098 164 5020Miền Nam
097 5897066Miền Bắc

Hướng Dẫn Bảo Dưỡng Kiểm Tra Định Kỳ Cho Motor Điện Đơn Giản

Viết bởi: Mai Nguyễn
Mai Nguyễn
21 thg 2 2024 14:59
Reviewed By: Vu Hong Phuc
Vu Hong Phuc
Vũ Hồng Phúc là người sáng lập minhmotor.com

Bạn có đang lo lắng về "sức khỏe" của motor điện trong nhà? Liệu nó có đang hoạt động hiệu quả và an toàn? Đừng lo lắng, bài viết này sẽ là "người bạn đồng hành" giúp bạn bảo dưỡng và kiểm tra motor điện định kỳ một cách đơn giản, hiệu quả, đảm bảo "trái tim" của mọi thiết bị luôn khỏe mạnh.

Motor điện đóng vai trò "trái tim" trong vận hành của nhiều thiết bị, từ máy giặt, tủ lạnh đến quạt gió, máy bơm nước. Giống như cơ thể con người, động cơ điện cũng cần được chăm sóc và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả, an toàn và bền bỉ theo thời gian.

Hãy dành thời gian để chăm sóc "trái tim" của các thiết bị điện trong nhà bạn. Bắt đầu hành trình bảo dưỡng motor điện ngay hôm nay với hướng dẫn đơn giản và hiệu quả được chia sẻ trong bài viết này!

Một lỗi do sự không hoàn hảo gây ra hư hỏng khi dùng

 

Các động cơ điện bị thấm nước

Các động cơ điện bị thấm nước do nước tràn vào, các ống dẫn nước bị vỡ, hoặc thiếu sự bảo vệ thích hợp. Nói chung thì bản thân nước không làm hư một động cơ điện nếu như nó được khắc phục tức thì sau khi bị thấm nước. Khắc phục vấn đề bị thấm nước bao gồm làm sạch, sấy khô và kiểm tra kỹ càng.

Làm sạch: Các bước dưới đây cần phải được tuân theo để làm sạch một động cơ điện:

  1. Ngắt mạch điện của động cơ điện. Bảo đảm tất cả nguồn điện được tắt.
  2. Tháo động cơ điện ra khỏi mạch điện động cơ điện.
  3.  Làm sạch bằng một bàn chải cứng và nước. Áp suất nước không vượt quá 25 psi. Nhiệt độ nước không nên vượt quá 200ºF.
  4.  Dùng dung dịch tẩy sạch được quy định. Để cho dung dịch làm sạch có đủ thời gian hoạt động theo như đề nghị của sản xuất. Súc rửa dung dịch làm sạch bằng một vòi áp suất cao (xem bước 3).

Sấy khô: Sau khi động cơ điện được làm sạch, nó phải được sấy khô kỹ trước khi đưa nguồn điện vào. Các động cơ điện có thể được sấy khô từ từ hoặc sấy khô nhanh. Sấy khô từ từ một động cơ điện tốt hơn so với sấy khô nhanh. động cơ điện có thể được sấy khô từ từ bằng cách đặt nó vào trong một phòng ấm hoặc ngoài mặt trời từ hai đến bốn ngày.

Các động cơ điện có thể được sấy nhanh bằng cách hơ nóng hoặc đưa vào điện áp thấp. Để sấy khô nhanh một động cơ điện bằng nhiệt, đưa vào nguồn nhiệt 150°F đến 200°F với thời gian khoảng từ 18 đến 30 giờ, phụ thuộc vào loại động cơ điện và nhiệt độ. Để sấy khô nhanh một động cơ điện bằng cách dùng điện áp thấp, đưa vào điện áp xấp xỉ 10% điện áp quy định đối với một động cơ điện trong 24 giờ để sấy khô các cuộn dây.

