0975897066Miền Nam
0975897066Miền Bắc

Cách Kiểm Tra Motor Bị Cháy Và Các Bước Khắc Phục

Viết bởi: Bảo Nhi
Bảo Nhi
Mình là Bảo Nhi, hiện tại mình đang phụ trách công việc viết bài, kiểm duyệt nội dung tại Minhmotor. Mình sinh năm 2000, tốt nghiệp cử nhân Trường Đại học Tài chính - Marketing, nơi mình học tập được rất nhiều kiến thức và nền tảng giúp mình rất nhiều trong công việc hiện tại. Với sự nhiệt huyết và đam mê của tuổi trẻ cùng với sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ các anh chị em đồng nghiệp, chúng mình luôn cố gắng đem đến những giải pháp ứng dụng động cơ điện, động cơ giảm tốc, máy bơm nước thiết thực nhất cho mọi người.
14 thg 4 2024 19:27

Bạn có biết rằng, dù là vật vô tri vô giác nhưng motor cũng dễ "ốm đau" lắm đấy. Một trong những tình huống "nguy kịch" nhất là cháy motor, nghe thôi đã thấy rùng mình rồi đúng không?

Không ai mong muốn cảnh tượng nguy hiểm như cháy nhà, tai nạn do chập điện, hay phải sốc điện vì sơ ý chạm vào motor bị hỏng. Chưa kể, thua thiệt tài sản do motor hư hỏng cũng không hề dễ chịu chút nào.

Nhưng khoan hãy vội gọi thợ, bài viết này sẽ trở thành "bác sĩ" cứu tinh cho chiếc motor nhà bạn! Chúng ta sẽ cùng khám phá những dấu hiệu "báo bệnh" của motor bị cháy, rồi học cách kiểm tra "sức khỏe" cho nó một cách an toàn và dễ hiểu.

Với chút kiến thức và sự cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể tự "chẩn đoán" tình trạng của motor, thậm chí là "chữa trị" những vấn đề đơn giản. Xóa tan nỗi lo, giữ cho ngôi nhà an toàn, và bảo vệ tài sản của bạn - đó chính là mục tiêu của bài viết này.

Hãy cùng bắt đầu "chuyến hành trình khám bệnh" cho motor ngay thôi nào!

1. Nguyên nhân cháy motor chủ yếu là do đâu?

Motor điện (hay còn gọi là động cơ điện) chính là động cơ sử dụng điện nói chung, được chia thành nhiều loại khác nhau như: motor điện 1 pha, motor điện 3 pha, motor điện một chiều, motor điện xoay chiều, roto lồng sóc, roto dây quấn, motor điện vạn năng,...

Và dù cho là loại motor điện nào đi chăng nữa thì chức năng chính của nó cũng là tạo là ra một nguồn động lực cơ học cần thiết để cho các thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ thực hiện hoạt động. Đa số động cơ điện bị cháy là do quá nhiệt, phần ít bị cháy do phóng điện. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

Động cơ điện bị cháy do nguồn cấp điện 3 pha khi đi vào trong động cơ bị mất đi 1 pha: Việc mất 1 pha sẽ gây ra tình trạng quá dòng cho 2 pha còn lại, nếu tình trạng quá dòng này kéo dài sẽ gây quá nhiệt cục bộ, đồng thời dẫn đến cháy động cơ.

