Thuế nhập khẩu motor điện là loại thuế đánh vào quá trình nhập khẩu motor điện từ nước ngoài về Việt Nam. Để biết lô hàng động cơ điện của mình nhập về có thuộc diện miễn trừ thuế hay không, mời bạn hãy xem bài viết dưới đây để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết nhé.
Nội dung
1. Thủ tục nhập khẩu motor điện
a) Khái niệm motor điện
- Thuế nhập khẩu motor điện hiện nay đang được nhiều người quan tâm. Trước hết, hãy cùng tìm hiểu khái niệm motor điện là gì? Động cơ điệnlà loại thiết bị điện (còn gọi là motor điện) dùng để chuyển đổi năng lượng điện trở thành năng lượng cơ.
- Hiện nay, động cơ điện bao gồm nhiều loại và đang được ứng dụng rất rộng rãi. Nó có mặt trong hầu hết mọi lĩnh vực, kể cả trong sản xuất (công suất lớn) cũng như đời sống gia đình. Một số loại thiết bị điện (còn gọi là động cơ điện) được dùng làm vật dụng trong gia đình như: máy giặt, quạt điện, máy bơm nước, tủ lạnh, máy hút bụi,...
Động cơ điện bao gồm nhiều loại và đang được ứng dụng rất rộng rãi
b) Mã HS code động cơ điện
- Đối với mặt hàng nhập khẩu là động cơ điện, Bộ Công thương cũng đã đưa ra Thông tư Thông tư 36/ 2016/ TT-BCT ngày 28/ 12/ 2016 quy định về các loại thuế nhập khẩu motor cũng như một số trường hợp được miễn kiểm tra hiệu suất năng lượng, đồng thời còn miễn dán nhãn năng lượng của động cơ.
- Để xác định chính xác mã HS code của động cơ điện motor thì các bạn cần căn cứ vào công suất và phương thức hoạt động của động cơ.
- Mã HS code của động cơ (HS code của motor) thì các doanh nghiệp có thể tham khảo ở nhóm 8412, 8407, 8408 hoặc 8501.
c) Dán nhãn năng lượng của động cơ điện
Để thực hiện công bố việc dán nhãn năng lượng động cơ điện (motor) cần lưu ý các văn bản quy định sau đây:
- Quyết định số 04/ 2017/ QĐ - TTg ngày 09/3/2017 của Thủ tướng chính phủ (thay thế cho Quyết định 51/ 2011/ TTg ngày 12/ 9/ 2011) về việc phê duyệt danh mục các mặt hàng buộc phải kiểm tra hiệu suất năng lượng và được dán nhãn năng lượng đúng theo lộ trình.
- Công văn số 1786/ TCHQ - GSQL ngày 11/ 3/ 2016 của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn thực hiện quá trình dán nhãn của năng lượng và kiểm tra HSNL tối thiểu.
- Thông tư 36/ 2016/ TT - BCT ngày 28/ 12/ 2016 của Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện dán nhãn năng lượng đối với 1 số mặt hàng
- Về cơ bản, doanh nghiệp khi muốn nhập khẩu motor cần nắm rõ các thủ tục như sau:
+ Thử nghiệm về hiệu suất năng lượng tối thiểu của động cơ.
+ Đăng ký để dán nhãn năng lượng cho motor (động cơ điện)
Doanh nghiệp khi muốn nhập khẩu motor cần nắm rõ các thủ tục
2. Các trường hợp được miễn dán nhãn năng lượng động cơ
Căn cứ vào Quyết định số 78/ QĐ - TTG và Quyết định số 04/ QĐ - TTG thực hiện theo Thông tư 65/ 2017/ TT - BTC (ban hành kèm theo Công văn số 1316/ CT - TKNL ngày 12 tháng 2 năm 2018 của Bộ Công thương) thì mặt hàng động cơ điện (motor) điện xoay chiều 3 phase nói chung nằm trong diện phải kiểm tra hiệu suất năng lượng khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu.
Một số trường hợp dưới đây không cần kiểm tra hiệu suất năng lượng:
- Các loại động cơ điện đồng bộ (Synchronous motor).
- Các loại động cơ điện có sự thay đổi về tốc độ quay (hoạt động không liên tục) cũng không thuộc diện động cơ nhập khẩu phải dán nhãn năng lượng.
- Các loại động cơ điện đặc biệt, có những ký hiệu sau trên nhãn dán kỹ thuật: S2…X%, S3….Y%...