Luôn luôn kiểm tra điện trở của động cơ điện trước khi bắt vào nguồn trở lại. Sự cách điện của động cơ điện có thể được kiểm tra để bảo đảm nó có giá trị điện trở đúng. Một đồng hồ đo ôm kế có thể được dùng để kiểm tra giá trị của sự cách điện. Mặc dù một động cơ điện có thể hoạt động một cách thỏa mãn với giá trị điện trở ít hơn 1MΩ, một giá trị điện trở 1MΩ hoặc nhiều hơn được đề nghị như là giá trị điện trở nhỏ nhất. Việc sấy khô bổ sung, hoặc chạy động cơ điện trong một thời gian ngắn, sẽ làm tăng giá trị điện trở.

Kiểm tra các dấu hiệu nước bắn ra hoặc khói bốc ra khi khởi động lại động cơ điện. Nước bắn ra cho thấy có hơi ẩm trong động cơ điện. Khói bay ra cho biết vỡ lớp cách diện cho dù là trường hợp nào, thì hãy tắt nguồn điện, và sấy khô hoàn toàn và kiểm tra động cơ điện.

Sự bôi trơn động cơ điện

Các động cơ điện được bôi trơn tại nhà máy để cung cấp sự hoạt động dài lâu dưới các điều kiện dùng thông thường mà không cần bôi trơn. Sự bôi trơn quá mức và thường xuyên có thể làm hư một động cơ điện. Khoảng thời gian giữa các lần bôi trơn phụ thuộc vào các điều kiện dùng của động cơ điện, nhiệt độ môi trường của nó và môi trường hoạt động của động cơ điện.

Luôn luôn tuân theo các hướng dẫn bôi trơn được chỉ ra bởi động cơ điện. Các hướng dẫn này thường cho trên bảng lý lịch hoặc ở trên nắp hộp cực đấu dây. Có thể có các hướng dẫn bôi trơn riêng lẻ được kèm theo với động cơ điện. Nếu các hướng dẫn bôi trơn không có, thì thực hiện việc bôi trơn trở lại các bạc lót và bạc đạn theo một lịch trình quy định. Xem hình 8.15

Các bạc lót. Đối với các hoạt động bình thường, thêm vào mỡ bôi trơn động cơ điện điện (hoặc SAE 10 hoặc dầu không chứa chất tẩy rửa 20) sau ba năm. Đối với hoạt động nhẹ, bôi trơn trở lại sau mỗi bốn năm.

Các loại bạc đạn: Các loại bạc đạn được thiết kế để hoạt động trong nhiều năm mà không cần bôi trơn trở lại. Lịch trình bôi trơn trở lại cho các bạc đạn thay đổi từ 1 cho đến 10 năm, phụ thuộc vào các điều kiện dùng, nhiệt độ môi trường, và môi trường dùng. Khi bôi trơn trở lại, dùng loại mỡ bôi trơn bạc đạn tiêu chuẩn tuổi thọ dài lâu.

kiểm tra động cơ điện định kỳ

Bắt giữ cố định động cơ điện khi làm việc

Các động cơ điện không phải loại chống nhỏ giọt nước thường có thể được bắt ở bất kỳ vị trí nào hoặc ở cấp độ nào. Các động cơ điện chống thấm giọt nước phải được bắt ở vị trí nằm ngang bình thường để đáp ứng các yêu cầu về độ kín. Các động cơ điện với các bạc lót phải được bắt kèm theo nắp đậy dầu.

Bắt động cơ điện chắc chắn vào chân đế bắt động cơ điện yêu cầu hoặc vào một bề mặt phẳng, cứng vững. Các bề mặt kim loại được dùng nhiều hơn. Đối với việc lắp động cơ điện qua khớp nối trực tiếp, phải điều chỉnh cho trục động cơ điện và khớp nối thẳng một cách cẩn thận. Đặt các miếng chêm đỡ ở dưới chân đế động cơ điện theo yêu cầu để bảo đảm cho thẳng hàng. dùng các khớp nối mềm bất cứ khi nào có thể được.

Với loại dùng dây đai, điều chỉnh cho thẳng các puli và điều chỉnh sức căng dây đai để có độ võng  ½“ khi ấn lực ngón tay vào phần giữa của các puli. Định vị trí các động cơ điện dùng bạc đỡ để dây đai tránh xa dầu ở trong bạc đỡ bay ra.