motor điện bị cháy nguyên nhân là gì? cách kiểm tra và sửa chữa động cơ Những Cách Kiểm Tra Motor Bị Cháy Hiệu Quả Nhất Động cơ điện hoạt động trong những điều kiện không thuận lợi thì tuổi thọ của nó sẽ bị giảm đáng kể, thậm chí nếu bạn đấu sai dây sẽ gây ra nhiều nguy hiểm, chẳng hạn như có thể làm motor bị cháy. Do đó, cách kiểm tra motor bị cháy luôn cần thiết đối với những bạn đã biết chút ít về sửa chữa động cơ điện. 1. Nguyên nhân cháy motor chủ yếu là do đâu? Motor điện (hay còn gọi là động cơ điện) chính là động cơ sử dụng điện nói chung, được chia thành nhiều loại khác nhau như: motor điện 1 pha, motor điện 3 pha, motor điện một chiều, motor điện xoay chiều, roto lồng sóc, roto dây quấn, motor điện vạn năng,... Và dù cho là loại motor điện nào đi chăng nữa thì chức năng chính của nó cũng là tạo là ra một nguồn động lực cơ học cần thiết để cho các thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ thực hiện hoạt động. Đa số động cơ điện bị cháy là do quá nhiệt, phần ít bị cháy do phóng điện. Dưới đây là một số nguyên nhân chính: Động cơ điện bị cháy do nguồn cấp điện 3 pha khi đi vào trong động cơ bị mất đi 1 pha: Việc mất 1 pha sẽ gây ra tình trạng quá dòng cho 2 pha còn lại, nếu tình trạng quá dòng này kéo dài sẽ gây quá nhiệt cục bộ, đồng thời dẫn đến cháy động cơ. Việc mất 1 pha ở dòng điện sẽ gây ra tình trạng quá dòng cho 2 pha còn lại Các nguyên nhân dòng điện bị mất 1 pha còn do đứt cầu chì: Đầu dây đấu nối điện chạy vào động cơ điện, nếu bạn thấy 1 con bulong bị lỏng không ăn điện thì sẽ làm mất 1 pha. Cháy 1 trong 3 tiếp điểm trong quá trình khởi động từ của động cơ điện, dẫn đến bị mất 1 pha. Trong trường hợp 3 tiếp điểm trong khi khởi động từ còn tốt, thì bạn cần xem lại bộ cắt điện tự động có tự chỉnh cho tải quá dòng hay không. Nếu có thì phần cơ khí cũng sẽ bị quá tải hoặc ma sát nhiều còn làm cho động cơ khó khởi động, nên nó đã chỉnh tự động cắt ở cường độ cao hơn mức bình thường, việc này gây cháy động cơ điện. - Động cơ điện cháy do quá dòng bởi vì điện áp không ổn định: Điện áp quá cao hoặc quá thấp cũng sẽ làm cho dòng điện tăng lên cao, gây quá dòng và dẫn đến tình trạng chập cháy gây hư hỏng cho động cơ. Động cơ điện bị cháy do quá dòng vì điện áp đi vào không ổn định Nhiệt độ trong môi trường quá cao, động cơ bị đóng bụi lâu ngày không giải nhiệt được: Tình trạng nhiệt độ quá lớn cũng làm cho động cơ điện bị chập cháy. Động cơ điện bị rơi vào tình trạng quá tải kéo dài: Người ta chỉ cho phép động cơ điện có thể quá tải thấp hơn từ 15 30% mà không cắt ra. Các bộ phận bảo vệ động cơ như cầu chì, rơ le nhiệt, rơ le quá dòng thường được cài đặt kỹ lưỡng để khởi động ở trị số này. Nếu các bộ phận ở trên không hoạt động quá tải hay quá trị số trên kéo dài sẽ làm nóng động cơ, từ đó dẫn đến cháy. Động cơ điện bị hư các gối trục, trở nên phát nóng do vòng bi bạc đạn, các ổ trượt và các bộ phận ma sát giúp chống di trục. Vì thiếu mỡ bò, dầu nhớt bôi trơn, động cơ không còn đầy đủ chức năng bôi trơn. Cũng có thể do tình trạng mài mòn nhiều, các mặt ma sát đã không còn độ trơn bóng, các khe hở giữa các mặt ma sát cũng tăng cao,... Tình trạng này dẫn đến sự cọ xát giữa stator và rotor, gây ra các vết xước bóng, đồng thời gây cháy động cơ điện. Động cơ điện cháy có chỗ bị nổ dây và hình thành nám đen xung quanh là do bụi bặm, hơi nước, các loại hóa chất thẩm thấu vào trong chất cách điện làm phóng điện 1 chỗ, dẫn tới tình trạng cháy động cơ điện. Ngoài ra, việc phóng điện này còn do 1 nguyên nhân nữa, đó là độ cách điện của dây đồng quá thấp mỗi khi bị rung động, điện áp sẽ lên xuống đột ngột gây ra tình trạng ngắn mạch cuộn dây. 2. Cách kiểm tra motor bị cháy bạn cần nắm Kiểm tra KDT bên trong động cơ, nếu thấy 1 trong 3 tiếp điểm chính bị cháy, không còn khả năng dẫn điện, trong khi đó 2 tiếp điểm còn lại cũng bị dính, không nhả ra được. Khi đó, động cơ bị cháy do khởi động từ được sử dụng quá lâu ngày bị hư. Trong trường hợp 3 tiếp điểm của động cơ đều còn tốt thì cần xem lại bộ cắt điện tự động xem nó có chỉnh cho tải quá dòng hay không. Nếu có thì thường là phần cơ khí đang bị quá tải hoặc gây ra ma sát nhiều làm cho động cơ khó khởi động, điều này đã làm cháy động cơ. Khi tháo động cơ điện 3 pha ra để quấn lại cũng có thể xác định được một cách tương đối là nó bị cháy do mất pha hoặc quá tải. Nếu cháy do bị mất pha thì sẽ có ít nhất vài cuộn thuộc pha này còn lại không bị cháy nám đen giống như các cuộn dây còn lại. Quan sát phần stator, nếu như có các vết xước