098 164 5020Miền Nam
097 5897066Miền Bắc

Rulo Băng Tải

7.233 reviews
Email: saigon@minhmotor.com
Facebook: Minhmotor
Youtube: Minhmotor

Rulo băng tải còn gọi là tang băng tải, trục băng tải, ống chỉ hay trục rulo. Ru lô băng tải là bộ phận quan trọng, có vai trò làm căng và truyền chuyển động trong băng tải, băng chuyền. Chi tiết thông số kỹ thuật, đặc điểm, cấu tạo rulo băng tải, mời khách hàng tham khảo dưới đây.

1) Rulo băng tải là gì ?

Trục rulo băng tải là bộ phận truyền chuyển động quay từ động cơ đến dây băng tải. Trong băng chuyền, trục rulo nối tiếp với trục động cơ, trên bề mặt là dây băng tải. 

Mỗi băng tải đều có ít nhất 2 rulo nằm ở 2 đầu, gọi là rulo chủ động và rulo bị động. Trong đó rulo chủ động nằm ở đầu, nối với động cơ bằng dây đai hoặc xích để truyền chuyển động và momen xoắn. Còn rulo bị động kích thước nhỏ hơn nằm cuối băng tải, dùng để kéo căng dây tải.

A: Rulo dẫn động / Rulo phía trước

B: Rulo căng dây / Rulo phía sau

C: Rulo dẫn hướng

2) Ứng dụng rulo băng tải

Trục rolo hay tang băng tải là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của băng chuyền. Một băng tải cần có ít nhất 2 rulo, có thể nhiều hơn từ 3 - 4 cái. Thiết bị này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như:

  • Khai thác khoáng sản, đất đá, cát, vật liệu xây dựng
  • Vận tải, chuyển hàng ở các kho vận, bến bãi
  • Hỗ trợ vận chuyển vật liệu trong xây dựng nhà ở, cầu cống, đường xá
  • Chế tạo dây chuyền sản xuất, đóng gói hàng hóa
  • Băng chuyền phân loại, vệ sinh, phun rửa hoa quả, thủy hải sản

3) Ưu điểm rulo băng tải

  • Trên thị trường có nhiều loại rulo với chức năng khác nhau để lựa chọn
  • Trục băng tải có khả năng chịu tải, chịu lực tốt
  • Cấu tạo đơn giản, dễ tìm kiếm hoặc gia công thay thế
  • Giá thành rẻ, nhiều đơn vị cung cấp và gia công
  • Cấu trúc ổn định, làm việc hiệu quả trong môi trường ẩm ướt, bụi bặm
  • Chế tạo bằng vật liệu cao su, thép, nhựa, inox, gang đúc,... tùy theo yêu cầu khách hàng

4) Cấu tạo rulo băng tải

Ru lo băng tải dạng ống hoặc dạng căm có cấu tạo khá khác biệt. Tuy nhiên cả hai đều gồm các bộ phận cơ bản sau:

  • Trục rulo: sử dụng ống trục hoặc cốt lắp ráp, được lắp đặt với cơ cấu truyền động xích hoặc puly. 
  • Ống rulo hoặc căm rulo: Với dạng ống thì thường sử dụng thép ống, bề mặt phẳng, nhẵn. Còn căm rulo thường chế tạo từ thép ống hoặc thép, hàn vòng tròn trên mặt bích.
  • Mặt bích: là một miếng kim loại hình tròn liền, độ dày mỏng và đường kính được gia công chính xác dựa trên kích thước ống rulo.

5) Nguyên lý hoạt động của rulo băng tải

Nguyên lý hoạt động của rulo băng tải khá đơn giản. Một băng tải gồm hai rulo được đặt ở hai điểm đầu và cuối. Rulo thông qua trục cốt kéo dài để kết nối với motor và puly.

Động cơ hoạt động khiến trục quay, làm nhông xích chuyển động, kéo theo rulo chuyển động quay tròn. Nhờ vào thiết kế bạc đạn, rulo có khả năng tự động chuyển động quay một cách dễ dàng. Khi dây băng tải tiếp xúc với rulo, lực ma sát làm cho băng tải chuyển động, kéo đi về phía trước.

Rulo bị động thường có đường kính nhỏ hơn so với rulo chủ động. Điều này cho phép các hoạt động liên tục  theo chu kỳ vòng tròn, ngăn ngừa tình trạng dây băng tải bị trùng.

