0975897066Miền Nam
0975897066Miền Bắc

4 Cách Tự Làm Máy Phát Điện Từ Động Cơ Điện Cũ Dễ Thực Hiện

Viết bởi: Bảo Nhi
Bảo Nhi
Mình là Bảo Nhi, hiện tại mình đang phụ trách công việc viết bài, kiểm duyệt nội dung tại Minhmotor. Mình sinh năm 2000, tốt nghiệp cử nhân Trường Đại học Tài chính - Marketing, nơi mình học tập được rất nhiều kiến thức và nền tảng giúp mình rất nhiều trong công việc hiện tại. Với sự nhiệt huyết và đam mê của tuổi trẻ cùng với sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ các anh chị em đồng nghiệp, chúng mình luôn cố gắng đem đến những giải pháp ứng dụng động cơ điện, động cơ giảm tốc, máy bơm nước thiết thực nhất cho mọi người.
08 thg 4 2024 22:31

Bạn có đang tìm kiếm một giải pháp cung cấp điện độc đáo, tiết kiệm và mang đậm dấu ấn cá nhân? Hãy cùng khám phá thế giới DIY (Do It Yourself) đầy thú vị với dự án "Tự Làm Máy Phát Điện Từ Động Cơ Điện Cũ".

Với hướng dẫn chi tiết trong bài viết này, bạn sẽ được dẫn dắt từng bước để biến những động cơ điện tưởng chừng như bỏ đi thành những "cỗ máy" tạo ra nguồn điện hữu ích. Bắt đầu từ việc lựa chọn động cơ phù hợp, cho đến lắp ráp, điều chỉnh và vận hành, tất cả đều được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với cả những người mới bắt đầu.

Hãy cùng bắt tay vào thực hiện dự án "Tự Làm Máy Phát Điện Từ Động Cơ Điện Cũ" để trải nghiệm niềm vui sáng tạo, tiết kiệm chi phí và tạo ra nguồn điện hữu ích cho chính mình!

1. Khái niệm máy phát điện

Trước khi tìm hiểu cụ thể về cách làm máy phát điện từ motor, các bạn cần nắm rõ được máy phát điện là gì? Bao gồm những loại nào và chúng có công dụng ra sao? Máy phát điện là 1 thiết bị dùng để biến đổi cơ năng trở thành điện năng. 

Thông thường chúng hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguồn cơ năng sơ cấp có thể lấy được từ các động cơ tua bin hơi hay tua bin nước, cũng có khi là động cơ đốt trong, tua bin gió hoặc xuất phát từ các nguồn cơ năng khác.

Máy phát điện thường hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ

Máy phát điện thường hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ

Máy phát điện có 2 loại chủ yếu là máy phát điện xoay chiều (còn gọi là alternator) và máy phát điện 1 chiều (tên khác là dynamo). Máy phát điện đầu tiên chính là đĩa Faraday, được nhà khoa học người Anh tên là Michael Faraday sáng chế vào năm 1831.

Để chuyển đổi ngược từ điện năng sang thành cơ năng, người ta sử dụng động cơ điện. Máy phát điện cùng với động cơ điện thực tế có rất nhiều đặc điểm giống nhau. Vậy nên, bạn có thể sử dụng 1 số loại động cơ đã hư hỏng, không còn sử dụng nữa để biến thành những chiếc máy phát điện để tạo ra được điện năng.

Máy phát điện luôn giữ 1 vai trò then chốt, chủ đạo trong các thiết bị cung cấp điện. Nó thực hiện 1 lần tới 3 chức năng: phát điện, chỉnh lưu dòng điện, hiệu chỉnh điện áp, nhưng chức năng nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thật đáng ngạc nhiên phải không nào.

Nguồn điện xoay chiều hoạt động ra sao? 

 

2. 4 Cách làm máy phát điện từ motor

Những bạn nào không có điều kiện mua máy phát điện tại cửa hàng thì có thể dùng những motor khác nhau để thành chiếc máy phát điện để sử dụng cho gia đình. Hầu như bất kỳ một chiếc motor nào cũng có thể chuyển đổi thành chiếc máy phát điện. Có thể chế tạo được máy phát điện bằng những cách dưới đây:

a) Dùng motor làm máy phát điện từ motor 3 pha

Cách chuyển đổi 1 con motor 3 pha hàng Nhật bãi 3,7kg thành 1 chiếc máy phát điện rất đơn giản. Nếu bạn có 1 chiếc motor và cái đầu nổ thì việc chuyển thành máy phát điện để sử dụng trong gia đình là không hề khó. Đầu tiên, bạn lắp con tụ 60 microfara (µF), con motor 3 pha có 6 đầu dây ra, trong đó có 3 đầu nó chụm chung lại rồi, bạn cứ để nguyên đấy. 