Chất dơ và sự ăn mòn động cơ điện

Loại bỏ chất dơ và sự ăn mòn bằng bàn chải, hút chân không, hoặc thổi gió. Sau khi lấy chất dơ ra, có cảm nhận trong không khí đang được đẩy ra qua các lỗ làm mát ở trên động cơ điện. Nếu dòng không khí thổi qua yếu, thì các lỗ thông không khí ở bên trong có thể bị nghẹt.

Kiểm tra các dấu hiệu ăn mòn. Khi thời gian đi qua, một lượng ăn mòn nhỏ là bình thường. Lượng ăn mòn lớn hơn có thể chỉ ra một vấn đề đối với động cơ điện. Sau khi lấy đi lớp ăn mòn, dùng chất chống ăn mòn, sơn chịu nhiệt độ cao để sơn lại động cơ điện.

Motor điện quá nóng, ồn hoặc rung động

Chạm vào vỏ động cơ điện và các bạn đỡ nhẹ nhàng để xác định xem có nóng hoặc rung quá mức hay không. Lắng nghe kỹ bất kỳ tiếng kêu bất thường nào. Các vấn đề xảy ra với nhiệt thường là do thông gió không đúng, hoạt động động cơ điện quá nhiều hoặc quá tải. Sự rung động và tiếng kêu thường là do không thẳng và các bộ phận bị lỏng. Siết chặt tất cả các chỗ bắt động cơ điện và tải của động cơ điện. Nếu sự rung động quá mức vẫn còn, thì điều chỉnh cho động cơ điện thẳng lại.

Bảo dưỡng động cơ điện theo lịch trình

Lịch trình bảo dưỡng động cơ điện chủ yếu là để thỏa mãn sự hoạt động của các động cơ điện điện. Tần số bảo dưỡng theo lịch trình trên các động cơ điện thay đổi. Các bảng kiểm định bảo dưỡng động cơ điện cho việc bảo dưỡng theo lịch trình nửa năm và cung cấp một bảng ghi công việc bảo dưỡng được thực hiện. Một bảng ghi sửa chữa động cơ điện ghi lại các công việc sửa chữa động cơ điện. Xem phần phụ lục.

Các Biện Pháp Phòng Tránh Thấm Nước từ Đầu

Ngăn chặn vấn đề luôn tốt hơn là khắc phục hậu quả. Điều này càng đúng khi nói về việc bảo vệ động cơ điện khỏi nước. Một số biện pháp có thể áp dụng như sau:

- Lắp đặt các rào cản vật lý: Có thể lắp ráp các vỏ che, nắp đậy xung quanh động cơ để ngăn nước tiếp xúc trực tiếp vào bên trong.

- Bảo dưỡng kín đáo các mối nối: Các mối nối dây cáp kém chặt chẽ có thể là lối cho nước thấm vào. Kiểm tra và siết chặt thường xuyên.

- Kiểm tra định kỳ độ ẩm trong không khí: Sử dụng cảm biến đo độ ẩm để giám sát, phát hiện sớm nguy cơ hình thành hơi nước ngưng tụ.

- Lắp đặt cảm biến độ ẩm: Cảm biến có thể cảnh báo sớm nguy cơ thấm nước, kích hoạt phản ứng phòng ngừa như tắt nguồn điện kịp thời.

Các Loại Dầu Mỡ và Chất Bôi Trơn Phù Hợp Với Từng Loại Động Cơ Điện

Mỗi loại động cơ điện sẽ có đặc điểm kỹ thuật và nhu cầu riêng về chất bôi trơn. Một số yếu tố cần xem xét:

- Khả năng chịu nhiệt độ cao

- Độ nhớt phù hợp

- Tính chống mài mòn và chống rỉ sét

- Độ bền vững theo thời gian

Do đó, cần nghiên cứu kỹ để chọn loại dầu mỡ hoặc chất bôi trơn tối ưu, đảm bảo hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ của động cơ. Có thể tham khảo các nhà sản xuất, phân phối để được tư vấn.