6) Phân loại rulo băng tải

a) Trục rulo băng tải dạng ống

Trục băng tải dạng ống là loại dùng phổ biến nhất, tính ứng dụng cao trong các hệ thống băng tải. Trục rulo ống có thể làm từ sắt, thép hoặc inox, đúc khuôn dạng ống tròn. Đặc điểm của ru lô băng tải ống như sau:

  • Tính năng: dùng làm căng và kéo dây băng tải
  • Kết cấu vững chắc, hoạt động ổn định, độ bền, độ chịu lực và chống ăn mòn tốt
  • Bề mặt trơn nhẵn nên khả năng chịu ma sát không tốt, thường phải gia công bề mặt trong các ứng dụng cần chịu ma sát
  • Gia công trục rulo băng tải ống thông thường sẽ chịu lực kém do liên kết trục và mặt bích yếu, cần gia cố thêm

b) Rulo băng tải nhựa

Ru lô băng tải bằng nhựa có giá thành rẻ, trọng lượng thấp, tính cơ động cao. Tang băng tải nhựa cũng được dùng khá phổ biến trong công nghiệp. Có nhiều loại trục rulo nhựa với đặc điểm như sau:

  • Rulo băng tải  nhựa PTFE khả năng chịu nhiệt cao, chịu hóa chất tốt, cách điện tốt
  • Rulo băng chuyền nhựa PA chịu lực tốt, chịu nhiệt cao, có bề mặt trơn nhẵn, ít bị ăn mòn
  • Trục rulo nhựa PVC được sử dụng phổ biến ở môi trường tính axit, kiềm cao
  • Tang băng tải nhựa POM bề mặt dày, màu vàng hoặc trắng, chịu nhiệt tốt
  • Tang băng chuyền nhựa Nylon độ dẻo dai tốt, chịu mòn cao, giá cả hợp lý

c) Rulo băng tải cao su

Trục rulo cao su thường chế tạo ở dạng ống tròn, trục giữ là sắp, thép hoặc inox, bên ngoài bọc cao su. Đặc điểm:

  • Rulo băng tải bọc cao su có độ bám cao, truyền động hiệu quả đến dây băng tải
  • Độ bền cao, đặc biệt khi làm việc trong môi trường ẩm ướt
  • Khả năng chịu va đập tốt, giúp giảm chấn, chống rung cho các loại hàng hóa đặc thù như linh kiện điện tử
  • Khả năng chịu dầu, chịu nhiệt tốt, chống mài mòn, được ưa chuộng trong công nghiệp
  • Được chia thành nhiều loại như: rulo băng tải bề mặt cao su lăn nhám, cao su mịn, cao su xương cá,...

d) Rulo băng tải cánh lồng (rulo găm, rulo căm)

Rulo cánh lồng còn gọi là trục rulo căm hay rulo găm, ít phổ biến hơn mà chỉ dùng trong 1 số ứng dụng đặc thù. Rulo có dạng tròn, chế tạo từ sắt, thép  hoặc inox. Đặc điểm của ru lô găm như sau:

  • Tính năng: Dùng để tạo độ bám cho băng tải cao su, đặc biệt các băng tải dài và rộng
  • Trục rulo băng tải dạng găm có độ ma sát cao, giúp dây băng tải bám dễ dàng
  • Rulo căm dễ gia công, giá thành rẻ hơn so với rulo băng tải dạng ống
  • Kết cấu ống trụ và mặt bích yếu nên chịu lực ở mức trung bình, dễ ảnh hưởng đến dây cao su
  • Tính thẩm mỹ không cao, bề mặt rulo băng tải cánh lồng khó vệ sinh, dễ nhiễm bẩn
  • Một số loại rulo găm cải tiến khi được tiện nhám, phủ nhựa PVC hoặc phủ cao su để tăng độ bền
  • Kích thước phổ biến: Φ50mm, Φ60mm, Φ70mm…

e) Rulo băng tải giảm chấn

Trục rulo giảm chấn được dùng làm con lăn băng tải khi cần vận chuyển hàng hóa nặng, dễ bị va đập. Sử dụng rulo này đảm bảo hạn chế tối đa va đập gây hỏng hóc hàng hóa. Đặc điểm của ru lô giảm chấn:

  • Bên ngoài rulo được bọc lớp cao su dầy hoặc dán keo đặc chủng có độ bền cao, chống nước chống nhiệt
  • Có thể thêm 1 lớp cao su dày để giảm rung động khi băng tải vận hành
  • Thường sản xuất tang băng tải giảm chấn đường kính từ 49 - 300 mm, phù hợp cho băng tải mini và trung bình

f) Rulo băng tải dạng côn

Rulo dạng côn có đường kính hai đầu trục khác nhau, được sử dụng ít hơn trong 1 vài ứng dụng đặc thù. Ví dụ như băng tải nghiêng, băng tải góc. Độ lệch của ru lô côn giúp truyền động cong hoặc góc của băng tải dễ dàng hơn.