Tiến hành lắp con tụ 60 vào 2 đầu 3 pha của motor 3 pha. Còn lại 1 đầu, bạn lôi ra để phát ở điểm dưới. Các bạn không được lấy 2 đầu 3 pha vì nó sẽ bằng 380V là không được vì thiết bị sẽ cháy. Bạn cần lấy 1 đầu điện ra vào cái đầu chung và 1 đầu điện ra vào cái đầu 3 pha và máy sẽ chạy ở 220V. 

Nếu đem ra tiệm bảo thợ chuyển đối từ đấu sao sang đấu tam giác thì móc ra ở đầu nào cũng được. Trường hợp để nguyên là 380V nhưng bạn vẫn chạy được 220V bằng cách lấy 1 đầu điện ra và 1 đầu là của 3 đầu kia. 

Lắp lên đầu nổ sẽ lâu, bạn có thể thử bằng bánh xe máy cũng được. Chỉ cần 1 con motor như trên là bóng đã có thể sáng trắng đèn luôn mà không hề nhấp nháy, dùng thoải mái cho gia đình luôn. 

b) Cách làm máy phát điện từ motor DC

Máy phát điện 1 chiều sử dụng motor DC là 1 thiết bị các bạn có thể tự làm, trong đó sử dụng motor DC giống như là 1 chiếc máy phát điện 1 chiều và hệ thống phát động sử dụng motor DC hay motor DC giảm tốc, giúp cho chuyển động quay của máy phát điện cũng được kéo theo bởi 1 hệ thống truyền chuyển động từ dây curoa và puli. 

Cách làm máy phát điện từ motor DC khá đơn giản và dễ làm

Cách làm máy phát điện từ motor DC khá đơn giản và dễ làm

Với loại máy phát điện tự chế này, suất điện động tạo ra trong động cơ không lớn (chỉ khoảng từ 1 3V), đủ để chiếc đèn led đấu nối vào phát sáng. Ngoài việc sử dụng bóng đèn led để chứng minh là chiếc máy phát điện đang hoạt động, các bạn cũng có thể sử dụng đồng hồ điện vạn năng VOM để xác định suất điện động của động cơ do chính máy phát điện tạo ra. 

Các thợ sửa chữa đều có thể nhận biết được các thiết bị có nguồn điện 1 chiều, chẳng hạn như: pin, bình ắc quy,... nhưng chắc hẳn không biết cách để tạo ra dòng điện 1 chiều chính bằng chiếc máy phát điện. Do đó, các bạn cần nắm rõ được cấu tạo và nguyên lý hoạt động cơ bản của motor máy phát điện 1 chiều. Hơn nữa, khả năng sử dụng motor DC giống như là 1 chiếc máy phát điện 1 chiều là rất cao.

Một số khó khăn thường gặp khi tự chế máy phát điện 1 chiều sử dụng motor DC như: lắp motor khởi động nhưng motor phát điện lại không đồng trục, thao tác nối không đúng cực của đèn led,... Để chế tạo được thành công chiếc máy phát điện, các khó khăn này cần được tự khắc phục và tìm hướng giải quyết. Khi hoàn tất, các bạn có thể thử nghiệm với 02 phiên bản sử dụng motor DC và 03 phiên bản sử dụng motor DC để giảm tốc.

c) Cách làm máy phát điện từ motor xe đạp điện cũ

Cách để tự chế ra một chiếc máy phát điện từ động cơ xe đạp điện cũ còn tùy thuộc vào địa hình, địa vật nhà bạn. Các bạn có thể lợi dụng sức gió, sức nước làm guồng hoặc bạn có thể làm bằng động cơ xe máy để tạo ra một chiếc máy phát điện.

Các bạn có thể ra chỗ hàng sắt vụn để mua 1 cái motor xe đạp cũ. Xe đạp điện thường hư cái líp, bạn nên thay nó đi để phục hồi lại động cơ. Con ốc chống để không bị cọ vào cái líp, bên cạnh hãy vặn 1 con ốc để nó không bị thụt vào. Tiếp đến, cần lấy 1 cái căng xích để cho động cơ nó không bị cọ vào. 

Gắn xích vào, điều chỉnh làm sao cho sợi dây xích ở độ căng vừa phải chứ không căng quá mà cũng không chùng quá. Nếu sức nước nhà bạn đủ mạnh thì vẫn có thể chế tạo được động cơ chạy bằng sức nước, trong trường hợp này bạn có thể coi đây là động cơ vĩnh cửu.

