098 164 5020Miền Nam
097 5897066Miền Bắc

Vít Tải - Băng Tải Vít

3.607 reviews
Email: saigon@minhmotor.com
Facebook: Minhmotor
Youtube: Minhmotor

Vít tải còn gọi là vít tải cấp liệu hay băng tải vít. Đây là một loại băng tải đặc biệt, chuyên dùng cho các loại vật liệu bột hoặc hạt. Có nhiều loại vít tải có đặc điểm khác nhau như vít tải ống, vít tải xoắn, vít tải đứng,... Chi tiết từng loại vít tải và bảng giá sẽ được tổng hợp dưới đây.

1) Vít tải là gì?

Vít tải, hay còn gọi là băng tải trục vít. Đây là một loại băng tải đặc biệt được sử dụng để di chuyển các vật liệu dạng lỏng hoặc dạng hạt. Vít tải cấp liệu bao gồm một ống hoặc máng bên trong chứa một lưỡi dạng xoắn ốc cuộn quanh trục dẫn động ở một đầu. Đầu còn lại được cố định.

Vít tải thường được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp để tải vật liệu nặng như bột thô, than cốc, vôi, thạch cao, xi măng, cát, đất, đá, dăm gỗ và cám. Nó có tính cơ động cao, cho phép vận chuyển vật liệu theo nhiều hướng khác nhau.

Vít tải thường dùng để vận chuyển theo phương nằm ngang, có góc nghiêng từ 15-20° hoặc theo góc thẳng đứng 90°. Sự linh động cùng hiệu suất tải cao giúp vít tải được ứng dụng phổ biến trong sản xuất và công nghiệp.

2) Ứng dụng của vít tải

Vít tải là thiết bị tải phù hợp với các ứng dụng có dạng vật liệu hạt hoặc bột. Dưới đây là các ứng dụng chính của vít tải liệu:

  • Lĩnh vực xây dựng, khai khoáng: vận chuyển vật liệu dạng rời hoặc bột như xi măng, đá dăm, cát, thạch cao và bột thô.
  • Lĩnh vực logistic, tải hàng: vận chuyển các vật liệu dạng kiện lớn hoặc hình dạng cồng kềnh một cách hiệu quả như thùng carton, pallet,...
  • Sản xuất thực phẩm, thức ăn chăn nuôi: ống quay có cánh vít vận chuyển kết hợp để sấy và làm lạnh vật liệu, phù hợp trong quá trình công nghiệp và sản xuất.
  • Chế biến nông sản: Vít tải để vận chuyển lượng lớn hàng hóa nông sản tươi, khô như thóc, gạo, hạt ngô, quả sấy, hạt điều, hạt cà phê,...

3) Ưu điểm của vít tải

Vít tải được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng bởi những ưu điểm và tính năng sau:

  • Dễ dàng vận chuyển các loại vật liệu dính ướt mà vẫn đảm bảo độ an toàn, sạch sẽ.
  • Dễ dàng cấp tháo vật liệu, phù hợp trong quá trình sản xuất và xử lý vật liệu.
  • Vận chuyển vật liệu có khối lượng lớn, cồng kềnh
  • Kích thước máy nhỏ gọn, đặc biệt tiết diện ngang nhỏ, giúp tiết kiệm không gian
  • Đảm bảo an toàn môi trường, đặc biệt khi vận chuyển vật liệu có nhiệt độ cao và nguy hiểm
  • Bộ phận công tác của vít nằm trong máng kín giúp hạn chế bụi bẩn và tác động bên ngoài.
  • Giá thành rẻ, phù hợp với mọi ngân sách của doanh nghiệp và nhà đầu tư

4) Nhược điểm vít tải cấp liệu

Bên cạnh những ưu điểm trên, vít tải liệu cũng tồn tại một số hạn chế, nhược điểm như:

  • Không vận chuyển được vật liệu nhẹ và có độ bám dính caovì lưỡi vít xoắn không nắm giữ chúng hiệu quả.
  • Chiều dài vận chuyển hạn chế  nên không phù hợp cho việc chuyển vật liệu ở khoảng cách dài.
  • Khả năng vận chuyển vật liệu dễ vỡ kém do tác động của các khe hở giữa trục vít và máng vít.
  • Năng suất hạn chế, băng tải dặng vít thường không thể vận chuyển các lượng lớn vật liệu trong thời gian ngắn. 
  • Tiêu tốn nhiều năng lượng, làm tăng chi phí vận hành và ảnh hưởng đến hiệu quả năng suất.
  • Phải cấp liệu đều, nếu không bề mặt vít và máng có thể bị bào mòn nhanh chóng, dẫn đến giảm hiệu suất và độ bền của thiết bị.

