0981676163Miền Nam
0975897066Miền Bắc
Bộ lọc sản phẩm

Các Loại Băng Tải

5.011 reviews

Các loại băng tải, băng chuyền là thiết bị không thể thiếu trong sản xuất công nghiệp hiện đại. Sản phẩm này giúp tự động hóa dây chuyền sản xuất, tiết kiệm sức lao động và chi phí đáng kể. Chi tiết băng tải phân loại, cấu tạo, ứng dụng, ưu điểm mời khách hàng tham khảo bài viết dưới đây.

1) Giới thiệu các loại băng tải

Băng tải còn gọi là băng chuyền, là thiết bị giúp truyền tải hàng hóa, sản phẩm, nguyên vật liệu,... từ nơi này đến nơi khác một cách nhanh chóng và chính xác. Trong công nghiệp hiện đại, băng tải được sử dụng rất phổ biến. Băng tải các loại đặc biệt hữu ích khi cần vận chuyển lượng lớn hàng hóa hoặc hàng hóa nặng, cồng kềnh.

Các loại băng chuyền trên thị trường hiện nay rất đa dạng từ vật liệu chế tạo, thiết kế, chủng loại lẫn ứng dụng. Nhìn chung băng tải công nghiệp đều được sản xuất đáp ứng điều kiện làm việc liên tục, môi trường khắc nghiệt cùng khối lượng công việc lớn.

2) Ứng dụng của các loại băng tải 

Các loại băng tải đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa nhanh, liên tục, ổn định và tự động của các nhà máy, kho xưởng. Do vậy thiết bị này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:

  • Vận chuyển rau, củ quả, nguyên liệu và thành phẩm cho ngành chế biến nông thủy hải sản
  • Vận chuyển linh kiện điện tử, ốc vít, bu lông,... cho ngành gia công chế tạo và lắp ráp
  • Vận chuyển hàng hóa trong nhà kho, đóng gói và các trạm chung chuyển logistic
  • Vận chuyển và phân loại hàng hóa trong các nhà máy sản xuất
  • Vận chuyển các loại thủy sản phục vụ chế biến, đóng gói và xuất khẩu
  • Vận chuyển và đóng gói thực phẩm chế biến sẵn, mì gói, xúc xích,...

3) Ưu điểm các loại băng tải 

Các loại băng tải có nhiều ưu điểm được các kỹ sư đánh giá cao như:

  • Thiết kế đơn giản, dễ dàng tháo lắp, bảo trì và bảo dưỡng
  • Có những loại băng tải linh hoạt có thể gấp gọn khi không sử dụng hoặc thay đổi tốc độ, độ cao, belt tải dễ dàng theo nhu cầu
  • Bộ phận chuyển động lắp với động cơ giảm tốc giúp điều chỉnh tốc độ dễ dàng, tăng hiệu quả sử dụng và đảm bảo an toàn khi có sự cố xảy ra
  • Dây băng tải làm bằng nhiều vật liệu phù hợp truyền tải nhiều loại hàng hóa khác nhau
  • Các bộ phận được gia công chính xác, lắp ráp cơ khí dễ dàng, kết cấu vững chắc và chịu tải tốt
  • Bộ phận băng tải có thể dễ dàng thay thế khi hỏng hóc hoặc trong các ứng dụng khác nhau
  • Tuổi thọ cao, vận hành ổn định, ít hỏng hóc

4) Cấu tạo các loại băng tải công nghiệp

Các loại băng tải được cấu tạo gồm những bộ phận cơ bản sau:

  • Hệ thống dây băng hoặc con lăn: Là nơi hàng hóa được truyền tải trên băng tải
  • Hệ thống khung đỡ băng tải: Được thiết kế dạng thẳng, tròn, xoắn ốc,...
  • Motor Giảm Tốc và bộ truyền lực: Cung cấp động năng cho băng tải hoạt động liên tục
  • Động cơ giảm tốc, bộ kiểm soát tốc độ: Điều chỉnh tốc độ truyền của băng tải theo ý muốn
  • Hệ thống an toàn: công tắc khẩn cấp, phanh tự động,...
  • Bộ điều khiển và vận hành: PLC, biến tần, contactor, rơ le cảm biến,...

