0981645020Miền Nam
0975897066Miền Bắc

Động Cơ Quạt Điện, Cấu Tạo Và Phân Loại, Các Lỗi Thường Gặp Và Cách Sửa Chữa

Viết bởi: Bảo Nhi
Bảo Nhi
Mình là Bảo Nhi, hiện tại mình đang phụ trách công việc viết bài, kiểm duyệt nội dung tại Minhmotor. Mình sinh năm 2000, tốt nghiệp cử nhân Trường Đại học Tài chính - Marketing, nơi mình học tập được rất nhiều kiến thức và nền tảng giúp mình rất nhiều trong công việc hiện tại. Với sự nhiệt huyết và đam mê của tuổi trẻ cùng với sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ các anh chị em đồng nghiệp, chúng mình luôn cố gắng đem đến những giải pháp ứng dụng động cơ điện, động cơ giảm tốc, máy bơm nước thiết thực nhất cho mọi người.
20 thg 4 2024 16:54

Trong cuộc sống hàng ngày, động cơ quạt điện đã trở thành một thành phần không thể thiếu, mang đến làn gió mát lành giữa những ngày hè nóng bức. Từ những chiếc quạt trần nhẹ nhàng quay, đến quạt bàn nhỏ gọn bên cạnh bạn khi làm việc, tất cả đều hoạt động nhờ vào "trái tim" là động cơ quạt điện. Bạn đã bao giờ tự hỏi bên trong động cơ quạt điện kỳ diệu này hoạt động như thế nào không? Cấu tạo của nó bao gồm những phần nào và làm sao để khắc phục khi chúng gặp trục trặc?

Bài viết "[Động Cơ Quạt Điện, Cấu Tạo Và Phân Loại, Các Lỗi Thường Gặp Và Cách Sửa Chữa]" sẽ là người bạn đồng hành cùng bạn khám phá bí mật đằng sau những chiếc quạt điện yêu quý của mình. Từ rotor quay nhanh, stator bền vững, tụ điện giúp cân bằng, đến cánh quạt lan tỏa gió - mỗi thành phần đều có vai trò riêng biệt và quan trọng. Cùng tìm hiểu sâu hơn về những thành phần này, cách chúng tương tác với nhau để tạo nên chiếc quạt điện mà bạn dùng hàng ngày, cũng như cách xử lý các sự cố thường gặp một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Chúng tôi mong muốn không chỉ chia sẻ kiến thức chuyên môn mà còn kết nối với bạn qua những trải nghiệm thực tế, giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này và có thêm kỹ năng để tự mình chăm sóc, sửa chữa khi cần thiết. Đừng để những vấn đề kỹ thuật nhỏ làm gián đoạn niềm vui và sự tiện nghi trong cuộc sống của bạn. Hãy cùng chúng tôi bắt đầu hành trình khám phá này.

1. Khái niệm motor quạt điện

Quạt trần là loại motor quạt điện bao gồm 16 cực và 32 rãnh, 32 tổ bối đơn, đặc biệt còn có 2 hàng rãnh. Mặt khác, 16 rãnh phía trong dùng để quấn cuộn khởi động, còn 16 rãnh bên ngoài được sử dụng để quấn cuộn làm việc. Vì rãnh phía ngoài thường rộng hơn phía trong nên khi các bạn quấn lại, nhớ phải quấn từng vòng một nhé.

Motor quạt điện có rất nhiều chức năng

Motor quạt điện có rất nhiều chức năng

Cuộn khởi động (KĐ) của motor gồm 16 tổ bối đơn, được quấn ở bên trong, gồm 338 vòng/ 1 bối, mỗi dây 0,21. Cuộn làm việc (LV) gồm có 16 tổ bối đơn, được quấn bên ngoài, gồm có 308 vòng/ 1 bối, mỗi dây 0,25. 

Stato = 1,6cm, chiều dài (D) của lõi = 16cm, còn tụ điện 2,2 =>2,5mf. Tại hộp nối bao gồm: Dây màu trắng chính là mối dây chung (Ch), còn dây màu đỏ là dây cuối cuộn LV, dây màu vàng là cuối cuộn KĐ.

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc motor quạt điện

a) Cấu tạo motor quạt điện

Về cơ bản, cấu tạo bên ngoài của một chiếc quạt điện cơ thông thường sẽ gồm các bộ phận sau: Cánh quạt, động cơ quạt, lồng quạt, thân quạt và đế quạt. Còn các bộ phận bên trong của motor quạt điện bao gồm có:

  • Mô tơ: Chính là cuộn dây đồng quấn ở trên lõi sắt từ (còn gọi là stator) bao gồm nhiều tấm tole silic cực mỏng được ghép lại với nhau nhằm mục đích tránh dòng điện Fucô đi qua.
  • Rotor: Bộ phận này cũng được làm bằng nhiều lá thép rất mỏng ghép lại, trong đó có phần nhôm đúc nối với cốt thép để giúp gắn cánh quạt vào với phần đuôi để tạo ra chuyển động nhanh chóng cho bộ chuyển hướng.
  • Tụ điện: Nhằm tạo ra một dòng điện lệch pha.
  • Vỏ nhôm: Dùng để ghép giữa bộ phận rotor và stator.
  • Bạc thau: Chi tiết này có ổ giữ dầu bôi trơn nhằm làm giảm lực ma sát.