bóng do phần roto quay chạm vào thì lý do là bạc đạn đã bị mòn và hư. Nếu trong động cơ có chỗ bị nổ dây và hiện tượng nám đen xung quanh là do động cơ bị hơi nước lọt vào, gây ra tình trạng phóng điện 1 chỗ, dẫn tới hiện tượng cháy động cơ. Một cách kiểm tra motor 1 pha bị cháy nữa đó là các bạn hãy kiểm tra các đầu nối điện chạy vào động cơ, nếu thấy 1 con bulong bị lỏng thì đây chính là nguyên nhân làm mất cường độ 1 pha và cũng có thể làm cháy động cơ. Cần kiểm tra thật kỹ các đầu nối điện chạy vào động cơ 3. Cách khắc phục motor bị cháy trong mọi trường hợp Trong quá trình vận hành máy móc, vì nhiều lý do mà motor bị cháy hoặc hỏng hóc, chẳng hạn như: nguồn điện không ổn định, motor bị mất pha, quá tải, bị rơ ổ trục – bạc đạn,… thì chúng ta cần phải sửa chữa ngay hoặc thay thế motor mới. Chi phí mua động cơ mới cũng tương đối tốn kém, có khi còn lên đến hàng tỉ đồng trong khi đó chi phí quấn và sửa lại chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị của motor. Cho nên giải pháp quấn sửa lại motor bị cháy được rất nhiều người lựa chọn. Một số cách khắc phục tình trạng motor điện bị chạy có thể tiến hành như sau: 3.1. Giảm độ từ thẩm của lõi sắt Chúng ta biết rằng, tính chất cơ bản của motor điện chính là chuyển hóa năng lượng điện trở thành năng lượng cơ học dựa trên trục quay của động cơ (rotor) thông qua cơ chế truyền từ trường chạy từ stator sang rotor. Mức độ năng lượng truyền sang rotor còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ từ thẩm của lõi sắt stator và rotor. Thông thường, sau mỗi lần động cơ bị cháy, độ từ thẩm của lõi sắt từ cũng sẽ bị giảm đi 1 phần. Do vậy, khi quấn lại 1 động cơ bị cháy nếu không được tiến hành bởi những kỹ sư có kiến thức, kinh nghiệm với sự tính toán điều chỉnh mà cứ quấn lại y như cũ thì sẽ bị giảm thêm công suất cũng như phát nhiệt nhiều và khiến động cơ nhanh bị cháy lại. Thông thường, nhiều địa chỉ sửa chữa motor điện hay quấn lại như cũ nên hiệu quả làm việc của motor cũng không cao. Nếu được tính toán cho chuẩn xác thì 1 chiếc motor quấn sửa lại có thể đạt đến 95% công suất của motor mới. 3.2. Lót cách điện và tiến hành tẩm sấy keo cách điện cho rãnh dây Trước khi quấn dây thì việc mà các bạn cần làm trước tiên đó là lót cách điện cho lớp vỏ. Trong quá trình quấn cần phải đảm bảo lót một lớp cách điện giữa cáp pha và sau khi quấn xong thì bạn cần phải tẩm sấy keo cách điện cho từng rãnh dây. Làm như vậy nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra các sự cố không mong muốn như: chạm vỏ, chạm pha, chạm vòng,... Tất cả tùy vào mức độ nóng của động cơ mà có thể làm cháy động cơ, gây ra điện giật,….Vì vậy, vật liệu lót cách điện sử dụng cần đảm bảo được độ cách điện, bền bỉ với thời gian và có khả năng chịu được môi trường nhiệt độ cũng như độ ẩm cao. 3.3. Xem lại chất lượng của dây quấn Thông thường, phần dây quấn của motor là chất liệu bằng đồng được tráng 1 lớp men để cách điện ở bên ngoài. Tuy nhiên, để giúp làm giảm giá thành sản phẩm, nhiều đơn vị sửa chữa đã sử dụng dây nhôm để làm dây quấn motor thay cho dây đồng. Điều này đã làm giảm đáng kể công suất làm việc cũng như độ bền của motor. Do đó, 1 trong những cách kiểm tra motor 3 pha bị cháy đó là thường xuyên xem lại dây quấn. Ngoài ra, dây điện cũng có rất nhiều loại với độ tinh khiết khác nhau, điều này cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hoạt động của motor nói chung và motor điện 1 pha nói riêng. Để phòng tránh motor bị cháy, bạn phải thường xuyên xem lại dây quấn 3.4. Phương pháp quấn dây cho motor Phương pháp quấn dây có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng vận hành của motor. Có nhiều cách quấn dây khác nhau, chẳng hạn như dùng tay quấn hoặc máy để tiến hành đưa dây quấn vào trong các rãnh của motor. Tuy nhiên, phương pháp quấn đúng đắn cũng như sự cẩn thận, tỉ mỉ sẽ giúp các cuộn dây được đưa vào bên trong rãnh một cách nguyên vẹn. Ngược lại, phương pháp không đúng và sự thiếu cẩn trọng có thể làm giãn nở các sợi dây cũng như tình trạng rạn nứt, làm tróc lớp men cách điện. Chính điều này sẽ khiến động cơ vận hành không bền. Kết luận Ngoài các lỗi phổ biến bài viết nêu trên, còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng hư hỏng, thậm chí còn bị cháy động cơ. Do đó, việc cần phải làm là luôn có cách kiểm tra motor bị cháy. Hãy liên hệ với Minhmotor để được chúng tôi chăm sóc, bảo dưỡng, xử lý động cơ trong hệ thống bị cháy của bạn để đảm bảo được sự suôn sẻ cho quá trình sản xuất cũng như vận hành hệ thống.