Hướng Dẫn Tự Kiểm Tra Và Sửa Chữa Cơ Bản Tại Nhà

Để tiết kiệm thời gian và chi phí, người dùng có thể tự kiểm tra và khắc phục một số lỗi cơ bản của động cơ điện như:

- Xác định nguyên nhân gây tiếng ồn, rung lắc bất thường

- Kiểm tra, vệ sinh các bộ phận cơ khí

- Thay dầu mỡ, chất bôi trơn đúng quy trình

- Siết chặt các mối nối, kết nối lỏng lẻo

- Thay thế các linh kiện đơn giản như gioăng, ốc vít...

Chỉ cần một số dụng cụ cơ bản và hướng dẫn rõ ràng, nhiều lỗi có thể được xử lý dễ dàng tại nhà.

Hướng Dẫn Bảo Quản Động Cơ Điện Khi Không Sử Dụng Đến

Khi không sử dụng trong thời gian dài, cần thực hiện các biện pháp sau để bảo quản động cơ:

- Vệ sinh sạch sẽ, lau khô các bề mặt

- Bọc kín, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát

- Bảo quản ở nhiệt độ phù hợp, tránh nóng và lạnh quá mức

- Kiểm tra định kỳ, vận hành thử động cơ

- Thoa dầu mỡ chuyên dụng lên các bề mặt kim loại

- Lưu trữ các phụ tùng, phụ kiện kèm theo

Tuân thủ đúng quy trình sẽ giúp động cơ luôn trong tình trạng tốt, sẵn sàng hoạt động.

Thực Hành An Toàn Khi Làm Việc Với Điện

Làm việc với điện luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Một số quy tắc cần tuân thủ:

- Tuyệt đối ngắt nguồn điện trước khi tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng

- Sử dụng dụng cụ cách điện, không dùng tay trần

- Đội mũ bảo hiểm, mang găng tay cao su

- Không làm việc khi đứng trên bề mặt ướt hoặc sàn trơn trượt

- Kiểm tra thiết bị điện định kỳ, khắc phục ngay các hư hỏng

- Có kiến thức cơ bản về an toàn điện

Tuân thủ các quy tắc sẽ giảm thiểu rủi ro mất an toàn khi làm việc.

Xử Lý và Tái Sử Dụng Các Phần Tử Của Động Cơ Điện Sau Khi Mất Khả Năng Sử Dụng

Thay vì vứt bỏ, một số phần tử của động cơ điện vẫn có thể tái sử dụng sau khi hỏng:

- Nam châm, cuộn dây: có thể tái chế thành nguyên liệu sản xuất mới

- Kim loại: đem bán phế liệu hoặc tái chế

- Nhựa, cao su: nghiền nhỏ để tái chế thành các sản phẩm mới

- Dầu mỡ cũ: có thể tinh chế lại để tận dụng dầu nhờn

Thải bỏ đúng nơi quy định cũng rất quan trọng để giảm ô nhiễm môi trường.

Áp dụng tái chế, tái sử dụng sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Kết luận:

Bảo dưỡng motor điện định kỳ là việc làm cần thiết để đảm bảo motor điện hoạt động hiệu quả, an toàn và bền bỉ. Bài viết này đã cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách bảo dưỡng motor điện đơn giản tại nhà. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn tự tin thực hiện bảo dưỡng motor điện và giữ cho "trái tim" của mọi thiết bị luôn khỏe mạnh.

Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:

7.788 reviews

Tin tức liên quan

Máy Bơm Cánh Hở Công Suất Lớn, Siêu Bền, Bán Chạy Nhất 03/2024
Máy Làm Trân Châu Nhân Dừa: Cấu Tạo, Thông Số Kỹ Thuật, Bảng Giá 03/2024
Bàn Xoay Công Nghiệp: Cấu Tạo, Phân Loại, Bảng Giá 03/2024
Máy Tách Rác - Máy Lược Rác: Cấu Tạo, Phân Loại, Bảng Giá 03/2024
Tang Cuốn Cáp - Tang Quấn Cáp: Thông Số Kỹ Thuật, Bảng Giá 03/2024