0981676163Miền Nam
0975897066Miền Bắc

Cách Quấn Motor 3 Pha Như Thế Nào Cho Chuẩn Nhất?

Viết bởi: Bảo Nhi
Bảo Nhi
Mình là Bảo Nhi, hiện tại mình đang phụ trách công việc viết bài, kiểm duyệt nội dung tại Minhmotor. Mình sinh năm 2000, tốt nghiệp cử nhân Trường Đại học Tài chính - Marketing, nơi mình học tập được rất nhiều kiến thức và nền tảng giúp mình rất nhiều trong công việc hiện tại. Với sự nhiệt huyết và đam mê của tuổi trẻ cùng với sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ các anh chị em đồng nghiệp, chúng mình luôn cố gắng đem đến những giải pháp ứng dụng động cơ điện, động cơ giảm tốc, máy bơm nước thiết thực nhất cho mọi người.
14 thg 4 2024 20:28

Bạn có từng cảm thấy bối rối khi nhìn thấy chiếc motor 3 pha nằm im lìm trong xưởng, ao ước nó quay trở lại với nhịp sống công việc hối hả? Bạn muốn "hồi sinh" nó nhưng lại ngại ngần vì nghĩ việc quấn motor 3 pha quá phức tạp, đòi hỏi chuyên môn cao? Tin vui cho bạn là bạn hoàn toàn có thể chinh phục thử thách này! Bài viết này sẽ là người bạn đồng hành cùng bạn, từng bước hướng dẫn bạn cách quấn motor 3 pha như thế nào cho chuẩn nhất.

Không cần phải là thợ sửa chữa dày dặn kinh nghiệm, chỉ cần bạn có đam mê mày mò, kiên trì và một chút tỉ mỉ, bạn sẽ bất ngờ trước khả năng của chính mình. Chúng ta sẽ cùng "bóc tách" từng bước, từ dụng cụ quấn dây chuyên dụng đến sơ đồ quấn dây chi tiết, từ máy đo điện hỗ trợ đắc lực đến những hướng dẫn sử dụng dễ hiểu.

Hãy tưởng tượng cảm giác tự hào khi chiếc motor 3 pha quay trở lại hoạt động mạnh mẽ, nhờ chính bàn tay của bạn. Cùng bắt đầu hành trình chinh phục thử thách này ngay thôi nào!

1. Khái niệm motor 3 pha 

Trước khi tìm hiểu cách quấn motor 3 pha, chúng ta cần nắm được khái niệm motor 3 pha là gì? Motor 3 pha là máy điện không đồng bộ, trong đó sử dụng dòng điện xoay chiều 3 pha, chủ yếu được sử dụng trong các ngành công nghiệp, trên những dây chuyền sản xuất lớn (chẳng hạn máy bơm ly tâm trục đứng, máy bơm trục ngang,...).

kỹ thuật quấn dây động cơ 3 pha

Motor 3 pha là máy điện không đồng bộ sử dụng dòng điện xoay chiều 3 pha

Dòng điện 3 pha chạy qua 1 chiếc nam châm điện được đặt lệch trên một vòng tròn thì sẽ tạo ra được từ trường quay. Các cuộn dây trong đó được bố trí tương tự giống như trong 1 chiếc máy phát điện 3 pha. Song, bên trong động cơ điện, người ta sẽ đưa dòng điện từ bên ngoài vào trong các cuộn dây 1, 2, 3.

Khi motor điện xoay chiều 3 pha được tiến hành đấu vào lưới điện 3 pha thì ở đó từ trường quay được tạo ra, đồng thời làm roto quay trên trục. Chuyển động của rotor được trục máy nhanh chóng truyền ra ngoài và được sử dụng để vận hành các máy công cụ cũng như các cơ cấu chuyển động khác.

2. Video chi tiết quấn dây đồng, luồn dây vào stato động cơ bằng máy

3. Cách quấn motor 3 pha như thế nào mới là chuẩn?

Bất cứ chi tiết stato nào trước khi tháo các cuộn dây đã bị cháy ra để tiến hành quấn mới, chúng ta đều phải lấy dấu để vẽ thành sơ đồ đấu dây. Tùy theo điều kiện cụ thể, hoàn cảnh và kinh nghiệm của từng người mà cách lấy dấu có phần khác nhau.