Các bộ phận bên trong của motor quạt điện

Các bộ phận bên trong của motor quạt điện

b) Nguyên lý hoạt động của motor quạt hơi nước

Khi có dòng điện chạy qua trong dây dẫn được quấn trên lõi sắt từ (hay còn gọi là phe silic) được làm bằng 1 tấm tole silic mỏng được ghép bằng nhiều miếng lại với nhau nhằm tạo ra một lực tác động lớn lên rotor. Do vị trí của các cuộn dây (tức là dây chạy và dây đề) được đặt lệch nhau và tác dụng lên nhằm làm lệch pha của tụ điện, từ đó làm xuất hiện trong lòng stator các lực hút không có cùng phương với nhau. 

Chính vì 02 lực hút trên chênh lệch nhau về thời gian và phương tác động nên sẽ tạo ra trong lòng của stator một từ trường quay, từ đó làm cho rotor quay được. Để thay đổi tốc độ của quạt điện, người ta sẽ quấn lên đó một số vòng dây cùng với cuộn chạy. Trong trường hợp dòng điện tăng lên hoặc giảm đi do sự thay đổi điện trở bên trong cuộn dây sẽ làm xuất hiện một từ trường mạnh hơn hoặc yếu hơn, đồng thời sẽ làm cho cánh quạt quay được nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Trên sơ đồ motor quạt điện lúc này bao gồm có: 4 cuộn dây, trong đó có 1 cuộn chạy, 2 cuộn số và 1 cuộn đề đã được mắc nối tiếp với nhau. Khi bấm chuyển số thì có 1 - 2 cuộn số sẽ tham gia vào trong hoạt động của cuộn chạy hoặc cuộn đề.

Khi bấm số 3 là quạt điện sẽ chạy mạnh nhất, khi đó chỉ có cuộn chạy được đấu vào nguồn. Khi bấm số 2 thì quạt sẽ hoạt động trung bình, cuộn chạy + 1 cuộn số vào nguồn. Khi bấm số 1 quạt là chạy yếu nhất, cuộn chạy + 2 cuộn số chạy vào nguồn.

Cuộn chạy sẽ tạo ra lực quay chính, còn cuộn số dùng giảm dòng để tạo lực quay yếu hơn, cuộn đề + tụ đề được sử dụng để khởi động nhằm tạo lực đẩy khi mới bắt đầu mở nguồn điện.

3. Các loại motor quạt điện được ưa chuộng nhất hiện nay

a) Motor quạt điện Panasonic

Một trong những thương hiệu motor quạt điện được yêu thích nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới do đây là sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã thiết kế đẹp. Panasonic được thành lập vào năm 1918. 

Hiện tại, Tập đoàn Panasonic có trụ sở tại Osaka, Nhật Bản, hiện đang kinh doanh hoạt động đa dạng lĩnh vực như: thiết bị gia dụng, hàng không, điện tử viễn thông, ô tô, năng lượng,… Các loại quạt điện thương hiệu Panasonic được sản xuất tại Malaysia, do thương hiệu KDK sản xuất.

b) Motor quạt điện KDK

Thương hiệu KDK đình đám được thành lập vào năm 1909 gắn liền với tên tuổi của Nippon Electric. Sau đó, KDK được Tập đoàn Panasonic mua lại vào năm 1956. Như vậy, các thương hiệu quạt điện KDK và Panasonic đều là sản phẩm của Tập đoàn mẹ Panasonic. Tuy nhiên, đến nay hai thương hiệu này vẫn hoạt động riêng biệt, độc lập với nhau.

Hiện tại, Panasonic Ecology Systems đang đồng thời sản xuất toàn bộ các loại quạt mang thương hiệu KDK và Panasonic, dây chuyền sản xuất được đặt tại Malaysia.

Tuy nhiên, quạt KDK lại được đánh giá là có nhiều ưu điểm hơn Panasonic. KDK là thương hiệu motor quạt điện đi đầu trong phong trào áp dụng công nghệ  “Gió tự nhiên”. Điều này giúp giải quyết vấn đề gió quạt bị thốc thẳng vào người khiến thân nhiệt bị suy giảm. 

KDK cũng là một thương hiệu đi đầu trong việc áp dụng động cơ motor sử dụng vòng bi (bạc đạn) để thay thế cho motor bạc thau. Từ đó sẽ giúp cho motor bền bỉ, làm giảm độ ồn và tiết kiệm được nhiều năng lượng hơn.

c) Motor quạt điện Mitsubishi

Mitsubishi là thương hiệu của tập đoàn đa quốc gia cùng với hơn 40 công ty thành viên có trụ sở trên khắp thế giới. Toàn bộ 40 công ty của tập đoàn có cổ phần và ràng buộc lẫn nhau bởi các điều khoản, mặc dù mọi hoạt động hoàn toàn độc lập.

Quạt điện Mitsubishi là sản phẩm được ưa chuộng của Công ty Mitsubishi  Electric. Công ty có trụ sở tại thành phố Tokyo - Nhật Bản, sản phẩm được sản xuất tại Thái Lan.

