Phanh điện từ cầu trục 400 còn gọi là phanh cầu trục 400, gồm có bố thắng ED 121/6 cầu trục và má phanh cầu trục đường kính 400mm. Trong đó phanh thủy lực 400 có bố thắng cầu trục còn được gọi là bầu thắng ED 121/6 hoặc củ phanh ED 121/6; má phanh cầu trục còn được gọi là càng phanh 400 mm. Đây là một trong những loại thiết bị cầu trục thông dụng nhất
1) Ứng dụng phanh điện từ cầu trục 400
Phanh cầu trục 400 có tên kỹ thuật là Crane Electro Hydraulic Drum Brake Device hoặc Hydraulic Thruster Drum Brake. Sản phẩm thuộc dòng phanh cầu trục thủy lực có các mã hàng YWZ9, YWZ4, YWZ5, YWZ8.
Phanh thủy lực cầu trục có các ứng dụng như:
- Là loại phanh cầu trục thủy lực ứng dụng cho thiết bị nâng hạ như thang máy chở hàng, vận thăng, cần cẩu, dầm cầu trục, tời bò
- Sử dụng để vận chuyển hàng hóa ở các cảng biển, nhà máy đóng tàu
- Dùng trong các nhà máy luyện kim, cán thép, hầm mỏ
- Sử dụng trong các nhà kho sản xuất
2) Ưu điểm phanh điện từ cầu trục 400
- Bộ điều khiển điện từ có độ nhạy và độ chính xác cao
- Cấu tạo đơn giản, dễ lắp đặt và vận hành
- Các bộ phận được gia công cơ khí chính xác, vận hành êm
- Siêu bền, tuổi thọ lên tới 7 - 10 năm
- Khả năng tải nặng rất tốt
3) Cấu tạo phanh điện từ thủy lực cầu trục 400
Phanh cầu trục 400 có cấu tạo gồm có càng phanh và củ phanh, cụ thể:
- Củ phanh tên thật là motor chuyển động tịnh tiến chạy bằng dầu, ở miền nam hay gọi là bầu thắng, bầu phanh, ở miền bắc gọi là củ phanh
- Càng phanh, khung phanh dùng để siết chặt lấy tang phanh, có phần má phanh làm bằng cao su đặc
- Tang Phanh thủy lực cầu trục 400 nối với trục truyền động motor yzr.
- Má phanh làm từ chất liệu từ gỗ phíp hoặc cao su dây gai, má phanh có thể thay thế khi bị mòn
- Bộ van điều khiển điện được sử dụng để điều khiển việc đóng/mở van dầu thủy lực. Bộ van điều khiển này có thể được điều khiển bằng tay hoặc bằng bộ điều khiển tự động.
4) Nguyên lý vận hành phanh thủy lực cầu trục 400
Phanh cầu trục 400 hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng lực thủy lực để tạo ra mô-men xoắn hãm. Phanh được điều khiển bằng điện, có thể được lắp đặt với nhiều loại cầu trục khác nhau.
Khi van điều khiển điện được đóng, dầu thủy lực được bơm vào bộ truyền động thủy lực. Từ đó sẽ tạo ra mô-men xoắn hãm, tác dụng làm cho bánh phanh quay. Bánh phanh quay sẽ tác dụng lực hãm lên cánh hãm, làm cho cánh hãm dừng lại và ngăn không cho cầu trục quay.
Mỗi bộ phận của phanh cầu trục 400 đều có nhiệm vụ khác nhau như sau:
- Bầu phanh thủy lực cầu trục 400 ED 121/6 là phần động cơ bơm dầu thủy lực để mở phanh hoạt động.
- Khi cấp điện ty củ phanh thủy lực cầu trục đẩy lên làm mở má phanh. Khi đó đó tang phanh gắn trên trục động cơ chính được mở ra và động cơ quay tự do.
- Khi cắt nguồn điện cấp cho động cơ, lực lò xo sẽ đóng má phanh lại, má phanh ôm chặt vào tang trên trục motor và motor dừng lại.
5) Phân loại phanh cầu trục 400 điện từ
a. Phanh cầu trục 400 YWZ8 ED 80/6
- Model: YWZ8
- Dòng máy: Phanh thủy lực cầu trục
- Bầu thắng, củ phanh: ED 80/6
- Đường kính càng phanh: 400 mm
- Lực mô men phanh: 1300 - 600 Nm
- Chiều cao H: 760 mm.