5) Cấu tạo vít tải

Vít tải được cấu tạo từ ba bộ phận chính, bao gồm máng vít, trục vít và cánh vít:

  • Máng vít

Loại máng vít hình chữ U: thường được chế tạo từ thép tấm với độ dày thay đổi từ 2 đến 10 mm. Loại máng này thích hợp cho nhiều ứng dụng vận chuyển vật liệu dạng hạt hoặc bột. Ở nhiệt độ cao, có thể sử dụng thép tấm chịu nhiệt để làm máng vít.

Loại máng vít tròn: thường được làm từ thép ống tiêu chuẩn. Loại máng này thích hợp cho việc vận chuyển các loại vật liệu dạng hạt hoặc bột. Nó có đặc điểm đặc biệt khi cần di chuyển vật liệu trong môi trường có nhiệt độ cao.

  • Trục vít

Trục vít được chế tạo bằng thép ống để đảm bảo độ cứng và chiều dày phù hợp. Đầu mỗi đoạn ống thường được hàn bằng mặt bích. Kích thước trục vít phù hợp đảm bảo quá trình lắp đặt và vận hành thiết bị dễ dàng.

  • Cánh vít

Cánh vít thường được chế tạo từ thép không gỉ hoặc thép tấm, sau đó được hàn với trục vít tạo thành các cánh xoắn. Cánh vít có vai trò quan trọng trong việc nắm giữ và di chuyển vật liệu trong quá trình vận chuyển.

Cấu tạo của vít tải cho phép nó hoạt động hiệu quả trong việc vận chuyển các loại vật liệu dạng lỏng, bột hoặc hạt.

6) Nguyên lý hoạt động vít tải

Nguyên lý hoạt động của vít tải dựa trên sự kết hợp giữa sức xoắn của trục vít và cánh vít. Kết quả là vít tải có thể di chuyển vật liệu theo chiều tịnh tiến với hướng mong muốn. Chi tiết quá trình hoạt động như sau:

  • Vít tải được truyền động bởi một động cơ thông qua hộp giảm tốc. Động cơ cung cấp năng lượng để quay trục vít, khởi đầu quá trình vận chuyển vật liệu.
  • Khi trục vít quay, nó thực hiện chiều xoắn trên cánh vít và đẩy vật liệu di chuyển tịnh tiến trong máng. Vật liệu được đẩy theo đáy máng và theo chiều xoắn của cánh vít.
  • Chiều xoắn của cánh vít và chiều quay của trục vít quyết định hướng di chuyển của vật liệu. Để làm thay đổi hướng di chuyển, người điều khiển thiết bị phải đảo chiều quay của trục vít.
  • Trong vòng một phút, trục vít có thể thực hiện từ 50 đến 250 vòng quay, tùy thuộc vào thiết kế cụ thể của vít tải. Chiều dài tối đa của vận chuyển thường không quá 15 đến 20 mét, do tốc độ và hiệu suất có thể bị ảnh hưởng khi di chuyển vật liệu trên khoảng cách dài.

7) Phân loại vít tải phổ biến nhất hiện nay

a) Vít tải xoắn

Vít tải xoắn là thiết bị gồm lưỡi vít dạng xoắn lò xo, xoay xung quanh ống trụ. Trục vít tải xoắn nối liền từ đầu đến cuối máy. Vật liệu cũng được vận chuyển dọc theo trục, tùy theo hướng đặt phương ngang hay phương nghiêng. Vít tải xi măng cũng thường dùng là loại vít tải cấu trúc xoắn này.

Điểm nổi bật của vít tải xoắn:

  • Tiết diện ngang nhỏ nhưng khả năng vận chuyển được lượng vật liệu lớn
  • Là lựa chọn phù hợp cho ứng dụng cần tải liệu dạng bột, rời như bùn, đất, thức ăn,... nhưng diện tích không gian nhỏ
  • Có khả năng vận chuyển kết hợp với làm mát, sấy khô sản phẩm.
  • Hạn chế xâm nhập của bụi bẩn nhờ cấu trúc đóng kín.
  • Tiết kiệm diện tích sản xuất so với các thiết bị cùng công dụng khác.
  • Đảm bảo chất lượng vật liệu trong quá trình vận chuyển.
  • Tháo lắp dễ dàng và di dời địa điểm sử dụng.
  • Thân thiện với môi trường và không độc hại.

Nhược điểm của vít tải xoắn:

  • Không nên sử dụng cho nguyên liệu dễ vỡ, do có khả năng gây hao hụt trong quá trình vận chuyển.
  • Công suất hoạt động của vít tải thường thấp, trung bình khoảng 100 tấn/giờ bao gồm khối vật liệu.

b) Vít tải ống

Vít tải ống hay một số nơi gọi là vít tải đứng, là loại vít tải có máng vận chuyển dạng ống. Ống chuyển liệu kín nên có thể vận chuyển các loại vật liệu nhỏ dạng hạt, rời hoặc bột. Thiết bị được ứng dụng nhiều trong các nhà máy sản xuất bột mì, xay sát lúa, thức ăn gia súc,...