Quạt điện Mitsubishi là sản phẩm đang được ưa chuộng

Quạt điện Mitsubishi là sản phẩm đang được ưa chuộng

4. Lỗi thường gặp và sửa motor quạt

Quạt trần thực ra rất ít khi bị cháy hoặc hư hỏng hoàn toàn, mà phần nhiều chỉ bị đứt 1 vài bối dây do quạt bị chập điện hoặc do bị sét đánh. Bị cháy motor chỉ xảy ra trong trường hợp vòng bi của quạt bị kẹt, có thể là do khô dầu hay do bị nước mưa ướt,… Lúc này, động cơ quạt sẽ bị quay chậm dần, lâu ngày dẫn đến dây quấn của quạt thường xuyên bị chạy ở nhiệt độ cao gây ra tình trạng lão hóa, đồng thời lớp lót cách điện bị khô giòn. Trường hợp này, bạn phải thay bi (loại 203) và quấn dây lại hoàn toàn.

Khi sử dụng 1 thời gian quạt điện quay chậm so với bình thường là do nguyên nhân gì? Sau đây là những nguyên nhân bạn nên nghĩ tới để có hướng khắc phục phù hợp.

  • Quạt bị bám bụi
  • Quạt điện bị khô dầu
  • Nguồn điện cấp cho quạt yếu do mát day hay do lỗi mạng điện
  • Tụ điện bị hỏng: Do tụ điện bị hỏng hoặc điện dung giảm đi, trở kháng tăng, làm cho tốc độ quay của quạt bị giảm đi. Biện pháp giải quyết là thay tụ điện đúng quy cách.
  • Rôto motor bị đứt dây hoặc có khiếm khuyết: Rôto lồng sóc đúc bằng nhôm có khiếm khuyết là do vấn đề chất lượng đúc gây ra, lồng sóc bị rỗ, nứt, lẫn tạp chất, thậm chí còn bị gẫy làm cho tốc độ quay của quạt điện bị giảm. Phương pháp kiểm tra là nối cuộn dây stato với điện áp thấp (10÷15V), dùng tay xoay rôto, nếu gẫy lồng sóc thì dòng điện stato sẽ thay đổi tùy vị trí quay của rôto. Biện pháp giải quyết là liên hệ với nhà máy chế tạo để thay mới một rôto cùng loại, hoặc là làm nóng chảy hòa tan các thanh lồng sóc cũ thay bằng những thanh đồng mới để sửa chữa.
  • Do kỹ thuật quấn lại motor sai: Quấn lại làm tăng số vòng dây của cuộn dây, làm cho trở kháng cuộn dây của động cơ điện tăng lên, mômen quay giảm, cũng làm cho tốc độ quay giảm bớt. Khi quấn lại, cần phải thực hiện theo đúng các thông số kỹ thuật ghi ban đầu.
  • Động cơ điện quá tải: Do độ nghiêng của các cánh quạt quá lớn, biến dạng, làm cho sự cản gió tăng lớn, quạt điện bị quá tải, tốc độ quay giảm bớt. Phương pháp xử lý là hiệu chỉnh lại cánh quạt, khi lắp ráp điều chỉnh lại lá đệm cánh quạt, giảm bớt lá đệm góc trước của cánh quạt, tăng thêm lá đệm góc sau của cánh quạt. Làm cho phụ tải của động cơ điện giảm xuống.
  • Điện áp nguồn điện cấp cho motor thấp: Độ lớn mômen quay của động cơ điện tỷ lệ thuận với bình phương điện áp, do khi điện áp giảm thấp (thấp dưới -10%, là 198V), mômen quay của động cơ điện giảm xuống. Khi điện áp nguồn thấp hơn 187V mômen quay giảm xuống rõ rệt, tốc độ quay của động cơ điện giảm. Biện pháp giải quyết là giữ ổn định điện áp nguồn hoặc dùng.
  • Motor điện bị đấu sai cuộn dây: Lắp nhầm cuộn dây chính sang cuộn dây phụ, làm cho trở kháng tăng lớn, khiến cho mômen quay bị giảm bớt, động cơ điện quay chậm lại. Biện pháp giải quyết là lắp đổi lại cuộn dây chính và cuộn dây phụ.  

Còn đa phần, motor quạt bị chập điện hay bị sét đánh thì chỉ bị đứt 1 bối dây hoặc 2 bối dây (LV) và (KD), thông thường chúng sẽ bị đứt ngay gần sát chỗ mối hàn dây chạy ra phía hộp nối. Với trường hợp, chúng ta sẽ có cách sửa như sau:

  • Tháo quạt ra, chú ý đánh dấu các đầu dây ra để không bị nhầm lẫn. Xử lý cuộn (KD) trước, còn cuộn (LV) bên ngoài thì nên xem sau vì nó còn phụ thuộc vào cuộn (KD). Đôi khi không bị hỏng vẫn phải cắt bỏ để có không gian quấn cuộn (KD).
  • Quan sát xem bối dây nào có màu khác thường không, trường hợp không phát hiện ra điều gì khác thường thì chúng ta dùng kìm chuyên dụng hoặc sử dụng kéo cắt cành để cắt bối chỗ gần mối hàn nhất, sau đó rút ra để tìm đầu dây, cạo sạch rồi đo xem có thông mạch với đầu dây còn lại hay không. Từ đó, tìm ra bối đứt để nối lại là xong.

