098 164 5020Miền Nam
097 5897066Miền Bắc

Các Cách Làm Mát Động Cơ Giải Pháp Hữu Hiệu Nhất Hiện Nay?

Viết bởi: Bảo Nhi
Bảo Nhi
08 thg 4 2024 23:40

Bạn có từng lo lắng khi chiếc xe "cưng" bỗng dưng ì ạch, hụt hơi, hay thậm chí bốc khói nghi ngút? Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc động cơ điện quá nhiệt - một vấn đề tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho cả xe và người lái.

Hiểu đơn giản, động cơ như trái tim của xe, cần được "làm mát" để duy trì hoạt động ổn định và bền bỉ. Giống như con người, khi vận động mạnh, cơ thể sẽ nóng lên và cần được giải nhiệt. Động cơ cũng vậy, trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, nhiệt lượng lớn được tạo ra, nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến tình trạng quá nhiệt, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Vậy, làm thế nào để "giải nhiệt" cho động cơ hiệu quả? Bài viết này sẽ mang đến cho bạn những bí quyết hữu ích nhất, giúp bạn "bảo vệ trái tim" cho xế cưng, đảm bảo hành trình luôn an toàn và suôn sẻ.

1. Nhiệt độ cho phép của motor 3 pha

Hầu hết chúng ta đều muốn giữ cho nhiệt độ của động cơ điện được ổn định nhất, tối ưu nhất để motor của bạn được hoạt động tốt nhất. Nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng nước làm mát động cơ và hơn hết là hiểu rõ việc duy trì nhiệt lượng sao cho phù hợp với từng động cơ.

Chúng ta nên biết rằng nếu động cơ của bạn đang hoạt động tốt tức là cho dù đang làm việc ở tuần suất cao nhưng nhiệt độ trung bình của động cơ thì vẫn luôn nằm trong mức quy định của hãng sản xuất. Thường thì những động cơ dùng nhiên liệu xăng, chẳng hạn như các loại ô tô thì nhiệt độ quy định là không quá 80 độ C, còn đối với các động cơ chạy bằng dầu diesel thì nhiệt độ của máy là trên 90 độ C.

Đối với các loại ô tô thì nhiệt độ quy định là không quá 80 độ C

Đối với các loại ô tô thì nhiệt độ quy định là không quá 80 độ C

Nguyên lý duy để trì nhiệt lượng của động cơ

  • Việc duy trì nhiệt độ của động cơ theo quy định của nhà sản xuất là vô cùng cần thiết. Bởi vì khi các động cơ đốt trong đang hoạt động thì việc đốt cháy nhiên liệu 1 cách triệt để nhất sẽ dẫn đến kết quả là sinh ra công mạnh mẽ nhất. 
  • Muốn được như vậy thì việc duy trì 1 nhiệt lượng ổn định trong động cơ để có thể sưởi ấm cho nhiên liệu là hết sức cần thiết. Nó giúp ổn định việc đốt cháy nhiên liệu của động cơ không sớm quá mà cũng không bị muộn quá. Nếu nhiệt độ quá cao thì quá trình đốt cháy này có thể sẽ xảy ra sớm hơn quy định, và điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh công của động cơ.

Nhiệt lượng của từng loại động cơ sử dụng các loại nhiên liệu khác nhau:

  • Xăng là 1 loại nguyên liệu rất dễ chạy, khi đưa vào buồng đốt nó sẽ được hòa lẫn đều với không khí. Hỗn hợp xăng không khí được nhanh chóng đốt cháy nhờ bộ phận đánh lửa là bugi. Chính vì thế, giá trị của nhiệt lượng quy định đối với loại động cơ này cũng là vừa phải, không được ở mức quá cao. Vì nếu cao quá thì có thể gây ra tình trạng cháy nổ. 
  • Đối với xe chạy bằng dầu thì nhiên liệu này sẽ khó cháy hơn, nó sử dụng pitong hút khí vào và tiếp đến là dùng lực nén để tiến hành đốt cháy. Chính vì thế, lúc này nhiệt độ trong buồng đốt của động cơ đòi hỏi phải cao, đặc biệt cao hơn những động cơ chuyên dùng nhiên liệu xăng.