Ưu điểm:

  • Vít tải ống có thể vận chuyển theo cả phương ngang, thẳng đứng hay nghiêng tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng.
  • Cấu tạo dạng ống tròn, ở giữa là cánh vít xoắn giúp vận chuyển vật liệu liên tục, đảm bảo vệ sinh
  • Tính linh hoạt cao, một số loại vít tải ống có thể điều chỉnh góc nghiêng chính xác, thường từ 15 - 90 độ
  • Khả năng vận chuyển vật liệu ổn định, đảm bảo hiệu suất làm việc
  • Dễ dàng điều chỉnh thông số máy như đường kính, chiều dài, góc nghiêng của ống
  • Giá thành rẻ, phù hợp với nhiều nhà máy, doanh nghiệp hoặc xưởng sản xuất nhỏ
  • Sử dụng động cơ gắn giảm tốc để xoay trục vít, tính ổn định và linh hoạt cao

Nhược điểm:

  • Chiều dài vận chuyển hạn chế, thường chỉ từ 15 – 20m
  • Năng suất tải thấp hơn so với các loại vít tải có lòng máng rộng hoặc băng tải liệu khác

 

c) Vít tải đứng tải - cấp liệu

Vít tải đứng có cấu tạo tương tự như vít tải xoắn hay ống. Tuy nhiên thiết bị có thiết kế đặc biệt để tải liệu theo phương thẳng đứng dễ dàng. Cấu trúc máng tải kín nên không gây rơi rớt vật liệu quá nhiều.

Ưu điểm:

  • Bộ cấp liệu trục vít nằm ngang, thường sử dụng để lấy nguyên liệu rời từ phễu, silo rồi dẫn tải vào phễu cân, băng tải, thùng chứa,...
  • Vít tải đứng có thể điều chỉnh chiều cao bằng việc lắp ráp với khớp nối, hộp
  • Có thể vận chuyển được vật liệu dính ướt, đảm bảo không bị bẩn và hao hụt trong quá trình vận chuyển.
  • Tính linh hoạt cao, có thể cấp, thả vật liệu ở mọi vị trí băng.
  • Diện tích máy nhỏ, phù hợp dùng trong những không gian hạn chế

Nhược điểm:

  • Lòng máng hẹp, thường không vận chuyển được lượng lớn vật liệu
  • Không phù hợp vận tải các loại vật liệu có kích thước lớn, thô, dễ vỡ nát

d) Vít tải đôi vận chuyển kiện hàng

Vít tải đôi thường dùng vận chuyển kiện hàng trong sản xuất và giao hàng, kho vận. Thiết bị ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp và logistics.

Đặc điểm:

  • Cấu trúc đôi ống song song nhau, tạo điều kiện để vận chuyển vật dạng kiện một cách hiệu quả.
  • Trên bề mặt của hai ống song song có một sợi thép xoắn vít được hàn thành đường xoắn để đẩy vật dạng kiện hàng di chuyển.
  • Vật liệu dạng kiện hàng được đặt trên các ống và di chuyển liên tục nhờ lực ma sát giữa chúng
  • Khoảng cách giữa hai ống song song phụ thuộc vào loại và kích thước của vật dạng kiện được vận chuyển.

8) Bảng giá vít tải công nghiệp

Giá vít tải công nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: công suất động cơ, năng suất tải, kích thước, đơn vị sản xuất,... Ngoài ra tỉ giá USD và chính sách giá sỉ, lẻ mỗi tỉnh thành cũng khác nhau. Dưới đây là bảng giá vít tải trung bình trên toàn quốc, mời khách hàng tham khảo.

  • Giá vít tải LSY-160 25 tấn/giờ: từ 8.500.000 - 15.500.000 VND
  • Giá vít tải LSY-200 35 tấn/giờ:  từ 10.000.000 - 18.000.000 VND
  • Giá vít tải LSY-250 50 tấn/giờ: từ 11.500.000 - 20.000.000 VND
  • Giá vít tải LSY-300 75 tấn/giờ: từ 12.500.000 - 22.000.000 VND
  • Giá vít tải D219 75 tấn/giờ: từ 12.000.000 - 25.000.000 VND
  • Giá vít tải D273 105 tấn/giờ: từ 17.000.000 - 50.000.000 VND
  • Giá vít tải cấp liệu SHB: từ 9.000.000 - 19.000.000 VND
  • Giá vít tải xoắn: từ 12.500.000 - 20.000.000 VND
  • Giá vít tải ống: từ 7.000.000 - 22.000.000 VND
  • Giá vít tải đứng cấp liệu: từ 8.500.000 - 15.000.000 VND

Trên đây là thông tin về vít tải và các loại thông dụng nhất hiện nay. Mời khách hàng tham khảo thêm các thiết bị công nghiệp và băng tải khác dưới đây.