Bước 1: 

Ghi lại nhãn hiệu có gắn trên động cơ, trong đó bao gồm có những số liệu như: điện áp động cơ sử dụng, hộp nối dây được nối theo hình sao hay hình tam giác, tốc độ quay định mức của động cơ là bao nhiêu. Từ đó, chúng ta sẽ biết được số cực 2p của cuộn dây quấn stato (với f = 50 Hz).

  • Nếu n1 ~ 3000 vòng/ phút thì 2p = 2
  • Nếu n1 ~ 1500 vòng/ phút thì 2p = 4
  • Nếu n1 ~ 1000 vòng/ phút thì 2p = 6
  • Nếu n1 ~ 750 vòng/ phút thì 2p = 8
  • Nếu n1 ~ 600 vòng/ phút thì 2p = 10,…

Đếm tổng số rãnh ký hiệu z1 của stato, thông thường số rãnh z của động cơ 3 pha chính là: 18, 24, 27, 30, 36, 42, 48, 54, 60, 72. Cần quan sát xem cuộn stato quấn theo kiểu gì? Kiểu đồng tâm, đồng khuôn hay là kiểu quấn 2 lớp? Dây quấn được bọc sợi hay là dây men, cỡ dây là bao nhiêu? Có đấu song song không? 

Muốn vẽ sơ đồ, bạn còn phải biết: Bước quấn (y) tức là quãng hạ dây bin bao gồm có mấy rãnh. Những bin hoặc tổ đang đấu dây nối với nhau thì cách mấy rãnh, còn gọi là bước đấu dây yd. Các đầu dây chạy vào (A – B – C hoặc U – V – W) cũng như các đầu dây ra (X – Y – Z) là ở những rãnh nào?

Trước khi tháo các cuộn dây, phải lấy dấu để vẽ thành sơ đồ đấu dây

Trước khi tháo các cuộn dây, phải lấy dấu để vẽ thành sơ đồ đấu dây

Bước 2:

Dùng các ký hiệu và ghi số thứ tự của các rãnh để tiến hành vẽ sơ đồ số:

  • Bước quấn dây y được ký hiệu bằng dấu X.
  • Bước đấu dây yd được ký hiệu bằng dấu +

Nếu bộ dây quấn theo kiểu 2 lớp thì:

  • Đầu dây ở lớp trên có ký hiệu bằng số có gạch ở trên.
  • Đầu dây ở lớp dưới sẽ có ký hiệu số có gạch ở dưới.

Lấy dấu dây của từng pha:

  • Từ đầu đi vào pha A, đến đầu ra cuối là X.
  • Từ đầu đi vào pha B, đến đầu ra cuối là Y.
  • Từ đầu đi vào pha C, đến đầu ra cuối là Z.

Quan sát kỹ từng đầu dây cũng như từng mối nối, nếu cần thiết thì dùng đèn thử hoặc đồng hồ thang đo ôm kế để tiến hành đo thông mạch. Chú ý ghi tất cả vào sổ tay (ở hiện trường) để tạo thành sơ đồ số.

Bước 3:

Dùng sơ đồ số để tiến hành vẽ lại bằng sơ đồ tròn hoặc sơ đồ khai triển (được trải rộng) sẽ tạo được một sơ đồ cấu tạo chung của các cuộn dây stato.

Nếu gặp phải cuộn stato dây quấn quá nhỏ, khi cậy lên để đo đạc rất dễ bị đứt, những bin bị chạm, nổ gây ra tình trạng đứt các mối đấu dây, hoặc có những động cơ bị mất hết cuộn dây thì chúng ta hãy tự chọn lấy kiểu quấn dây sao cho phù hợp, tùy theo yêu cầu thực tế mà tiến hành chọn một trong 3 kiểu quấn dây phổ biến sau đây:

Dùng sơ đồ số để tiến hành vẽ lại bằng sơ đồ tròn hoặc sơ đồ khai triển

Dùng sơ đồ số để tiến hành vẽ lại bằng sơ đồ tròn hoặc sơ đồ khai triển

Kiểu quấn dây đồng tâm có đặc điểm chung là các bin dây có hình dạng to nhỏ khác nhau (mỗi bin chỉ hơn kém nhau 2 rãnh) và được quấn liền nhau thành từng tổ. Thông thường, kiểu này gọi là quấn dính đôi, quấn dính ba,… 

Đây là kiểu dễ quấn, dễ lồng và dễ dàng đấu dây, cuộn dây cho dù có hỏng cũng rất dễ sửa chữa. Tuy lót cách điện đơn giản nhưng lại có nhược điểm là bạn sẽ phải làm nhiều khuôn, gây tình trạng tốn nhiều dây quấn. 