5) Các loại băng tải phổ biến nhất

Có rất nhiều loại băng tải, băng chuyền được sản xuất phù hợp với những dây chuyền sản xuất khác nhau. Dưới đây là các loại băng chuyền phổ biến nhất trong công nghiệp:

a) Các loại băng tải phân chia theo cấu tạo

Tùy theo đặc điểm loại hàng hóa cần vận chuyển mà lựa chọn cấu tạo băng tải phù hợp như:

a1) Băng tải Belt: Đây là loại băng chuyền sử dụng dây belt để truyền tải hàng hóa, nên còn gọi là băng tải dây belt. Băng chuyền này có những đặc điểm sau:

  • Bề mặt belt phẳng, liền, diện tích truyền tải lớn nên có thể dùng cho nhiều loại hàng hóa có kích thước khác nhau
  • Có tính linh hoạt cao, có thể thay các loại dây belt để dùng chuyển các loại hàng khác nhau
  • Lắp đặt dễ dàng, dễ tìm kiếm linh phụ kiện thay thế
  • Băng tải Belt hiện được dùng phổ biến nhất trong các lĩnh vực công nghiệp
  • Dây belt thường làm bằng cao su, nhựa PVC, PU đảm bảo độ bền cao, không bị mài mòn

a2) Băng tải xích: Có bề mặt truyền tải hàng hóa là dạng các dây xích ghép liền nhau với đặc điểm sau:

  • Xích tải được chế tạo từ nhiều loại vật liệu như nhựa, inox, gỗ,... tùy vào loại hàng hóa
  • Kết cấu đơn giản, độ bền và độ vững chắc cao
  • Được dùng phổ biến trong các ngành công nghiệp linh phụ kiện, sản xuất điện tử
  • Có thể làm việc trong môi trường khắc nghiệt
  • Khả năng tải trọng cao tốt, nên là ưu tiên khi cần băng tải hàng hóa nặng, cồng kềnh
  • Băng chuyền xích còn có một số biến thể khác là băng tải xích tấm, băng tải xích lưới.

a3) Băng tải con lăn: Bề mặt truyền tải là các con lăn nằm ngang nối tiếp nhau với đặc điểm như sau:

  • Có khả năng chịu lực, chịu tải lớn
  • Chủ yếu được dùng vận chuyển các loại hàng hóa nặng, mặt đáy cứng như pallet, khay nhựa, hộp carton,...
  • Con lăn được chế tạo từ nhiều loại vật liệu với kích thước và hình dạng khác nhau tùy vào mục đích sử dụng như inox, nhựa, PU, thép mạ kẽm, bọc cao su,...
  • Băng tải con lăn có thể kết nối với động cơ truyền động hoặc không tùy vào ứng dụng
  • Là lựa chọn tốt nhất khi cần băng chuyền sản xuất trong môi trường hóa chất, nhiều bụi bẩn
  • Băng chuyền con lăn thường được các đơn vị chuyên nghiệp tự chế tạo, gia công và cải tiến con lăn
  • Có nhiều loại băng tải con lăn khác nhau theo đặc điểm truyền động con lăn như: băng tải con lăn tự do, băng tải con lăn truyền động, băng tải con lăn chạy thắng, chạy cong,...
  • Giá thành phụ thuộc nhiều vào đặc điểm con lăn và công nghệ sản xuất

a4) Băng tải linh hoạt: Là loại cải tiến từ băng tải con lăn, thiết kế linh động với khả năng điều chỉnh dài ngắn, xếp gọn dễ dàng.

  • Tính linh động cao, thường được sử dụng trong môi trường có không gian nhỏ hẹp như hầm mỏ, kho hàng
  • Chế tạo đơn giản, dễ dàng lắp ghép tháo dỡ nên tiện lợi khi cần di chuyển
  • Đa dạng kích thước và kiểu lắp ráp, tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực
  • Thường không được chế tạo loại băng chuyền linh hoạt kích thước lớn, tải trọng cao

a5) Băng tải rung: Là loại băng tải cải tiến, vừa vận chuyển hàng hóa, vừa rung.

  • Băng chuyền rung được sử dụng khá rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng,...
  • Băng tải vừa chuyển động tịnh tiến vừa rung, có tác dụng sắp xếp và phân loại hàng hóa
  • Băng tải gắn với motor rung hoạt động ổn định, hiệu quả, bền bỉ
  • Khung băng tải chắc chắn, chịu lực và chịu tải tương đối tốt
  • Bộ điều khiển phức tạp hơn do vừa điều khiển tốc độ chuyền, vừa điều khiển đặc tính rung

a6) Băng tải lưới: Có dây đai là dạng lưới do các sợi inox dệt thành, còn gọi là băng tải xích lưới hay lưới băng tải. Có thể thay đổi lỗ lưới tùy thuộc vào ứng dụng và thiết kế băng tải.