Tháo motor quạt ra, chú ý đánh dấu các đầu dây ra để không bị nhầm lẫn

Tháo motor quạt ra, chú ý đánh dấu các đầu dây ra để không bị nhầm lẫn

5. Hiện tượng quạt kêu to, rung, giật khi đang quay

Quạt điện đang quay có tiếng kêu to, có hiện tượng rung, giật là do nguyên nhân gì? Cách khắc phục Nguyên nhân chủ yếu làm cho động cơ điện sinh ra tiếng ồn và có hiện tượng rung và biện pháp giải quyết như sau:

a) Nguyên nhân của cánh quạt

Cánh quạt bị biến dạng, góc của các cánh quạt không đồng nhất với nhau. Do sự vận hành hoặc kiểm tra sửa chữa không đúng làm cho cánh quạt bị va chạm biến dạng, hình dạng các cánh quạt không như nhau. Sau khi lắp ráp do không cân bằng, khi cánh quạt quay làm cho lưới chụp bảo vệ bị lắc, sinh ra tiếng ồn rất lớn.

Biện pháp giải quyết là dùng tay quay nhẹ nhàng cánh quạt, làm cho đầu trước của mỗi cánh quạt đến mặt trước của lưới chụp bảo vệ đều cho khoảng cách như nhau, có thể dùng tay hoặc dụng cụ uốn lại cánh quạt, nếu cánh quạt được chế tạo bằng nhôm dập, rất dễ hiệu chỉnh. Tiếp đến là hiệu chỉnh các cánh quạt sao cho đầu sau của nó tới mặt sau của lưới chụp bảo vệ đều có khoảng cách bằng nhau, như vậy mới có thể hiệu chỉnh được tốt mặt phẳng của mỗi cánh quạt.

Cánh quạt hơi nặng.

Do trọng lượng của mỗi cánh quạt không như nhau sẽ làm chp quạt bị chấn động, sinh ra tiếng ồn rất to và rung. Biện pháp giải quyết là tháo rời các cánh quạt ra, dùng cân đo lại trọng lượng, khoan bỏ bớt bộ phận kim loại ở mặt sau của cánh quạt hơi nặng. Khi nào các quạt cân bằng mới thôi.

Vị trí chụp cánh quạt không đúng

Vị trí lắp đặt chụp cánh quạt không đúng, sinh ra lệch tâm, dẫn đến chấn động (rung) và tiếng ồn. Biện pháp giải quyết là điều chỉnh thay đổi lại vị trí chụp cánh quạt, chọn sao cho đặt ở vị trí nào đó có độ rung và tiếng ồn ít nhất, đó chính là vị trí tốt nhất. Phải làm đi làm lại cho được.

Sự phối hợp giữa trục lắp cánh quạt và trục quay động cơ điện quá lỏng.

Khi lắp ghép giữa trục lắp cánh quạt và trục quay động cơ điện có khe hở quá lớn, khi dùng êcu hãm làm cho cánh quạt hơi lệch tâm giống như làm cho cánh quạt hơi nặng. Biện pháp giải quyết là lấy đồng lá mỏng bọc trục quay cho vừa là được.

b) Nguyên nhân của ổ trục

Ổ trục chứa dầu bị bào mòn, khe hở lớn. Sự phối hợp giữa trục quay và ổ trục quá lỏng làm tăng tiếng ồn. Thậm chí còn gây ra ma sát giữa lõi thép của stato và rôto.

Để phán đoán có đúng là khe hở của ổ trục quá lớn không có thể làm sạch ổ trục bằng giấy ráp mịn, sau đó đặt đứng trục quay, lắp ổ trục vào trục quay, nếu ổ trục không thể tự động trượt xuống dưới, dùng tay chạm nhẹ ổ trục mới có thể trượt xuống dưới, điều đó chứng tỏ khe hở giữa trục quay và ổ trục là hợp lý; nếu ổ trục tự động trượt xuống chứng tỏ khe hở lớn.

Nếu một đầu ổ trục lỏng còn đầu kia vừa khít sẽ làm cho trục bị xiên không đồng tâm, vì lực từ kéo ở một bên dẫn đến việc khởi động khó khi động cơ điện ở tốc độ thấp, lúc động cơ điện quay sẽ sinh ra rung và có tiếng ồn. Thời gian quay lâu làm cho có sự ma sát giữa lõi thép của stato và rôto. Ngoài ra, do khe hở bạc ổ trục phối hợp quá lớn, không có dầu bôi trơn, tạo thành ma sát trực tiếp với thanh kim loại, phát ra tiếng ồn ma sát của thanh kim loại.

Biện pháp giải quyết:

  • Ổ trục (vòng bi) ngậm dầu phải lắp ngược lại 180º.
  • Nếu không giải quyết được chỉ còn cách thay ổ trục (vòng bi) mới.
  • Phớt dầu phải được ngậm dầu, khi tra dầu vào lỗ tra dầu bảo đảm duy trì được sự bôi trơn lâu dài.

Độ đồng tâm không cao: Độ đồng tâm phải cao giữa rôto với 2 đầu vòng chắn đầu trước và sau của quạt điện, nếu không sẽ sinh ra rung và tiếng ồn.

Biện pháp giải quyết đơn giản là khi lắp ráp hai nắp đầu trước sau, một mặt vặn chặt đinh ốc cố định, một mặt dùng tay xoay rôto chuyển động nhẹ nhàng rồi cuối cùng vặn chặt lại đinh ốc cố định.