Bạn có thể tự chế một chiếc máy phát điện từ động cơ xe đạp điện cũ

Bạn có thể tự chế một chiếc máy phát điện từ động cơ xe đạp điện cũ

Để xích chùng đi 1 chút và thẳng thì sẽ nhẹ động cơ, motor sẽ quay êm hơn. Quay thử xem nó có bị long ra không, tiến hành khống chế làm sao cho chặt chẽ, nếu căng xích thì khi quay nó rất nặng.

Mua 1 con đi-ốt chuyển đổi điện 3 pha sang điện 1 chiều, nó có tới 3 cái chân của động cơ, âm dương. 3 cái dây các bạn đấu luôn vào 3 chân hoặc có thể hàn hoặc quấn băng keo vào cần thận. Dây mass các bạn bỏ ra, không cần dùng nữa. Nếu ở gần sông, suối thì các bạn có thể tận dụng được sức nước để làm chạy động cơ.

Thử xem ở cái đèn 12V nhưng bạn phải đấu đúng chiều thì nó mới sáng. Khi đấu 1 quả đèn thì motor quay rất là nhẹ, tiếp tục đấu quả thứ 2 vào để xem nó chịu được bao nhiêu bóng đèn. Nếu chạy bằng sức gió thì tùy theo điều kiện mà các bạn thiết kế sử dụng được nhiều bóng đèn hơn. Khi đó, năng lượng ánh sáng là vĩnh cửu luôn, mà cách làm cũng rất đơn giản.

Bạn tiếp tục lắp quả đèn số 3 và 4 vào động cơ, lúc này sẽ sáng rất bình thường. Bạn có thể đấu sang quạt, khi dùng công suất càng nhiều thì lực quay sẽ nặng hơn là điều hiển nhiên. Dùng con đi-ốt nạp thẳng vào bình ắc quy, vì đây là điện 1 chiều. Bạn cũng có thể gắn lên động cơ xe máy để xem kết quả ra sao?

d) Cách làm máy phát điện từ motor máy giặt cũ

Làm máy phát điện từ motor máy giặt cũ thì chỉ cần nhìn sơ qua là các bạn có thể biết làm ngay. Cái motor của máy giặt có con tụ 440V 11,5µF. Để chứng thực nó là motor máy giặt, bạn có thể cắm vào điện 237V, nghe thấy tiếng motor kêu. Tìm một tờ giấy để bịt vào motor xem nó kêu như thế nào. Rút hết dây ra rồi lắp vào để phát điện. 

Làm máy phát điện từ motor máy giặt cũ hoàn toàn khả thi

Làm máy phát điện từ motor máy giặt cũ hoàn toàn khả thi

Tiếp đến, đặt con motor nằm xuống, thử đo V ở 2 dây xem sao, chỉ cần quay bằng tay là được, thông thường là 18V, nếu dùng động cơ thì có thể lên đến 40 50V. Nhiều bạn còn cho rằng con motor này không phát được điện, cho dù có phát được thì cũng chỉ sạc được điện thoại là cùng. Nhưng điều này chỉ là nghi ngờ, khi tiến hành làm rồi thì sự thật thì không phải vậy.  

Dùng cái máy khoan và đồng hồ đo vẫn để nguyên như vậy, do không có cái motor nào có thể kéo được động cơ cả. Cái máy khoan hỏng mất cổ bóp thì các bạn có thể nối tắt trực diện vào và cắm điện lên, motor sẽ quay và phát ra được hơn 230V. Dòng motor này có thể phát ra công suất khoảng 5 600W mà điện áp vẫn chỉ khoảng 200V nên rất dễ sử dụng. 

Bỏ cái đồng hồ ra, lấy cái bóng 30W đưa vào để thử, công suất sẽ lên khoảng 200W, nếu hơn nữa thì hơi yếu. Cắm điện vào, đèn sáng trưng lên là chúng ta đã chế tạo thành công cái máy phát điện từ motor máy giặt thật đơn giản.

3. Cơ Sở Lý Thuyết và Nguyên Lý Hoạt Động Của Máy Phát Điện

Máy phát điện hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, biến đổi cơ năng từ động cơ thành điện năng thông qua sự chuyển động của từ trường. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần nắm được cơ bản về cấu tạo của máy phát điện bao gồm rotor (phần quay) và stator (phần đứng yên), cùng với cách thức mà chúng tương tác với nhau để tạo ra dòng điện.