Việc mất 1 pha ở dòng điện sẽ gây ra tình trạng quá dòng cho 2 pha còn lại

Động cơ điện cháy do quá dòng bởi vì điện áp không ổn định: Điện áp quá cao hoặc quá thấp cũng sẽ làm cho dòng điện tăng lên cao, gây quá dòng và dẫn đến tình trạng chập cháy gây hư hỏng cho động cơ.

Động cơ điện bị cháy do quá dòng vì điện áp đi vào không ổn định

Động cơ điện bị cháy do quá dòng vì điện áp đi vào không ổn định

Nhiệt độ trong môi trường quá cao, động cơ bị đóng bụi lâu ngày không giải nhiệt được: Tình trạng nhiệt độ quá lớn cũng làm cho động cơ điện bị chập cháy.

Động cơ điện bị rơi vào tình trạng quá tải kéo dài: Người ta chỉ cho phép động cơ điện có thể quá tải thấp hơn từ 15 30% mà không cắt ra. Các bộ phận bảo vệ động cơ như cầu chì, rơ le nhiệt, rơ le quá dòng thường được cài đặt kỹ lưỡng để khởi động ở trị số này. Nếu các bộ phận ở trên không hoạt động quá tải hay quá trị số trên kéo dài sẽ làm nóng động cơ, từ đó dẫn đến cháy.

Động cơ điện bị hư các gối trục, trở nên phát nóng do vòng bi bạc đạn, các ổ trượt và các bộ phận ma sát giúp chống di trục. Vì thiếu mỡ bò, dầu nhớt bôi trơn, động cơ không còn đầy đủ chức năng bôi trơn. Cũng có thể do tình trạng mài mòn nhiều, các mặt ma sát đã không còn độ trơn bóng, các khe hở giữa các mặt ma sát cũng tăng cao,... Tình trạng này dẫn đến sự cọ xát giữa stator và rotor, gây ra các vết xước bóng, đồng thời gây cháy động cơ điện.

Động cơ điện cháy có chỗ bị nổ dây và hình thành nám đen xung quanh là do bụi bặm, hơi nước, các loại hóa chất thẩm thấu vào trong chất cách điện làm phóng điện 1 chỗ, dẫn tới tình trạng cháy động cơ điện. Ngoài ra, việc phóng điện này còn do 1 nguyên nhân nữa, đó là độ cách điện của dây đồng quá thấp mỗi khi bị rung động, điện áp sẽ lên xuống đột ngột gây ra tình trạng ngắn mạch cuộn dây.