Biện pháp giải quyết triệt để là kiểm tra vòng ngăn nắp máy trước và sau, nếu là hình bầu dục, cần phải kiểm tra sửa chữa hoặc thay mới. Vòng ngoài của rôto phải mài hoặc tiện tròn lại, thông thường bán kính trong của nắp đầu trước so với đường kính ngoài của vòng ngăn rô to là 0,05÷0,10mm, bán kính trong của nắp đầu sau so với đường kính ngoài của vòng ngăn rô to là 0,10÷0,15mm. Dùng tay lắp nắp đậy đầu với vòng ngăn của rôto, chỉ cần dùng lực rất nhỏ là có thể chụp vào dễ dàng. Căn chỉnh sao cho thích hợp. Nếu dùng thước panme để kiểm tra dung sai của nắp đậy đầu và vòng ngăn vỏ máy quá dễ dàng, và khi lắc nắp đậy đầu cảm thấy có độ rơ giữa nắp đậy đầu và vòng ngăn vỏ máy thì chứng tỏ dung sai của  nắp đậy đầu chưa thích hợp, khe hở phối hợp quá lỏng.

c) Nguyên nhân của lõi thép

Lõi thép stato là dùng những lá tôn silic dập thành hình rồi ép chồng lên nhau. Do thời gian vận hành lâu dưới tác dụng của lực điện từ và sự thay đổi ôn thăng sinh ra hiện tượng rung động của lõi thép, vì vậy sinh ra chấn động và tiếng ồn. Đồng thời do sự rung động của lõi thép tạo thành hiện tượng xê dịch rãnh stato làm cho giấy cách điện ở trong rãnh bị hư hỏng, có thể sinh ra sự cố cuộn dây bị tiếp đất.

Để giải quyết vấn đề lõi thép bị xộc xệch, nên ép chặt lõi thép lại, làm cho các lá dập ép chặt vào nhau, chồng lên nhau, các rãnh stato được bằng phẳng.

Đối với vấn đề tiện rôto, nói chung khe hở của động cơ điện nhỏ là 0,5÷0,6mm. Sau khi tiện có thể làm cho từ trở tăng lên, lượng từ thông giảm nhỏ, dòng điện của rôto giảm nhỏ, mômen quay giảm thấp, cho nên không nên tiện bỏ.

d) Nguyên nhân thiết bị bị lắc đung đưa

Thông thường thiết bị đung đưa gồm có bánh răng, nếu bánh răng bị mài mòn hoặc lắp ráp không đúng, đều làm cho động cơ điện bị rung và có tiếng ồn theo chu kỳ. Biện pháp giải quyết:

  • Thay bánh xe răng mới
  • Áp dụng công nghệ lắp ráp hợp lý.
  • Định kỳ tra dầu cho thiết bị đung đưa.

e) Nguyên nhân sự cố của cuộn dây

Nếu chất lượng của ổ trục, quạt điện đều tốt, lắp ráp đúng thì nguyên nhân gây ra tiếng ồn của động cơ điện là do sự cố từ cuộn dây. Khi sửa chữa, số vòng dây của cuộn dây không đúng, làm cho từ trường không đối xứng, sinh ra tiếng ù điện từ.

Để phán đoán xem có phải do từ sự cố của cuộn dây không, có thể thay ổ trục đúng loại, tháo bỏ quạt, cho chạy không tải xem tiếng ồn của động cơ điện có không, nếu vẫn còn tiếng ồn, có thể phán đoán là do sự cố cuộn dây, nếu không có tiếng ồn lắp lại quạt gió, cho chạy không tải để thử, kiểm tra lại tiếng ồn của động cơ điện.

f) Nguyên nhân do khe hở không khí không đều

Khe hở không khí không đều sẽ sinh ra tiếng ù điện từ, tạo ra những nguyên nhân khe hở không khí không đều là do:

  • Trục quay bị cong
  • Ổ trục bị mài mòn
  • Lắp ráp không đúng
  • Nắp đầu máy và vỏ stato bị biến dạng

Do khe hở không khí không đều, khi không vận hành, quay nhẹ rôto, khó phát hiện được sự cố. Nhưng khi vận hành động cơ sẽ phát hiện rôto bị stato hút lệch về một bên, làm cho rôto không thể quay được, lúc đó động cơ phát ra tiếng ù.

Do nhiều lần tháo dỡ sửa chữa sẽ làm cho vòng ngăn nắp đậy đầu máy bị mài mòn. Vòng ngăn rôto cũng sẽ bị mài mòn không đều. Sau khi lắp ráp lại làm cho khe hở không khí không đều. Biện pháp giải quyết đơn giản là xoay nắp đậy đầu máy đi một góc (chẳng hạn 90º) có khả năng điều chỉnh tốt được khe hở không khí.  

6. Sự cố tiếp mát cuộn dây của quạt điện và cách tiến hành kiểm tra sửa chữa

Cuộn dây tiếp mát chỉ là cuộn dây mang điện thông với lõi thép, thân máy và bệ máy của động cơ điện, làm cho các bộ phận không mang điện lại mang điện, có thể gây ra điện giật cho người và sự cố thiết bị không điều khiển được.