2. Nguyên nhân motor điện bị nóng

Có nhiều yếu tố khiến cho động cơ điện bị nóng, nhưng thường gồm các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

  • Động cơ quá nhỏ so với công suất và nhu cầu sử dụng: Hãy chắc rằng động cơ điện của bạn đã được lựa chọn đúng kích cỡ so với công suất cũng như nhu cầu ứng dụng, môi trường và đặc biệt là chu kỳ tốc độ quay phải phù hợp. Động cơ có công suất quá nhỏ sẽ không có đủ khả năng để giải phóng hoàn toàn, nhanh chóng được nhiệt độ và điều đó cũng làm cho động cơ bị nóng lên quá mức cho phép.
  • Môi trường có nhiệt độ cao: Nếu động cơ thường được sử dụng trong môi trường có nhiệt độ cao trên mức nhiệt độ định mức mà động cơ đã được thiết kế. Nó sẽ gây ra các trường hợp làm nóng động cơ, có thể gây hư hỏng động cơ, bởi vì khi nhiệt độ ở motor cao quá mức cho phép sẽ đem lại những khó khăn đối với động cơ trong quá trình giải nhiệt, làm mát. Lúc này, các bạn hãy kiểm tra lớp cách nhiệt của phần vỏ của động cơ trước khi sử dụng (nhãn dán trên động cơ).
  • Động cơ hoạt động bị gián đoạn, không liên tục: Hãy chắc chắn rằng động cơ của bạn được hoạt động theo đúng tốc độ, chu kỳ quay ban đầu và đặc biệt không bị gián đoạn hoặc chạy ở dưới mức tốc độ quay bình thường của động cơ. Bởi vì động cơ cần có 1 khoảng thời gian để làm mát hoàn toàn động cơ giữa mỗi chu kỳ quay. Nếu động cơ đang hoạt động mà bị gián đoạn thường xuyên thì sẽ gây nên hiện tượng máy bị ấm lên. Đồng thời, nhiệt độ sẽ trở nên nóng hơn trong mỗi chu kỳ quay, gây nên tình trạng quá nhiệt đối với động cơ.

Hãy chắc chắn rằng động cơ của bạn được hoạt động theo đúng tốc độ

Hãy chắc chắn rằng động cơ của bạn được hoạt động theo đúng tốc độ

  • Nguồn áp cao hơn hoặc thấp hơn nguồn điện định mức: Tình trạng nhiệt độ thấp hoặc cao áp sẽ khiến cho nguồn điện đưa vào động cơ sẽ không đều. Vậy, để vượt qua tải hoặc quán tính quay ở phần chân đế, dòng điện của động cơ lúc này sẽ hoạt động cao, mạnh mẽ hơn dòng đưa vào. Cung cấp điện áp vào động cơ không chính xác sẽ khiến cho động cơ hoạt động mạnh hơn, do đó có thể làm cho nó quá nhiệt, tức là trở nên quá nóng.
  • Vị trí đặt của động cơ: Động cơ sẽ làm mát không được hiệu quả nhiều, nhờ vào ở vị trí đặt cao hơn, không khí mỏng hơn. Nhưng nếu bạn đặt động cơ ở độ cao khoảng tầm hơn 1000m so với mực nước biển, thì khi đó hãy nói chuyện với nhà sản xuất để đảm bảo rằng động cơ của bạn được lắp đặt như vậy là phù hợp.
  • Lỗ thông gió của động cơ bị tắc: Điều này có vẻ như là hiển nhiên, vì các lỗ thông gió trên động cơ của bạn phải thường xuyên mở ra để cho nhiệt thoát ra ngoài. Chú ý kiểm tra và đảm bảo rằng khi vận hành sẽ không có gì ngăn cản được chúng. Nhung nếu bạn tiếp tục có vấn đề với chiếc động cơ quá nóng, và đã kiểm tra kỹ lưỡng các lỗi thông thường gây ra, lúc này hãy nhanh chóng gọi cho nhà sản xuất động cơ của bạn đê xem họ có thể giúp bạn tìm cách khắc phục sự cố hay không.