Các nguyên nhân dòng điện bị mất 1 pha còn do đứt cầu chì: Đầu dây đấu nối điện chạy vào động cơ điện, nếu bạn thấy 1 con bulong bị lỏng không ăn điện thì sẽ làm mất 1 pha. Cháy 1 trong 3 tiếp điểm trong quá trình khởi động từ của động cơ điện, dẫn đến bị mất 1 pha.

Trong trường hợp 3 tiếp điểm trong khi khởi động từ còn tốt, thì bạn cần xem lại bộ cắt điện tự động có tự chỉnh cho tải quá dòng hay không. Nếu có thì phần cơ khí cũng sẽ bị quá tải hoặc ma sát nhiều còn làm cho động cơ khó khởi động, nên nó đã chỉnh tự động cắt ở cường độ cao hơn mức bình thường, việc này gây cháy động cơ điện.

Trong những trường hợp cụ thể ta có những nguyên nhân hư hỏng động cơ điện khác nhau, dưới đây là những trường hợp cháy hỏng động cơ điện 1 pha phổ biến nhất:

  • Động cơ 1 pha bị dùng cho máy nén khí cũ hỏng van: Máy nén khi có van 1 chiều để hơi chạy vào bình chứa được nén lại chứ không thải ra, tạo áp suất khí để làm việc sơn, vệ sinh bụi bẩn, rửa xe, phun dầu mỡ.. Khi máy đã cũ, van này có thể bị hỏng, lực đẩy của khí tác dụng lên cơ cấu làm việc của động cơ, motor điện có thể bị giảm tua, hoặc ngừng quay, dẫn đến nóng và cháy quá tải.
  • Động cơ điện 1 pha trong máy cưa không lập trình: Máy cưa không có lập trình rõ bao nhiêu mm dày, gỗ cứng hay gỗ mềm, VD thông thường mô tơ chỉ cưa được các thớ gỗ dày 5 cm, nay cho vào miếng gỗ dày 10 cm nhưng lại muốn cưa nhanh, ép mô tơ làm việc quá tải, sẽ dẫn đến nóng cháy quá tải.
  • Motor điện 1 pha trong máy cắt vật quá cứng: VD thông thường mô tơ chỉ cắt lá sắt, hoặc miếng thép mỏng nay ép động cơ cắt các vật quá cứng như thép đã tôi nhiệt luyện hoặc cắt cả thanh sắt dày, điều này có thể khiến mô tơ mắc kẹt hỏng bạc đạn hoặc chập cháy dây đồng do nóng chảy lớp cách điện.
  • Motor nâng, cẩu nặng liên tục không nghỉ: Trong nghề xây dựng động cơ 1 pha dùng để tời các bao xi măng, cát, nguyên liệu trộn hồ, trộn vữa… lên tầng cao để xây nhà. Đôi khi với vật quá nặng, vừa cẩu vừa phanh liên tục hoặc có độ rung lắc lớn. Lực tác động lên trục mô tơ lớn đủ để khiến nó giảm tua hoặc dừng, sẽ gây cháy quá tải, chảy mỡ vòng bi, dây đồng nóng chảy hết lớp cách điện.
  • Motor 1 pha trong máy xay: Thông thường chỉ dùng mô tơ xay thịt xay giò chả, cá, nghiền thức ăn gia súc gia cầm mềm nay nếu tăng lượng thịt lớn vào cối xay hoặc khi cho cả xương nhỏ, sườn nhỏ, xương sụn hoặc xương cá to thì cần xem công suất của mô tơ có phù hợp không, tránh hiện tượng quá tải cháy động cơ. Lưỡi dao có đủ độ sắc không, thép làm dao có đủ độ cứng không, đồng tâm chưa và ốc vít bắt chặt chưa, nồi- cối xay có vững chắc không cũng là những yếu tố quan trọng khi vận hành mô tơ.
  • Đường điện cấp cho motor hao mòn do lắp đặt xa: Tại Việt Nam có rất nhiều đường điện đi từ hộ gia đình nối tới cánh đồng rộng xa, dây điện quá dài hoặc độ dẫn điện còn chưa tốt khiến điện áp 220V chỉ còn 200 V hoặc thậm chí 180V. Điện cung cấp cho động cơ 1 pha không đủ sẽ khiến chạy yếu hoặc không chạy nổi. ( I = U / R, hiệu điện thế U giảm thì I (A) giảm). 
  • Motor 1 pha cháy hỏng do tụ điện: Tụ điện dùng lâu rồi có thể hỏng, bục, nổ, cách khắc phục là thay tụ điện mới.  
  • Cúp lơ – mặt vít- công tắc chuyển mạch. Khi linh kiện ngừng hoạt động kiểm tra tiếp điểm phóng hồ quang và lò xo ở quả văng, quả văng không được quá trùng hoặc quá căng. Nếu các tiếp điểm không còn hoạt động trơn tru, hay công tắc này gãy vỡ thì có thể thay mới.  
    Motor 1 pha cháy hỏng do chân đế: với mô tơ 1 pha vỏ nhôm chân đế tháo rời được, trong quá trình vận chuyển nếu rơi gãy vỡ thì có thể thay chân đế mới.  
  • Motor 1 pha cháy hỏng do cánh quạt và sambo: nếu gãy cánh quạt do va đập cơ học, có thể thay cánh quạt, sambo mới.