Nguyên nhân chạm mát của cuộn dây:

Chất cách điện bị ẩm, hoặc bị xâm nhập bởi những chất khí gây ăn mòn, làm cho chất cách điện bị hỏng, khi nối thông điện đã bị đánh thủng;

Thao tác không cẩn thận, không lau sạch sẽ các rãnh, những tạp chất đã phá vỡ lớp cách điện; hoặc khi cài lắp dây đã làm hỏng cách điện giữa rãnh, đặc biệt chất cách điện đầu rãnh bị rạn nứt, khi nối thông điện làm cho cuộn dây đánh thủng xuống đất;

Chất cách điện bị lão hóa, tạo ra các vết rạn nứt, làm cho nước và chất có hại xâm nhập vào cuộn dây khiến cuộn dây bị đánh thủng xuống đất;

Do lõi thép phát nóng cục bộ làm cháy chất cách điện trong rãnh làm cho cuộn bị đánh thủng xuống đất.

Có thể dùng phương pháp bằng đèn thử để kiểm tra cuộn dây chạm mát, một đầu của đèn thử đấu vào dây dẫn của cuộn dây, đầu kia nối với vỏ máy, nếu có đèn sáng chứng tỏ cuộn dây đã tiếp mát; cũng có thể dùng mêgômet 500V để kiểm tra, đo điện trở cách điện của cuộn dây, nếu điện trở cách điện bằng không chứng tỏ có sự cố cuộn dây tiếp mát. Nếu kim đồng hồ lúc lắc không dừng lại, chứng tỏ cuộn dây chưa hoàn toàn tiếp mát nhưng có hiện tượng tiếp xúc chập chờn với vỏ máy.

Để đo trị số điện trở cách điện tiếp mát có thể dùng đồng hồ vạn năng để đo, qua đó xác định được cuộn dây đã hoàn toàn tiếp mát, hay là tiếp mát mà có một trị số điện trở cách điện nào đó.

Để tìm đúng chỗ tiếp mát, cần nhả mối hàn nối liền giữa cuộn dây chính và cuộn dây phụ, rồi lần lượt đo điện trở cách điện trên cuộn dây chính và cuộn dây phụ (rất ít trường hợp cả hai cuộn dây đều cùng được tiếp mát). Đo nhiều lần điện trở cách điện, mỗi lần thu nhỏ phạm vi cho tới một vòng dây hoặc trong một rãnh để tìm ra đúng điểm tiếp mát.

Còn có một phương pháp khác là dùng điện áp cao, bởi vì khi tăng cao điện áp thì điểm có sự cố phát sinh rộng ra, khiến chỗ tiếp mát bị đánh lửa hoặc bốc khói, khi đó nhanh chóng tìm ra chỗ bị chập điện.

Đối với trường hợp chập điện, tiếp mát nghiêm trọng, chất cách điện của động cơ điện đã lão hóa cần phải quấn lại cuộn dây.

7. Bầu quạt điện nóng quá là do nguyên nhân và cách sửa

Bầu quạt điện nóng quá là do nguyên nhân gì? Cách tiến hành kiểm tra và sửa chữa?

Nguyên nhân chủ yếu làm nóng đầu quạt gió là:

Khi quấn lại cuộn dây động cơ điện, số vòng dây bị giảm. Cuộn dây cài lắp không hợp lý, đường kính dây êmay hơi mảnh, lõi thép bị hư hỏng… sau khi sửa chữa ôn thăng của động cơ quá cao. Khi quấn lại cuộn dây của động cơ điện, nên dựa vào những ghi chép ban đầu, không được tùy tiện thay đổi những số liệu kỹ thuật.

Dựa vào độ lớn chứa của rãnh, khi có thể dùng dây êmay lớn hơn, có thể mở rộng một cấp làm giảm bớt tổn thất của đồng, nhưng suất chứa của rãnh không được vượt quá 80%.

Sau khi quấn lại, cuộn dây phải được tiến hành xử lý cách điện, công nghệ xử lý phải chính xác, nếu không cũng có thể làm cho ôn thăng của động cơ tăng cao.

Điện áp nguồn điện vượt quá giới hạn. Nói chung là trong khoảng ± 5% của điện áp định mức, khi điện áp nguồn lớn hớn 5%, động cơ điện sẽ phát nóng. Ví dụ: điện áp đạt tới 231V, tổn hao sắt của động cơ điện, ôn thăng vượt quá giới hạn.

Động cơ điện quá tải.

Do cánh quạt gió biến dạng, như độ nghiêng cánh quạt gió tăng, làm giảm độ cản gió tăng, động cơ điện vì chạy quá tải mà phát nóng. Biện pháp xử lý là điều chỉnh độ nghiêng cánh quạt, hiệu chỉnh lại hình dạng của cánh quạt gió. Biện pháp điều chỉnh độ nghiêng là giảm bớt 1÷2 lá đệm ở mặt dưới góc trước, tăng thêm 1÷2 lá đệm ở góc sau nhằm làm giảm bớt độ cản gió. Yêu cầu chiều dày lá đệm bằng nhau.

Đường gió bị chặn.

Do lỗ thông gió bị các sợi tơ, bông vải, bụi bặm bịt kín, làm cho đầu máy thông gió tỏa nhiệt không tốt, dẫn đến ôn thăng của động cơ điện tăng quá cao. Biện pháp xử lý là làm vệ sinh tháo bỏ những sợi tơ, bông vải và lau chùi bụi bặm bám vào đầu máy, cũng như những vết bẩn bám vào bề mặt cách điện của động cơ, đảm bảo duy trì tản nhiệt tốt, thông gió làm mát tốt.