  • Các lỗ lưới giúp thoát nước tốt, phù hợp dùng trong dây chuyền sản xuất, chế biến nông sản, thủy hải sản
  • Băng tải lưới thoát nhiệt tốt, chế tạo bằng inox chịu nhiệt, phù hợp dùng trong lò nung, lò sấy
  • Chịu được tải trọng các loại hàng hóa nhẹ đến trung bình
  • Không thích hợp vận chuyển các hàng hóa có cạnh sắc nhọn hoặc kích thước quá nhỏ
  • Có 2 loại chính là băng tải lưới chạy xích sên biên và băng tải lưới chạy bánh nhông trực tiếp

a7) Băng tải trục vít (còn gọi là vít tải): là loại băng chuyền cấu tạo gồm các cánh vít quay quanh trục chính. Khi động cơ làm trục chính quay, cánh vít quay theo kéo theo máng tải chuyển động. Hàng hóa được đặt trong máng tải.

  • Có 2 loại thiết kế máng tải phổ biến là máng tải tròn và máng tải chữ U hở trên
  • Thường ứng dụng khi cần tải liệu lên dốc, phù hợp với các hàng hóa dạng hạt, dạng bùn hoặc dạng rời
  • Băng tải trục vít thường chế tạo bằng thép, inox 304 hoặc inox 201
  • Thường được các đơn vị gia công trực tiếp và hoàn toàn, có mã và kích thước chính xác

b) Các loại băng tải công nghiệp phân chia theo vật liệu chế tạo

Vật liệu chế tạo là một yếu tố quan trọng khi chọn băng tải sử dụng trong công nghiệp. Hiện nay phổ biến các loại sau:

b1) Các loại băng tải cao su: Belt băng tải hoặc con lăn được chế tạo từ các loại cao su với đặc điểm sau:

  • Độ bền cao, giá thành tương đối rẻ nên thay thế dễ dàng
  • Chiều dài linh hoạt, lắp đặt dễ dàng, dễ dàng tìm mua băng tải cao su trên thị trường
  • Bề mặt cao su có tính ma sát tốt, độ bền và ổn định cao nên vận chuyển được nhiều loại hàng hóa như quặng mỏ, xi măng, cát đá, than,...
  • Băng tải cao su được dùng phổ biến trong ngành công nghiệp nặng
  • Có nhiều loại vật liệu cao su với đặc tính khác nhau như: cao su chịu nhiệt, cao su chịu tải lớn, cao su trắng an toàn thực phẩm,...
  • Giá thành băng chuyền cao su là rẻ nhất trong các loại băng tải cùng kích thước

b2) Băng tải PU: Băng tải chế tạo bằng vật liệu PU (polyurethane) có các đặc điểm sau:

  • Khả năng chống bám dính tốt, không bám hàng hóa và các loại bụi bẩn
  • Dễ vệ sinh bề mặt, không gây nhiễm bẩn hàng hóa
  • Dùng phổ biến trong các ngành chế biến thực phẩm, thủy hải sản, dược phẩm,...
  • Độ bền tương đối tốt, là giải pháp tải hàng giá rẻ an toàn

b3) Băng tải PVC: là loại băng chuyền có dây đai làm bằng PVC. Băng chuyền PVC dùng phổ biến trong công nghiệp với các đặc điểm sau:

  • Giá thành rẻ, dễ dàng tìm mua và thay thế nên được nhiều khách hàng lựa chọn
  • Độ bền tương đối cao, sử dụng và bảo dưỡng dễ dàng
  • Vật liệu PVC có độ bền tương đối, nhưng không phù hợp với môi trường công nghiệp độ ẩm cao, nhiệt độ cao
  • Trên thị trường khá ít mẫu mã chủng loại để lựa chọn
  • Phổ biến nhất là băng tải PVC xanh, còn gọi là băng tải nhựa xanh, sau đó là băng tải PVC trắng
  • Phù hợp với mục đích tải trung và tải nhẹ, nhưng không dùng trong lĩnh vực thực phẩm hay dược phẩm
  • Băng tải PVC được chia thành nhiều dòng theo cấu trúc như băng tải PVC thẳng, băng tải PVC góc cong, băng tải PVC tai bèo, băng tải PVC lòng máng 

b4) Băng tải inox: Có độ cứng cao, chịu lực chịu tải tốt, được dùng phổ biến trong các ngành sản xuất nông sản, đồ uống, thực phẩm, điện tử,...