- Các loại động cơ điện đặc biệt bao gồm có 8 cực trở lên cũng được miễn dán nhãn năng lượng. Đó là những động cơ điện mà thông số trên nhãn kỹ thuật được thể hiện lần lượt là 8P, 10P,… (P là viết tắt của từ Pole, có nghĩa là số cực).
- Các loại động cơ điện (servo motor) cũng là 1 loại động cơ không thể tháo rời hộp số để tiến hành thử nghiệm nên cũng sẽ không phải dán nhãn năng lượng.
- Những động cơ điện được chế tạo riêng để có thể sử dụng với bộ biến đổi điện theo tiêu chuẩn IEC 60034-25.
- Những động cơ điện thuộc loại sản phẩm được tích hợp hoàn toàn trong 1 chiếc máy (chẳng hạn máy bơm, quạt hay máy nén) mà không thể thử nghiệm riêng rẽ với từng loại máy.
- Các loại động cơ điện được chế tạo riêng để hoạt động trong môi trường có khí nổ theo tiêu chuẩn IEC 60079 - 0.
- Động cơ được thiết kế dành riêng cho các yêu cầu đặc biệt của máy được truyền động (thuộc chế độ khởi động nặng nề, hiện đang có một số lượng lớn các chu kì khởi động/ dừng, hơn nữa, quán tính của rôto lúc này rất nhỏ).
- Động cơ được thiết kế dành riêng cho một số đặc tính đặc biệt của nguồn lưới (chẳng hạn dòng khởi động hạn chế, có dung sai lớn về điện áp và/ hoặc tần số).
- Động cơ được thiết kế để dùng riêng trong các điều kiện môi trường đặc biệt (không thuộc các điều kiện làm việc được quy định tại Điều 6 của tiêu chuẩn TCVN 6627 - 1 (IEC 60034 - 1).
- Động cơ điện có công suất đạt trên 150KW thì không phải dán nhãn năng lượng.
- Động cơ điện có công suất ở dưới 0.75 KW (750W) cũng không phải dán nhãn năng lượng.
- Các loại động cơ điện được nhập khẩu theo hình thức sử dụng thay thế theo dạng linh kiện đồng bộ.
- Động cơ điện 1 chiều không phải tiến hành kiểm tra hiệu suất năng lượng.
- Động cơ điện loại chuyên dụng (chẳng hạn như các loại động cơ điện có gắn hộp số, loại được sử dụng chìm dưới nước,…)
Một số trường hợp động cơ nhập khẩu không cần dán nhãn năng lượng
3. Căn cứ pháp lý và quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu motor
a) Nguồn nhập khẩu động cơ điện
Chính vì động cơ điện nhập khẩu các loại được ứng dụng rộng rãi cả trong sản xuất cũng như đời sống, trong công nghiệp và dân dụng,… nên Việt Nam đã hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, việc nhập khẩu động cơ điện (của các thương hiệu motor nổi tiếng trên thế giới) vào Việt Nam hiện nay đang ngày càng thông thoáng và dễ dàng.
Nguồn hàng động cơ điện được nhập khẩu vào Việt Nam hiện nay có thể đến trực tiếp từ các nước phát triển mạnh về công nghiệp chế tạo (chẳng hạn như Nhật, Eu, Mỹ, Đài Loan,...). Đặc biệt, Trung Quốc được mệnh danh là công xưởng của thế giới vì hiện nay có đến hơn 50% các sản phẩm motor mới nhất trên thị trường có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cụ thể, có thể kể đến một số thương hiệu động cơ điện “ông lớn” chiếm thị phần của thế giới như:
- Trung Quốc: Động cơ motor có các thương hiệu như Johnson Electric (Hong Kong), Teco (Đài Loan) cũng như nhiều loại động cơ điện của các thương hiệu đình đám thế giới được sản xuất tại Trung Quốc.
- Nhật Bản: Động cơ Nidec, Toshiba, Hitachi,…
- EU: Động cơ motor EU (Đức, Thụy Sĩ…) thương hiệu: ABB (Thụy Sỹ), Siemens, Faulhaber (Đức),…
- Mỹ: Động cơ Rockwell, Ametek, Franklin Electrics, Regal Beloit, General Electrics,…
b) Căn cứ pháp lý và quy định pháp luật cần lưu ý
- Nghị định số 187/ 2013/ NĐ - CP ngày 20/ 11/ 2013 của Chính phủ về việc quản lý các mặt hàng cấm kinh doanh và xuất nhập khẩu.