- Chiều dài: 1015 mm
- Tổng ngang: 190 mm
- Đường kính lỗ: 20 mm
- Trọng lượng bộ thủy lực là 200 kg
- Phanh điện từ cầu trục sản xuất theo công nghệ Đức EMG
- Mờ phanh chống mòn, khung phanh khỏe, siêu chịu lực, siêu bền
b. Phanh thủy lực 400 YWZ8 ED 50/6
- Model: YWZ8
- Dòng máy: Phanh thủy lực cầu trục
- Bầu thắng, củ phanh: ED 50/6
- Đường kính càng phanh: 400 mm
- Lực mô men phanh: 750 - 600 Nm
- Chiều cao H: 760 mm.
- Chiều dài: 1015 mm
- Tổng ngang: 190 mm
- Đường kính lỗ: 20 mm
- Trọng lượng bộ thủy lực là 200 kg
- Phanh điện từ cầu trục sản xuất theo công nghệ Đức EMG
- Mờ phanh chống mòn, khung phanh khỏe, siêu chịu lực, siêu bền
6) Cách lắp đặt phanh thủy lực 400
Dưới đây là các bước lắp đặt phanh thủy lực 400 ED 80/6:
Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu cần thiết, bao gồm: Phanh thủy lực 400 ED 80/6, Bộ điều khiển phanh thủy lực, Dây điện, Ốc vít và bu lông,...
- Chọn vị trí lắp đặt phanh thủy lực: lựa chọn cần phải đảm bảo vị trí thoáng mát và không bị ẩm ướt.
Lắp đặt phanh thủy lực vào vị trí đã chọn bằng ốc vít và bu lông
Kết nối dây điện của phanh thủy lực với bộ điều khiển phanh thủy lực.
Kiểm tra hoạt động của phanh thủy lực. Bật nguồn điện và kiểm tra xem phanh thủy lực có hoạt động bình thường hay không.
Mời tham khảo cách lắp đặt đấu điện phanh thủy lực, phanh cầu trục trong video dưới đây:
7) Cách vận hành phanh thủy lực 400
Để vận hành phanh thủy lực 400, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Bật nguồn điện cho phanh.
- Sử dụng cần gạt để điều chỉnh lực hãm.
- Khi cần gạt được đẩy về phía trước, phanh sẽ được kích hoạt và cầu trục sẽ dừng lại.
- Khi cần gạt được kéo về phía sau, phanh sẽ được giải phóng và cầu trục sẽ bắt đầu di chuyển.
Một số lưu ý khi lắp đặt sử dụng phanh thủy lực cầu trục 400:
- Cần kiểm tra định kỳ phanh thủy lực cầu trục 400 ED 121/6: kiểm tra độ mòn, độ rạn nứt của má phanh, và kiểm tra má phanh có ôm đều vào tang phanh, bánh phanh không.
- Phần động cơ thủy lực bơm dầu: dầu có đủ không, có bị dò dầu không
- Môi trường làm việc của phanh thủy lực cầu trục 400 ED 121/6 cần tránh các chất ăn mòn hoặc ô xy hóa cao, nếu có hóa chất gây hại thì nên dùng động cơ phanh thủy lực phòng nổ
- Khi phanh đã mở tang phanh phải quay tay được nhẹ nhàng. Nếu lắp đặt sai lệch hoặc chỉnh khe hở má phanh không đều, đôi khi gây hỏng động cơ điện
Trên đây là thông tin về phanh thủy lực 400. Mời tham khảo chi tiết sản phẩm trong video dưới đây.
Video phanh thủy lực 400 ED 121/6
Các thiết bị cầu trục nâng hạ khác gồm có:
- Động Cơ Điện Rotor Dây Quấn YZR, tải nặng kéo hàng, nâng hàng
- Phanh Cầu Trục Thủy Lực Z8 Z5 Z9, phanh hãm vật nặng di chuyển trên cao
- Móc Cẩu 2 tấn tới 100 tấn, để nhấc hàng hóa, container
- Tang Cuốn Cáp: để cuộn dây cáp hoặc dây thép khi cẩu.
- Điện Trở - Tay Trang: để điều động bao nhiêu điện năng tùy ý vào motor