3. Tại sao phải làm mát động cơ?

Động cơ diesel trên các loại máy công nghiệp, máy công trình thông thường phải làm việc trong những điều kiện, môi trường vô cùng khắc nghiệt chẳng hạn: áp suất quá lớn, nhiệt độ quá cao hay cường độ làm việc phải liên tục. Do đó, để đảm bảo rằng máy luôn hoạt động được tốt, không bị suy giảm hay hao hụt công suất, ngăn ngừa những phần bị rỗ lót, hạn chế ăn mòn, quá nhiệt cục bộ tại các chi tiết khác, chẳng hạn như buồng đốt, xupap, xéc măng dầu, đầu piston,... đòi hỏi cần phải tản nhiệt tốt cho động cơ thông qua 1 hệ thống làm mát.

Hệ thống làm mát của động cơ sẽ thực hiện quá trình truyền nhiệt từ khí chạy qua thành của buồng cháy. Sau đó, đến môi chất làm mát cũng được chọn lựa để nhằm đảm bảo cho nhiệt độ ổn định nhất, giúp cho các chi tiết không bị quá nóng nhưng cũng tuyệt đối không được để quá nguội.

Động cơ diesel trên các loại máy công nghiệp, máy công trình

Động cơ diesel trên các loại máy công nghiệp, máy công trình

Khi sử dụng dung dịch làm mát cho động cơ không đúng hoặc động cơ làm việc lâu ngày quá mà không bảo trì thì sẽ tạo ra những cặn bẩn ở trong phần thân, nắp máy cũng như là phần két nước giải nhiệt, làm mát:

  • Nước làm mát trong động cơ không sạch cặn, thành phần của nước lúc này đang có chứa các ion bạc, chẳng hạn như: Ca2+ và Mg2+. Ở nhiệt độ cao thì các ion này sẽ tạo thành các cặn bẩn không tan bám vào bên trong bộ phận đường ống của hệ thống giải nhiệt làm mát, từ đó có thể làm giảm được khả năng lưu thông và trao đổi nhiệt.
  • Độ pH của nước giải nhiệt làm mát nếu quá thấp sẽ gây hình thành acid trong hệ thống làm mát gây tình trạng ăn mòn các chi tiết máy khi động cơ cùng tiếp xúc với nước làm mát. Tình trạng này lâu ngày không khắc phục có thể dẫn đến thủng đường ống dẫn môi chất để làm mát, gây thủng két tản nhiệt.

4. Cách khắc phục nhanh khi motor bị nóng

a) Nước làm mát động cơ

Để giải nhiệt cho động cơ tốt nhất, két nước của động cơ thường được chế tạo bằng kim loại có tính năng truyền nhiệt cực kỳ cao. Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải dát sao cho thật mỏng và phân chia đường nước giải nhiệt thành nhiều ống nhỏ. 

Cần lưu ý rằng, các loại nước dùng để làm mát, giải nhiệt cho động cơ tuyệt đối không có các hóa chất gây kết tủa, lắng cặn, hay gây kết tinh giống như nước khoáng, những chất có khả năng ăn mòn kim loại hoặc chất clorua. 

Két nước của động cơ thường được chế tạo bằng kim loại

Két nước của động cơ thường được chế tạo bằng kim loại

Hiện nay, nước giải nhiệt chuyên dùng để làm mát cho động cơ được bán một cách phổ biến trên thị trường. Loại nước này có chất chống làm đông nước khi nhiệt độ ngoài trời lạnh xuống dưới 0 độ và chất chống sôi nước khi nhiệt độ ngoài trời đang lên quá cao.

b) Quạt làm mát motor

Để làm mát két nước, chúng ta cần phải có một lượng không khí đủ lớn đê cho chúng đi qua các lá tản nhiệt ở trong két nước. Vì vậy, động cơ thường được trang bị quạt làm mát để có thể tạo ra được 1 lượng không khí cưỡng bức thông qua két nước.

Động cơ thường được trang bị quạt làm mát két nước

Động cơ thường được trang bị quạt làm mát két nước

Hiện nay, ở các dòng xe ô tô hiện đại thường được trang bị các kiểu quạt để làm mát bao gồm: Quạt làm mát cho động cơ điện, kiểu khớp của chất lỏng (khớp nối mềm) được điều khiển bằng nhiệt độ và hệ thống quạt để làm mát thuỷ lực được điều khiển bằng chế độ điện tử.

c) Các cách làm mát động cơ khác

  • Động cơ điện được làm mát bằng không khí
  • Dầu làm mát động cơ
  • Cánh quạt làm mát motor
  • Hệ thống làm mát động cơ

5. Ví dụ cụ thể về các nguyên nhân gây quá nhiệt động cơ

Kích thước động cơ không phù hợp là một vấn đề phổ biến. Ví dụ, sử dụng một chiếc động cơ công suất nhỏ cho một chiếc xe tải nặng sẽ khiến động cơ phải hoạt động hết công suất trong thời gian dài, dễ bị quá nóng.