Tương tự như motor 1 pha, motor 3 pha cũng có thể gặp các trường hợp cháy hỏng do những nguyên nhân trên.

2. Cách kiểm tra motor 1 pha, 3 pha bị cháy bạn cần nắm 

Kiểm tra KDT bên trong động cơ, nếu thấy 1 trong 3 tiếp điểm chính bị cháy, không còn khả năng dẫn điện, trong khi đó 2 tiếp điểm còn lại cũng bị dính, không nhả ra được. Khi đó, động cơ bị cháy do khởi động từ được sử dụng quá lâu ngày bị hư.

Trong trường hợp 3 tiếp điểm của động cơ đều còn tốt thì cần xem lại bộ cắt điện tự động xem nó có chỉnh cho tải quá dòng hay không. Nếu có thì thường là phần cơ khí đang bị quá tải hoặc gây ra ma sát nhiều làm cho động cơ khó khởi động, điều này đã làm cháy động cơ.

Khi tháo động cơ điện 3 pha ra để quấn lại cũng có thể xác định được một cách tương đối là nó bị cháy do mất pha hoặc quá tải. Nếu cháy do bị mất pha thì sẽ có ít nhất vài cuộn thuộc pha này còn lại không bị cháy nám đen giống như các cuộn dây còn lại.

Quan sát phần stator, nếu như có các vết xước bóng do phần roto quay chạm vào thì lý do là bạc đạn đã bị mòn và hư.

Nếu trong động cơ có chỗ bị nổ dây và hiện tượng nám đen xung quanh là do động cơ bị hơi nước lọt vào, gây ra tình trạng phóng điện 1 chỗ, dẫn tới hiện tượng cháy động cơ.

Một cách kiểm tra motor 1 pha bị cháy nữa đó là các bạn hãy kiểm tra các đầu nối điện chạy vào động cơ, nếu thấy 1 con bulong bị lỏng thì đây chính là nguyên nhân làm mất cường độ 1 pha và cũng có thể làm cháy động cơ.

Cần kiểm tra thật kỹ các đầu nối điện chạy vào động cơ

Cần kiểm tra thật kỹ các đầu nối điện chạy vào động cơ

3. Cách khắc phục motor bị cháy trong mọi trường hợp

Trong quá trình vận hành máy móc, vì nhiều lý do mà motor bị cháy hoặc hỏng hóc, chẳng hạn như: nguồn điện không ổn định, motor bị mất pha, quá tải, bị rơ ổ trục – bạc đạn,… thì chúng ta  cần phải sửa chữa ngay hoặc thay thế motor mới. 

Chi phí mua động cơ mới cũng tương đối tốn kém, có khi còn lên đến hàng tỉ đồng trong khi đó chi phí quấn và sửa lại chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị của motor. Cho nên giải pháp quấn sửa lại motor bị cháy được rất nhiều người lựa chọn. Một số cách khắc phục tình trạng motor điện bị chạy có thể tiến hành như sau:

a) Giảm độ từ thẩm của lõi sắt

Chúng ta biết rằng, tính chất cơ bản của motor điện chính là chuyển hóa năng lượng điện trở thành năng lượng cơ học dựa trên trục quay của động cơ (rotor) thông qua cơ chế truyền từ trường chạy từ stator sang rotor. Mức độ năng lượng truyền sang rotor còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ từ thẩm của lõi sắt stator và rotor. Thông thường, sau mỗi lần động cơ bị cháy, độ từ thẩm của lõi sắt từ cũng sẽ bị giảm đi 1 phần.