Rotor là phần quay của máy phát điện, bao gồm các cuộn dây quấn quanh lõi sắt từ. Khi rotor quay, các cuộn dây cắt qua các vùng từ thay đổi tạo ra dòng điện cảm ứng theo nguyên lý của máy phát điện. Stator là phần đứng yên, bao gồm các cuộn dây quấn quanh lõi sắt từ. Khi từ trường của rotor quay, nó tạo ra dòng điện xoay chiều trong các cuộn dây của stator.

4. An Toàn Khi Tự Chế Tạo

An toàn là yếu tố quan trọng nhất khi thực hiện dự án tự chế máy phát điện. Trước tiên, cần ngắt kết nối hoàn toàn với nguồn điện chính trước khi bắt đầu làm việc để tránh giật điện. Sử dụng găng tay cao su và kính bảo hộ mắt để đảm bảo an toàn. Làm việc tại khu vực thông thoáng, tránh xa nước và độ ẩm cao. Kiểm tra kỹ các dụng cụ và vật liệu trước khi sử dụng.

Ngoài ra, không nên tự ý thay đổi thiết kế hoặc cấu tạo của máy móc khi không có kiến thức và kinh nghiệm đầy đủ. Hãy tham khảo các hướng dẫn chuyên môn và làm theo đúng quy trình để đảm bảo an toàn.

5. Phân Tích So Sánh Hiệu Quả

So với các máy phát điện thương mại, máy phát điện DIY thường có công suất nhỏ hơn, khoảng vài trăm Watt đến vài kW, phù hợp với nhu cầu sử dụng điện năng nhỏ. Tuy nhiên, chúng lại rất linh hoạt, có thể tùy chỉnh để phù hợp với nhiều nguồn năng lượng tái tạo như gió, nước, mặt trời.

Ưu điểm của máy phát điện DIY là chi phí thấp, có thể tự sửa chữa, bảo dưỡng đơn giản. Tuy nhiên độ bền và độ ổn định kém hơn so với sản phẩm thương mại. Do vậy, máy phát DIY phù hợp để sử dụng cho mục đích thử nghiệm, học tập hoặc cung cấp năng lượng dự phòng cho các thiết bị điện nhỏ.

6. Bảo Dưỡng và Tăng Tuổi Thọ

Để máy phát điện DIY hoạt động ổn định và bền bỉ hơn, cần thực hiện bảo dưỡng định kỳ như sau:

- Kiểm tra và thay thế tụ điện nếu hỏng hóc. Tụ điện có tuổi thọ cỡ 5-10 năm.

- Làm sạch các bộ phận bằng khí nén định kỳ 6 tháng một lần để loại bỏ bụi bẩn, cặn.

- Kiểm tra kết nối, đai ốc, bu lông thường xuyên. Siết chặt nếu bị lỏng.

- Kiểm tra mức độ hao mòn của các bộ phận, đặc biệt là cuộn dây và chổi than. Thay thế kịp thời nếu cần.

Việc bảo dưỡng đúng cách sẽ giúp máy phát điện DIY hoạt động ổn định hơn, kéo dài tuổi thọ và hiệu quả sử dụng.

Kết luận:

Tự chế tạo máy phát điện từ motor cũ không chỉ là một dự án thú vị mà còn thể hiện trách nhiệm với môi trường bằng cách tái sử dụng và giảm lượng rác thải điện tử. Bằng cách theo dõi các hướng dẫn kỹ thuật cụ thể và tuân thủ các biện pháp an toàn, bạn không chỉ tạo ra một nguồn năng lượng hữu ích mà còn có cơ hội học hỏi và áp dụng kiến thức về kỹ thuật và vật lý vào thực tế. Dự án "Tự Làm Máy Phát Điện Từ Động Cơ Điện Cũ" không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy văn hóa tái chế và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên.

Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:

8.539 reviews

Tin tức liên quan

Máy Bơm Cánh Hở Công Suất Lớn, Siêu Bền, Bán Chạy Nhất 11/2024
Máy Làm Trân Châu Nhân Dừa: Cấu Tạo, Thông Số Kỹ Thuật, Bảng Giá 11/2024
Bàn Xoay Công Nghiệp: Cấu Tạo, Phân Loại, Bảng Giá 11/2024
Máy Tách Rác - Máy Lược Rác: Cấu Tạo, Phân Loại, Bảng Giá 11/2024
Tang Cuốn Cáp - Tang Quấn Cáp: Thông Số Kỹ Thuật, Bảng Giá 11/2024