Môi trường hoạt động cũng ảnh hưởng lớn tới nhiệt độ động cơ. Ví dụ, sử dụng xe ở những vùng có nhiệt độ cao, độ ẩm cao hoặc bụi bẩn nhiều sẽ khiến hệ thống làm mát hoạt động kém hiệu quả hơn.

Ngoài ra, việc vận hành động cơ gián đoạn, không liên tục cũng khiến động cơ khó giải nhiệt đúng cách, dễ bị tích nhiệt. Ví dụ, động cơ ô tô thường xuyên di chuyển trong phố với tốc độ thấp sẽ không thể giải nhiệt hiệu quả.

6. Hướng dẫn chi tiết cách bảo dưỡng hệ thống làm mát

Để bảo dưỡng hệ thống làm mát, trước tiên cần kiểm tra các bộ phận như mức nước làm mát, tình trạng các đường ống dẫn, quạt gió, két nước... Nếu phát hiện bất thường cần sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.

Khi thay nước làm mát cần lưu ý loại nước làm mát phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất. Đồng thời vệ sinh sạch sẽ két nước, các đường ống dẫn để tránh bị tắc nghẽn.

Lưu ý không mở nắp két nước khi động cơ đang nóng để tránh bị bỏng. Tuyệt đối không đổ thêm nước lạnh vào động cơ đang nóng nguy cơ làm nứt block xy lanh.

7. So sánh các phương pháp làm mát động cơ

So với dầu làm mát, nước làm mát có hiệu quả cao hơn nhưng dễ bị đóng băng và rò rỉ. Ưu điểm của dầu làm mát là ít bị ăn mòn và đóng băng hơn.

Quạt gió cơ đơn giản, ít hỏng hóc nhưng kém hiệu quả so với quạt điện. Quạt điện mạnh hơn, làm mát tốt hơn nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng hơn.

So với hệ thống làm mát bằng khí, hệ thống làm mát bằng nước phức tạp hơn nhưng làm mát hiệu quả và ổn định hơn. Chi phí bảo trì hệ thống nước cao hơn do dễ bị rò rỉ.

Nhìn chung, cần lựa chọn phương pháp phù hợp với điều kiện sử dụng và yêu cầu bảo dưỡng của từng loại động cơ.

Kết luận:

Vậy là chúng ta đã cùng nhau khám phá thế giới "Làm Mát Động Cơ Giải Pháp" rồi đấy! Giờ đây, xế cưng của bạn đã có trong tay bí kíp để luôn "mát mẻ", vi vu trên mọi nẻo đường mà không còn lo lắng về nhiệt độ ảnh hưởng đến "trái tim" của xe.

Nhớ kỹ: Kiểm tra định kỳ, "uống nước" đúng loại, giải nhiệt kịp thời là những "mẹo vặt" giúp bạn đồng hành cùng xế cưng thật lâu dài. Đừng quên chia sẻ bài viết này cho những người bạn yêu xe nhé, để mọi chiếc xe đều được "mát mẻ" và an toàn! Chúc bạn những hành trình tuyệt vời!

Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:

7.160 reviews

Tin tức liên quan

Máy Bơm Cánh Hở Công Suất Lớn, Siêu Bền, Bán Chạy Nhất 04/2024
Máy Làm Trân Châu Nhân Dừa: Cấu Tạo, Thông Số Kỹ Thuật, Bảng Giá 04/2024
Bàn Xoay Công Nghiệp: Cấu Tạo, Phân Loại, Bảng Giá 04/2024
Máy Tách Rác - Máy Lược Rác: Cấu Tạo, Phân Loại, Bảng Giá 04/2024
Tang Cuốn Cáp - Tang Quấn Cáp: Thông Số Kỹ Thuật, Bảng Giá 04/2024