- Quyết định số 78/ QĐ - TTG, Quyết định 04/ QĐ - TTG thực hiện theo Thông tư 65/ 2017/ TT - BTC (Ban hành kèm theo Công văn số 1316/ CT - TKNL ngày 12 tháng 2 năm 2018 của Bộ Công thương).
- Thực hiện theo khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/ 2018/ TT - BTC ngày 20/ 4/ 2018 sửa đổi bổ sung theo Điều 16 Thông tư số 38/ 2015/ TT - BTC ngày 25/ 3/ 2015 của Bộ Tài chính.
- Số 1316/ BCT-TKNL V/ v kiểm tra mức hiệu suất cũng như năng lượng tối thiểu ngày 12 tháng 02 năm 2018.
Động cơ điện nhập khẩu các loại đang được ứng dụng rộng rãi
4. Thuế nhập khẩu motor điện hiện nay được tính như thế nào
Ngày 11/ 10/ 2000, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 4502 TCT/ NV3 về việc áp thuế xuất nhập khẩu đối với các mặt hàng động cơ diesel và phụ tùng máy móc. Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn các đơn vị xuất nhập khẩu thực hiện thống nhất theo các nội dung như sau:
- Căn cứ vào Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành;
- Căn cứ vào Thông tư số 37/ 1999/ TT/ BTC ngày 7/ 4/ 1999 của Bộ Tài chính.
- Tham khảo các chú giải của Danh mục điều hoà (HS);
Mặt hàng: Động cơ Diesel và các loại phụ tùng được phân loại và tính thuế tùy thuộc theo nguyên tắc sau:
- Động cơ diesel và các linh kiện đồng bộ rời có dạng CKD, IKD thuộc nhóm 8408.
- Các bộ phận nếu phù hợp để chỉ dùng hoặc chủ yếu được dùng cho động cơ diesel đều thuộc nhóm 8409. Ví dụ như: piston, xupap, xilanh, xéc măng, biên,...
- Các bộ phận mà tự bản thân nó đã là một sản phẩm hoàn chỉnh, độc lập, không phải chỉ sử dụng hay chủ yếu được dùng cho động cơ, đã được tiến hành phân loại ở một nhóm hay phân nhóm cụ thể nào đó ở trong danh mục Biểu thuế, thì không được xếp vào nhóm 8409 mà cần xếp vào nhóm mà nó là sản phẩm hoàn chỉnh. Chẳng hạn như: Bơm phụt các loại (thuộc nhóm 8413), trục quay và trục cam (thuộc nhóm 8483), hộp số (thuộc nhóm 8483), máy và dụng cụ điện sử dụng khởi động hoặc mồi (thuộc nhóm 8511),...
- Các bộ phận có nhiều công dụng tổng hợp, chẳng hạn như: vòng đệm, ốc vít, gioăng,... và các nguyên liệu dùng để sản xuất, lắp ráp các động cơ diesel ở dạng thỏi, dạng khối tấm hoặc dạng thô chưa được định hình hay phân loại theo thuế suất của các vật liệu cấu thành. Ví dụ: ốc vít (thuộc nhóm 7318), gioăng cao su (thuộc nhóm 4015).
Kết luận
Để nắm được các thủ tục và thuế nhập khẩu motor về Việt Nam hiện nay được tính toán cụ thể ra sao, các doanh nghiệp cần chú ý đến điểm khác biệt quan trọng của các mặt hàng nhập khẩu này. Đó chính là căn cứ theo điều 1 Quyết định 04/ 2017/ QĐ - Ttg ngày 09/ 03/ 2017 của Chính phủ. Khi đó, động cơ điện các loại sẽ thuộc vào danh mục hàng hóa phải dán nhãn năng lượng và quản lý chặt chẽ về hiệu suất năng lượng.
Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:
Motor Điện Góp Phần Phát Triển Kinh Tế Như Thế Nào? Nơi Bán Motor Điện Ở Đâu
Động Cơ Điện: Những Loại Mô Tơ Quan Trọng Nhất Trong Đời Sống, Tính Năng Và Ý Nghĩa Kỹ Thuật.
Động Cơ Điện 3 Pha: Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Và Ứng Dụng
Động Cơ Điện 1 Pha: Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Và Ứng Dụng
Giá Động Cơ Điện 3 Pha Đức Nhật Đài Loan, Các Hãng, Các Công Suất
Thông Số Kỹ Thuật Motor Điện, Cách Đọc Tem, Kiểm Tra Hiệu Suất Motor, Tiêu Chuẩn Tiết Kiệm Điện
Khái Niệm Motor Điện. Các Phương Pháp Đấu Điện Khởi Động Motor 3 Pha