Sự ma sát giữa lõi thép của rôto và stato.

Sự ma sát giữa lõi thép rôto và stato tương đương như làm tăng thêm phụ tải của động cơ điện, làm cho động cơ điện phát nóng. Kiểm tra khe hở giữa trục quay và ổ trục xem có quá lớn, trục quay xem có bị cong không, lõi thép có bị biến dạng không, nếu có, cần phải sửa chữa cho tốt. Khi lắp ráp cần điều chỉnh cho tốt khe hở, một tay xoay rôto, một tay vặn chặt đinh vít. Cần phải vặn chặt đinh vít cho đều, sau khi đinh vít được vặn chặt rồi, dùng tay xoay rôto quay nhẹ là được.

Thay điện dung quá lớn của tụ điện. Vì điện dung quá lớn, làm tăng dòng điện, tăng tổn hao về đồng, vì sự tổn hao tăng nên động cơ điện phát nóng. Biện pháp giải quyết là thay đúng trị số tụ điện chuyên dụng của quạt điện.

Ổ trục bị khô dầu hoặc bị bẩn. Do mỡ bôi trơn không tốt, tương đương như tăng phụ tải, làm cho động cơ điện phát nóng. Biện pháp xử lý là làm vệ sinh ổ trục, sau khi kiểm tra thấy đạt thì tra thêm dầu mỡ đúng loại. Nếu không hợp cách thì phải thay ổ trục mới.

Cuộn dây bị ngắn mạch cục bộ. Do cuộn dây bị ngắn mạch cục bộ, dòng điện tăng cao, tổn thất về đồng tăng, làm cho động cơ điện phát nóng.

Biện pháp xử lý là kiểm tra sửa chữa chỗ bị ngắn mạch cục bộ, kiểm tra tìm ra chỗ bị ngắn mạch, lót đệm cách điện cho tốt, chải sạch sơn cách điện, tiến hành xử lý cách điện lại. Nếu sơn cách điện của động cơ điện tương đối chắc chắn, sự cố lại xảy ra ở bên trong, cách tốt nhất là nên quấn lại cuộn dây, bởi vì chất lượng rất khó bảo đảm nếu chỉ xử lý sơ bộ.

Trục quay bị trở ngại. Trong quá trình vận hành, trục quay bị nóng lên, nếu khi lắp ráp không để lại một khoảng không hợp lý, thì sau khi quay trục quay bị nóng, nở ra, tăng lực ma sát của trục quay, làm cho trục quay của động cơ điện phát nóng.

Biện pháp xử lý là bỏ bớt những lá đệm cả hai đầu trục, bảo đảm khe hở cho trục quay 0,3÷0,5mm.   

8. Cách quấn motor quạt điện như thế nào cho đúng

Khi đã tìm được bối dây bị hỏng, bạn dùng 1 đoạn gen số 1 có chiều dài 3cm luồn vào chỗ dây cần nối, đồng thời xoắn 2 đoạn dây cần đấu nối lại với nhau. Bạn hãy dùng mỏ hàn có dính một ít thiếc và nhựa thông để vừa bấm vừa di 1 lúc trên chỗ nối cho đến khi nào thiếc bám vào làm kín chỗ xoắn dây là được.

Kéo gen vào vị trí vừa hàn, sau đó gập đôi gen lại, đồng thời xoắn vài vòng phía dưới gen để cho đỡ xê dịch gen rồi tiến hành quấn từng vòng vào phần rãnh cần quấn cho đến khi lên tới điểm đánh dấu ban đầu của dây thì thôi.

Để tránh tình trạng bị xước dây khi quấn, các bạn nên lót băng dính vào 2 mép của rãnh, khi quấn xong sẽ tháo ra bỏ đi. Cuối cùng, kiểm tra xem các đầu dây được quấn lên có đúng với vị trí đã đánh dấu ban đầu không. Nếu bị sai là chứng tỏ có bối dây quấn nhầm, bạn phải làm lại cho đúng.

Nếu vào dây đúng, bạn nên bỏ qua các vòng dây ở bên trong mà chỉ quan tâm đến vòng cuối cùng của bối dây này và vòng đầu tiên của bối dây kế tiếp, thì sẽ thấy các chỗ sang dây có dạng như hình Sin. Các bạn chỉ cần nhớ sang dây trong quạt trần theo dạng hình Sin thì sẽ không bao giờ bị nhầm lẫn. Việc tiếp theo là tiến hành hàn nối, cột bó, sơn, sấy lắp vào và cho quạt chạy thử là được.

Việc thay thế ở 1 vài bối dây mới chúng ta chỉ làm khi bằng cảm quan thấy các bối dây vẫn còn tốt, lớp lót cách điện không bị giòn hay lão hóa. Cứ thay 1 bối dây (KĐ) thì chúng ta phải thay 2 bối (LV). Bằng kinh nghiệm, thông thường quạt trần nếu đã bị sét đánh hay chập điện thì các bạn phải tiến hành quấn lại từ 1 đến 9 bối là nhiều, ít cũng phải 3 đến 5 bối.