Các cuộn dây của motor 3 pha có loại không cùng nằm trên 1 mặt phẳng nên số đo tổng trở của từng pha thường sẽ không bao giờ bằng nhau, khi cần đấu nối song song (a >=2) sẽ không được thuận lợi.

Khi hạ dây theo kiểu quấn đồng tâm xuống 1 mặt phẳng thường có 1 số bin chờ, chỉ hạ được 1/2 dưới, có thể hạ liền cả một tổ, để cách 1 số rãnh (bằng số bin của một tổ) rồi lại hạ tiếp tổ khác, tuần tự như vậy cho đến khi hết các bin, cuối cùng mới hạ tiếp các nửa trên của bin chờ.

Quá trình hạ từng bin (không cách) được tiến hành liên tiếp cho đến khi hết bộ dây. Máy điện xoay chiều kiểu phổ thông thường dùng theo kiểu quấn 2 lớp vì dễ bố trí cuộn dây có bước ngắn (có thể tiến hành rút ngắn một vài rãnh) để dễ đấu nối song song mỗi khi cần thiết.

4. Sơ đồ quấn dây motor 3 pha có z = 18 đến z = 54

Lấy mẫu để tiến hành vẽ sơ đồ điện của động cơ 3 pha, chúng ta sẽ đo được 380V tốc độ đồng bộ, tức là khoảng 1500 vòng/ phút (2p = 4). Ta có: Z1 = 36 rãnh theo kiểu quấn đồng tâm.

Ghi số thứ tự từ 1 36 vào trong các rãnh ở stato, sau đó lấy các đầu vào: pha A ở rãnh số 7, còn pha B ở rãnh số 13 và cuối cùng là pha C ở rãnh số 19, ta có:

  • Pha A là: 7 x 18 8 x 17 9 x 16 25 x 36 26 x 35 27 x 33 -> cuối X.
  • Pha B là: 13 x 24 14 x 23 15 x 22 31 x 6 32 x 5 33 x 4 -> cuối Y.
  • Pha C là: 19 x 30 20 x 29 21 x 28 1 x 12 2 x 11 3 x 10 -> cuối Z.

Dùng sơ đồ số đã lấy mẫu để tiến hành vẽ sơ đồ tròn hoặc sơ đồ khai triển như hình dưới đây. Ba đầu cuối của X, Y, Z được nối lại thành hình sao.

Dùng sơ đồ số đã lấy mẫu để tiến hành vẽ sơ đồ khai triển

Dùng sơ đồ số đã lấy mẫu để tiến hành vẽ sơ đồ khai triển

Ví dụ: Lấy mẫu để tiến hành vẽ sơ đồ điện động cơ điện 3 pha đo được 380V, tốc độ đồng bộ là 3000 vòng/ phút (2p = 2). Ta có: Z1 = 24 rãnh theo kiểu quấn đồng khuôn.

Ghi số thứ tự từ 1 24 vào trong các rãnh ở stato, lấy các đầu vào như sau: pha A ở rãnh số 1 và pha B ở rãnh số 9 còn pha C ở rãnh số 17, ta có:

  • Pha A là: 1 x 11 2 x 12 24 x 14 23 x 13 -> cuối X.
  • Pha B là: 9 x 19 10 x 20 8 x 22 7 x 21 -> cuối Y.
  • Pha C là: 17 x 3 18 x 4 16 x 6 15 x 5 -> cuối Z.

Dùng sơ đồ số đã lấy mẫu ở trên để vẽ sơ đồ khai triển, còn các dây cuối đấu nối theo hình sao.

5. Quấn motor 3 pha thành 1 pha

Quy trình quấn motor 3 pha thành 1 pha được thực hiện như sau:

  • Điện áp định mức đo được ở trên cuộn dây là không đổi.
  • Phải đặt 1 trong 2 cuộn dây pha trở thành cuộn làm việc, cuộn dây còn lại trở thành cuộn khởi động.
  • Trị số tụ điện mà bạn phải chọn sao cho góc lệch pha giữa dòng điện của cuộn làm việc và cuộn khởi động phải đạt 900.
  • Các sơ đồ nguyên lý chuyển đổi đấu nối motor 3 pha trở thành 1 pha như sau:

Theo nguyên tắc trên, còn tuỳ theo điện áp nguồn cũng như điện áp định mức của cuộn dây pha, chúng ta có thể chọn được 1 trong 4 sơ đồ sau:

Sơ đồ quấn motor 3 pha thành 1 pha

Sơ đồ quấn motor 3 pha thành 1 pha

  • Sơ đồ hình 1 và hình 3 ở trên được áp dụng cho trường hợp khi điện áp lưới UL = UphaĐC.
  • Sơ đồ hình 2 và hình 4 được áp dụng cho trường hợp khi điện áp lưới UL = UdâyĐC.