7) Các phương pháp chế tạo rulo băng tải

Trục rulo được chế tạo bằng nhiều phương pháp với ưu nhược điểm khác nhau. Tùy theo yêu cầu kỹ thuật và điều kiện máy móc, công nghệ mà lựa chọn phương pháp chế tạo phù hợp. Tham khảo các phương pháp chế tạo ru lô băng tải phổ biến dưới đây.

a) Chế tạo rulo băng tải bằng phương pháp kéo

Ru lô băng tải này chế tạo bằng cách kéo sợi phôi kim loại qua lỗ khuôn. Từ đó tạo được trục rulo có hình dạng và tiết diện ngang giống với lỗ khuôn kéo.

Ưu điểm:

  • Độ chính xác cao, sản xuất được hàng loạt với chất lượng đồng đều
  • Bề mặt bóng, đẹp, tính thẩm mỹ cao
  • Xử lý được nhiều loại vật liệu chế tao rulo băng tải, đặc biệt là kim loại dẻo

Nhược điểm:

  • Chỉ kéo được trục ru lô đường kính nhỏ
  • Cần điều chỉnh lực kéo và nhiệt độ chính xác, phù hợp với vật liệu chế tạo và kích thước rulo băng chuyền.

b) Chế tạo rulo băng tải bằng phương pháp cán

Cán là quá trình khiến vật liệu vào bị biến dạng giữa 2 trục qua ngược chiều. Có 2 phương pháp cán là cán nóng và cán nguội, điểm khác biệt là nhiệt độ cán.

Ưu điểm:

  • Không làm thay đổi đặc tính thép
  • Kết cấu trục cứng và khỏe, bề mặt bóng mịn, tính thẩm mỹ cao
  • Độ chính xác cao, khả năng sản xuất rulo trục băng tải hàng loạt

Nhược điểm:

  • Yêu cầu lực cán lớn, điều chỉnh lực chính xác
  • Chủ yếu chế tạo ru lô băng tải đơn giản

c) Chế tạo rulo băng tải bằng phương pháp ép

Phương pháp ép chế tạo ru lô băng tải bằng cách đưa kim loại vào buồng ép kín. Dưới tác dụng của chày ép, vật liệu được đẩy vào khuôn theo đúng kích thước.

Ưu điểm:

  • Độ chính xác cao, kích thước đồng đều trong cả lô
  • Năng suất cao, khả năng sản xuất ru lô trục số lượng lớn trong thời gian ngắn
  • Chế tạo được các ru lô đặc thù có kích thước và hình dạng phức tạp

Nhược điểm:

  • Yêu cầu gia công khuôn ép chính xác, phụ thuộc nhiều vào công nghệ
  • Nguy cơ hao mòn nhanh nếu điều chỉnh lực ép và tạo khuôn không tốt

d) Chế tạo rulo băng tải bằng phương pháp rèn tự do

Sản xuất trục rulo thông qua phương pháp rèn tự do là việc áp dụng ngoại lực thông qua các công cụ để biến dạng vật liệu ở nhiệt độ rèn. Từ đó tạo ra cuộn chỉ có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.

Ưu điểm của phương pháp này bao gồm:

  • Linh hoạt trong chế tạo, tạo rulo băng chuyền có kích thước và hình dạng đa dạng
  • Dễ chế tạo, tính linh hoạt và đa dạng trong sản phẩm cuối cùng.
  • Quy trình đơn giản, không đòi hỏi vốn đầu tư lớn.

Nhược điểm của chế tạo rulo băng tải bằng rèn tự do bao gồm:

  • Độ chính xác kém cả về kích thước và hình dạng, không đảm bảo sự đồng đều trong việc biến dạng vật liệu.
  • Chi phí gia công tăng theo kỹ thuật người thực hiện
  • Chất lượng không đồng đều
  • Năng suất thấp, tốn nhiều thời gian và công sức

Trong công nghiệp, đặc biệt là băng tải tự động cần độ chính xác cao thường ít chọn rulo băng tải gia công tự do.

Trên đây là những thông tin quan trọng về rulo băng tải. Mời tham khảo các loại băng tải bán chạy dưới đây.