Do vậy, khi quấn lại 1 động cơ bị cháy nếu không được tiến hành bởi những kỹ sư có kiến thức, kinh nghiệm với sự tính toán điều chỉnh mà cứ quấn lại y như cũ thì sẽ bị giảm thêm công suất cũng như phát nhiệt nhiều và khiến động cơ nhanh bị cháy lại. Thông thường, nhiều địa chỉ sửa chữa motor điện hay quấn lại như cũ nên hiệu quả làm việc của motor cũng không cao. Nếu được tính toán cho chuẩn xác thì 1 chiếc motor quấn sửa lại có thể đạt đến 95% công suất của motor mới.

b) Lót cách điện và tiến hành tẩm sấy keo cách điện cho rãnh dây

Trước khi quấn dây thì việc mà các bạn cần làm trước tiên đó là lót cách điện cho lớp vỏ. Trong quá trình quấn cần phải đảm bảo lót một lớp cách điện giữa cáp pha và sau khi quấn xong thì bạn cần phải tẩm sấy keo cách điện cho từng rãnh dây. Làm như vậy nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra các sự cố không mong muốn như: chạm vỏ, chạm pha, chạm vòng,...

Tất cả tùy vào mức độ nóng của động cơ mà có thể làm cháy động cơ, gây ra điện giật,….Vì vậy, vật liệu lót cách điện sử dụng cần đảm bảo được độ cách điện, bền bỉ với thời gian và có khả năng chịu được môi trường nhiệt độ cũng như độ ẩm cao.

c) Xem lại chất lượng của dây quấn

Thông thường, phần dây quấn của motor là chất liệu bằng đồng được tráng 1 lớp men để cách điện ở bên ngoài. Tuy nhiên, để giúp làm giảm giá thành sản phẩm, nhiều đơn vị sửa chữa đã sử dụng dây nhôm để làm dây quấn motor thay cho dây đồng. Điều này đã làm giảm đáng kể công suất làm việc cũng như độ bền của motor. 

Do đó, 1 trong những cách kiểm tra motor 3 pha bị cháy đó là thường xuyên xem lại dây quấn. Ngoài ra, dây điện cũng có rất nhiều loại với độ tinh khiết khác nhau, điều này cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hoạt động của motor nói chung và motor điện 1 pha nói riêng.

Để phòng tránh motor bị cháy, bạn phải thường xuyên xem lại dây quấn

Để phòng tránh motor bị cháy, bạn phải thường xuyên xem lại dây quấn

d) Phương pháp quấn dây cho motor

Phương pháp quấn dây có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng vận hành của motor. Có nhiều cách quấn dây khác nhau, chẳng hạn như dùng tay quấn hoặc máy để tiến hành đưa dây quấn vào trong các rãnh của motor. 

Tuy nhiên, phương pháp quấn đúng đắn cũng như sự cẩn thận, tỉ mỉ sẽ giúp các cuộn dây được đưa vào bên trong rãnh một cách nguyên vẹn. Ngược lại, phương pháp không đúng và sự thiếu cẩn trọng có thể làm giãn nở các sợi dây cũng như tình trạng rạn nứt, làm tróc lớp men cách điện. Chính điều này sẽ khiến động cơ vận hành không bền.