Mời các bạn xem các mẫu động cơ điện chuyên làm quạt công nghiệp tiết kiệm điện

Động cơ điện làm quạt 3 pha xuất khẩu Châu Âu

Động cơ điện làm quạt 1 pha được người dùng nhiều nhất

9. So Sánh Chi Tiết giữa Các Thương Hiệu Motor Quạt Điện

  • So sánh độ bền: Các thương hiệu Nhật Bản như Panasonic và Mitsubishi thường có độ bền cao hơn so với các sản phẩm Trung Quốc.
  • So sánh hiệu suất năng lượng: Motor Panasonic và KDK sử dụng công nghệ tiết kiệm điện tốt hơn so với hầu hết các thương hiệu khác.
  • So sánh dễ dàng bảo trì, sửa chữa: Các sản phẩm của Đức và Nhật thường có thiết kế đơn giản, dễ tháo lắp và sửa chữa hơn.
  • So sánh mức giá: Sản phẩm Trung Quốc có giá rẻ nhất, tiếp đến là Thái Lan và Malaysia, cao cấp nhất là Nhật Bản và Đức.

10. Hướng Dẫn Chọn Mua Motor Quạt Điện Phù Hợp

  • Xem xét công suất cần thiết cho không gian cần lắp đặt
  • Chọn kích thước phù hợp với không gian lắp đặt
  • Cân nhắc loại motor 1 pha hay 3 pha tùy theo nguồn điện
  • Ưu tiên các tính năng tiết kiệm điện và chống ồn
  • Chọn thương hiệu uy tín, chất lượng cao

11. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Tuổi Thọ Motor Quạt Điện

  • Môi trường làm việc: Nhiệt độ, độ ẩm, bụi bặm
  • Tần suất sử dụng và tải trọng vận hành
  • Chất lượng dầu bôi trơn và bảo dưỡng định kỳ
  • Điện áp ổn định, không dao động lớn
  • Tuân thủ các khuyến cáo của nhà sản xuất

12. Các Công Nghệ Mới trong Motor Quạt Điện

  • Motor không chổi than tiết kiệm điện
  • Công nghệ inverter điều chỉnh tốc độ linh hoạt
  • Tích hợp kết nối thông minh qua WiFi
  • Hệ thống cảm biến và điều khiển thông minh
  • Sử dụng vật liệu composite tiên tiến

13. Lời Khuyên Từ Chuyên Gia

- Nên vệ sinh quạt định kỳ 6 tháng/lần để tránh bụi bẩn tích tụ
- Sử dụng quạt đúng công suất và không nên quá tải động cơ
- Kiểm tra bạc đạn và bôi trơn định kỳ để tránh ma sát và hư hỏng

14. Xu Hướng Phát Triển Của Motor Quạt Điện

- Áp dụng công nghệ tiết kiệm điện tiên tiến hơn như động cơ không chổi than
- Tích hợp tính năng thông minh và điều khiển từ xa qua WiFi/app
- Thiết kế nhỏ gọn và hoạt động êm ái hơn
- Sử dụng vật liệu composite tiên tiến thay thế kim loại

15. An Toàn Khi Sử Dụng và Sửa Chữa

- Ngắt nguồn điện trước khi bảo trì hoặc sửa chữa
- Đảm bảo dây điện, ổ cắm và phích cắm được nối đất
- Không tự ý tháo lắp hay sửa chữa nếu không có kiến thức chuyên môn
- Tuân thủ quy trình và hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất

Kết luận:

việc hiểu biết sâu sắc về motor quạt điện từ cấu tạo, nguyên lý hoạt động đến cách sửa chữa và bảo dưỡng là vô cùng quan trọng đối với người tiêu dùng và những người làm việc trong lĩnh vực liên quan. Bằng cách bổ sung các thông tin chi tiết, hướng dẫn cụ thể và lời khuyên từ chuyên gia, bài viết không chỉ giúp người đọc có thêm kiến thức mà còn hỗ trợ họ trong việc lựa chọn và sử dụng motor quạt điện một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, việc cập nhật xu hướng và công nghệ mới nhất cũng giúp người đọc tiếp cận với những thông tin tiên tiến, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và đóng góp vào việc tiết kiệm năng lượng cũng như bảo vệ môi trường.

Cuối cùng, việc áp dụng các biện pháp an toàn khi sử dụng và sửa chữa motor quạt điện là điều không thể bỏ qua để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và gia đình. Hy vọng rằng, với sự phát triển không ngừng của công nghệ, các sản phẩm motor quạt điện sẽ ngày càng được cải tiến, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng vừa góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường toàn cầu.

Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:

8.955 reviews

Tin tức liên quan

Máy Bơm Cánh Hở Công Suất Lớn, Siêu Bền, Bán Chạy Nhất 11/2024
Máy Làm Trân Châu Nhân Dừa: Cấu Tạo, Thông Số Kỹ Thuật, Bảng Giá 11/2024
Bàn Xoay Công Nghiệp: Cấu Tạo, Phân Loại, Bảng Giá 11/2024
Máy Tách Rác - Máy Lược Rác: Cấu Tạo, Phân Loại, Bảng Giá 11/2024
Tang Cuốn Cáp - Tang Quấn Cáp: Thông Số Kỹ Thuật, Bảng Giá 11/2024