Ví dụ : Một động cơ không đồng bộ 3 pha có nhãn hiệu là D/ Y – 220/ 380V.

  •  Nếu điện áp mà nguồn cung cấp cho động cơ đo được là 220V sau khi đấu thành 1 pha thì chúng ta chọn sơ đồ đấu nối hình 1 và hình 3.
  • Nếu điện áp nguồn cung cấp cho động cơ đo được là 380V sau khi đã đấu thành 1 pha thì chúng ta chọn sơ đồ đấu nối hình 2 và 4.

Dây Chuyền Sản Xuất Động Cơ Điện

Chất Lượng Motor 3 Pha

6. Lưu ý và biện pháp an toàn:

  • Ngắt nguồn điện trước khi thực hiện bất kỳ thao tác nào trên motor.
  • Sử dụng các dụng cụ phù hợp và đảm bảo an toàn.
  • Mang găng tay và kính bảo hộ khi làm việc.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng các kết nối điện trước khi chạy thử motor.

7. Mẹo và kỹ thuật quấn motor 3 pha:

  • Sử dụng máy quấn dây sẽ giúp việc quấn dây nhanh chóng và chính xác hơn.
  • Quấn dây stator theo đúng số vòng và bước dây theo sơ đồ để đảm bảo motor hoạt động hiệu quả.
  • Chú ý quấn dây cẩn thận, đều đặn và đảm bảo cách điện tốt.
  • Sử dụng các loại vật liệu cách điện chất lượng cao để đảm bảo an toàn.

8. Giải đáp các câu hỏi thường gặp:

  • Cách chọn dây quấn motor 3 pha phù hợp?

Cần chọn loại dây quấn có tiết diện phù hợp với dòng điện định mức của motor. Chất liệu dây quấn thường được sử dụng là đồng hoặc nhôm.

  • Cách tính số vòng dây quấn cho motor 3 pha?

Số vòng dây quấn cho motor 3 pha được tính toán dựa trên các thông số kỹ thuật của motor, bao gồm: điện áp, công suất, tốc độ, số rãnh stator,...

  • Cách kiểm tra motor 3 pha sau khi quấn?

Cần kiểm tra các thông số kỹ thuật của motor, bao gồm: điện áp, dòng điện, công suất, tốc độ, độ ồn, độ rung,...

Kết luận:

Đọc tới đây, chắc hẳn bạn đã nắm trong tay bí kíp "phù phép" biến hóa chiếc motor 3 pha "cũ kỹ" thành "hồi sinh" mạnh mẽ rồi phải không nào! Tuy bài viết hơi "dài dòng" một chút, nhưng mình tin rằng từng bước hướng dẫn chi tiết, mẹo hay ho và cả "bí kíp" sửa chữa an toàn sẽ giúp bạn chinh phục thử thách này dễ dàng. Giờ thì xắn tay áo lên, cùng "tân trang" cho chiếc motor 3 pha và tự hào với thành quả của mình thôi nào! Nhớ là, nếu gặp khó khăn đừng ngại tìm kiếm sự trợ giúp từ những thợ sửa chữa lành nghề nhé. Chúc bạn thành công!

Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:

7.164 reviews

Tin tức liên quan

Máy Bơm Cánh Hở Công Suất Lớn, Siêu Bền, Bán Chạy Nhất 10/2024
Máy Làm Trân Châu Nhân Dừa: Cấu Tạo, Thông Số Kỹ Thuật, Bảng Giá 10/2024
Bàn Xoay Công Nghiệp: Cấu Tạo, Phân Loại, Bảng Giá 10/2024
Máy Tách Rác - Máy Lược Rác: Cấu Tạo, Phân Loại, Bảng Giá 10/2024
Tang Cuốn Cáp - Tang Quấn Cáp: Thông Số Kỹ Thuật, Bảng Giá 10/2024