Dây dẫn bị đứt
    • Rơ le bảo vệ quá nhiệt hoạt động

Các phương pháp sửa chữa chuyên sâu hơn cho các vấn đề phức tạp

  • Sửa chữa cuộn dây
    • Quấn lại cuộn dây
    • Sửa chữa cuộn dây
  • Sửa chữa bạc đạn
    • Thay thế bạc đạn
    • Sửa chữa bạc đạn
  • Sửa chữa hệ thống làm mát
    • Thay thế quạt gió
    • Nối lại dây dẫn
    • Thay thế rơ le bảo vệ

Các lưu ý khi kiểm tra và sửa chữa motor 3 pha

  • An toàn điện

Trước khi kiểm tra hoặc sửa chữa motor 3 pha, cần ngắt nguồn điện cấp cho motor.

  • An toàn lao động

Sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết, bao gồm: kính bảo hộ, găng tay bảo hộ, giày bảo hộ.

  • Vệ sinh thiết bị

Trước khi kiểm tra hoặc sửa chữa motor 3 pha, cần vệ sinh sạch sẽ thiết bị để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ.

Việc bổ sung các sub topics này sẽ giúp bài viết đầy đủ và toàn diện hơn, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của người dùng.

Kết luận:

Động cơ 3 pha tuy bền bỉ nhưng cũng cần được chăm sóc đúng cách, bạn nhỉ? Hi vọng qua bài hướng dẫn này, bạn đã có thêm kiến thức để tự tin kiểm tra và sửa chữa nhỏ cho "người bạn đồng hành" này. Nhớ là xử lý những vấn đề phức tạp thì nên nhờ thợ chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhé! Chúc bạn thành công trong việc "chăm sóc" động cơ 3 pha của mình

Video cấu tạo motor 3 pha

Video chất lượng nguyên liệu của motor 3 pha MinhMotor

Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:

8.239 reviews

Tin tức liên quan

Máy Bơm Cánh Hở Công Suất Lớn, Siêu Bền, Bán Chạy Nhất 03/2024
Máy Làm Trân Châu Nhân Dừa: Cấu Tạo, Thông Số Kỹ Thuật, Bảng Giá 03/2024
Bàn Xoay Công Nghiệp: Cấu Tạo, Phân Loại, Bảng Giá 03/2024
Máy Tách Rác - Máy Lược Rác: Cấu Tạo, Phân Loại, Bảng Giá 03/2024
Tang Cuốn Cáp - Tang Quấn Cáp: Thông Số Kỹ Thuật, Bảng Giá 03/2024