4. Cách kiểm tra các loại motor khác nhau

  • Motor điện một chiều:
    • Nguyên nhân cháy motor điện một chiều:
      • Quá tải
      • Điện áp không ổn định
      • Chổi than bị mòn
      • Lỗ thông gió bị tắc nghẽn
    • Cách kiểm tra motor điện một chiều bị cháy:
      • Kiểm tra điện áp
      • Kiểm tra dòng điện
      • Kiểm tra chổi than
      • Kiểm tra điện trở cách điện
    • Cách khắc phục motor điện một chiều bị cháy:
      • Sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị hỏng
      • Vệ sinh motor
      • Bảo trì motor định kỳ
  • Motor điện xoay chiều:
    • Nguyên nhân cháy motor điện xoay chiều:
      • Quá tải
      • Điện áp không ổn định
      • Lỗ thông gió bị tắc nghẽn
      • Tụ điện bị hỏng
      • Bi bạc đạn bị mòn
    • Cách kiểm tra motor điện xoay chiều bị cháy:
      • Kiểm tra điện áp
      • Kiểm tra dòng điện
      • Kiểm tra tụ điện
      • Kiểm tra điện trở cách điện
      • Kiểm tra bi bạc đạn
    • Cách khắc phục motor điện xoay chiều bị cháy:
      • Sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị hỏng
      • Vệ sinh motor
      • Bảo trì motor định kỳ
  • Roto lồng sóc:
    • Nguyên nhân cháy roto lồng sóc:
      • Quá tải
      • Điện áp không ổn định
      • Lỗ thông gió bị tắc nghẽn
      • Chập điện
    • Cách kiểm tra roto lồng sóc bị cháy:
      • Kiểm tra điện trở
      • Kiểm tra cách điện
      • Kiểm tra bằng phương pháp từ thông
    • Cách khắc phục roto lồng sóc bị cháy:
      • Sửa chữa hoặc thay thế roto
      • Vệ sinh motor
      • Bảo trì motor định kỳ
  • Roto dây quấn:
    • Nguyên nhân cháy roto dây quấn:
      • Quá tải
      • Điện áp không ổn định
      • Lỗ thông gió bị tắc nghẽn
      • Chập điện
      • Dây quấn bị hỏng
    • Cách kiểm tra roto dây quấn bị cháy:
      • Kiểm tra điện trở
      • Kiểm tra cách điện
      • Kiểm tra bằng phương pháp từ thông
      • Kiểm tra dây quấn
    • Cách khắc phục roto dây quấn bị cháy:
      • Sửa chữa hoặc thay thế roto
      • Vệ sinh motor
      • Bảo trì motor định kỳ
  • Motor điện vạn năng:
    • Nguyên nhân cháy motor điện vạn năng:
      • Quá tải
      • Điện áp không ổn định
      • Lỗ thông gió bị tắc nghẽn
      • Chổi than bị mòn
      • Dây quấn bị hỏng
    • Cách kiểm tra motor điện vạn năng bị cháy:
      • Kiểm tra điện áp
      • Kiểm tra dòng điện
      • Kiểm tra chổi than
      • Kiểm tra điện trở cách điện
      • Kiểm tra dây quấn
    • Cách khắc phục motor điện vạn năng bị cháy:
      • Sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị hỏng
      • Vệ sinh motor
      • Bảo trì motor định kỳ

5. Các nguyên nhân khác dẫn đến cháy motor:

  • Lỗi do nhà sản xuất:
    • Lỗi thiết kế
    • Lỗi vật liệu
    • Lỗi gia công
  • Lỗi do vận hành:
    • Sử dụng motor sai mục đích
    • Sử dụng motor quá tải
    • Bảo trì motor không định kỳ
  • Các yếu tố môi trường:
    • Nhiệt độ cao
    • Độ ẩm cao
    • Hóa chất

6. Các phương pháp khắc phục chuyên sâu hơn:

  • Sử dụng thiết bị chuyên dụng để kiểm tra motor
  • Sửa chữa motor bằng phương pháp hàn
  • Thay thế các bộ phận bị hỏng bằng phụ tùng chính hãng
  • Nâng cấp motor để tăng hiệu quả hoạt động

Kết luận

Động cơ điện đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, nhưng đôi khi chúng cũng gặp sự cố như bị cháy. Đừng lo lắng! Bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về cách kiểm tra Cách Kiểm Tra Motor Bị Cháy, giúp bạn phát hiện sớm và khắc phục kịp thời. Hãy nhớ rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh, bảo trì định kỳ và sử dụng đúng cách sẽ giúp động cơ bền bỉ hơn. Chúc bạn thành công!

Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:

4.732 reviews

Tin tức liên quan

Máy Bơm Cánh Hở Công Suất Lớn, Siêu Bền, Bán Chạy Nhất 11/2024
Máy Làm Trân Châu Nhân Dừa: Cấu Tạo, Thông Số Kỹ Thuật, Bảng Giá 11/2024
Bàn Xoay Công Nghiệp: Cấu Tạo, Phân Loại, Bảng Giá 11/2024
Máy Tách Rác - Máy Lược Rác: Cấu Tạo, Phân Loại, Bảng Giá 11/2024
Tang Cuốn Cáp - Tang Quấn Cáp: Thông Số Kỹ Thuật, Bảng Giá 11/2024