b5) Băng tải nhựa: Với dây băng tải làm từ nhựa, chủ yếu là nhựa PP và nhựa POM. Băng chuyền nhựa là lựa chọn tốt nhất trong vận chuyển thực phẩm với đặc điểm như sau:

  • Băng tải nhựa PP có giá thành rẻ, nhẹ và phù hợp vận chuyển thực phẩm trọng lượng nhỏ đến trung bình
  • Băng tải nhựa POM có giá thành cao hơn, nặng hơn, tải được hàng hóa trọng lượng lớn hơn
  • Xét về độ bền thì băng chuyền nhựa POM tốt hơn, khả năng chịu lực cũng cao hơn
  • Giá thành rẻ, thường có sẵn hàng ở các đại lý
  • Trọng lượng nhẹ, vận chuyển và lắp ráp dễ dàng
  • Có sẵn nhiều nhà cung cấp và sản xuất trong nước, nhưng các dòng băng chuyền nhựa đặc thù phải nhập khẩu

c) Các loại băng tải phân chia theo ứng dụng

c1) Băng chuyền ngang: Đây là loại phổ biến nhất trong sản xuất công nghiệp với đặc điểm như sau:

  • Được dùng để vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác với độ dốc bằng 0.
  • Chiều dài tải linh hoạt, có thể kéo dài và rút ngắn dễ dàng tùy theo điều kiện sản xuất
  • Chế tạo đơn giản, khung nâng băng chuyền chắc chắn, ổn định, độ bền cao
  • Giá thành rẻ nhất trong các loại băng chuyền

c2) Băng tải đứng: Ứng dụng để vận chuyển hàng hóa theo phương thẳng đứng từ trên xuống dưới

  • Là một trong những lựa chọn tải hàng hiệu quả trong không gian sản xuất nhỏ hẹp
  • Kết cấu không quá phức tạp, có thể di chuyển hoặc tháo dỡ dễ dàng
  • Còn gọi là băng tải nâng hạ vì dùng vận chuyển hàng hóa cao - thấp
  • Thường ứng dụng để cấp liệu lên cao hoặc chuyển hàng hóa lên container, kho chứa

c3) Băng tải xoắn ốc: Thường dùng để truyền tải hàng hóa từ tầng trên xuống tầng dưới hoặc ngược lại với độ dốc thấp hơn so với băng tải đứng

c4) Băng tải phân loại: Được thiết kế đặc biệt với độ rung khác nhau vừa làm nhiệm vụ chuyển vừa phân loại hàng hóa.

c5) Băng tải chịu nhiệt: Được chế tạo bằng các loại vật liệu chịu nhiệt cao như inox. Loại băng chuyền này là lựa chọn phù hợp các công đoạn sản xuất nhiệt độ cao như sấy hoa quả, nung sản phẩm thủ công,...

c6) Băng tải mini: là loại băng tải nhỏ, thường chỉ để vận chuyển các linh phụ kiện điện tử. Sử dụng băng chuyền mini giúp tăng tính tự động hóa cho quy trình lắp ráp điện tử, cơ khí.

c7) Băng tải xích nhựa: Có dây băng tải làm bằng nhựa POM, ở dạng xích tấm với bước xích duy nhất là 38.1mm. Băng chuyền xích nhựa là loại băng tải chuyên dùng để vận chuyển chai lọ như bia, nước ngọt, siro, nước mắm, mỹ phẩm

6) Chọn công suất động cơ băng tải chở hàng

Các loại băng chuyền cần chở hàng càng nặng thì cần động cơ công suất càng lớn. Phổ biến nhất là động cơ giảm tốc băng tải công suất từ 400W đến 1,5kw. Ngoài ra cần quan tâm thêm một số yếu tố khác như: tốc độ di chuyển, môi trường làm việc, khấu hao hiệu suất,...

Cụ thể các thông số tính toán để chọn công suất động cơ giảm tốc băng tải như sau:

  • Khối lượng tải trọng trung bình và tối đa (kg): Xác định thông số này dựa trên tính toán hoặc đo lường thực tế.

  • Tốc độ di chuyển của tải: Điều này phụ thuộc vào ứng dụng của băng tải bạn sử dụng cần tốc độ bao nhiêu để đảm bảo hiệu suất. Đơn vị tính thường là mét/giây hoặc mét/phút. Thông thường băng tải công nghiệp chạy với tốc độ khá chậm, từ 10 - 20 mét/phút.

  • Công suất cơ cấu truyền động: được tính theo công suất sau

Công suất (kW) = (Khối lượng tải trọng x Tốc độ di chuyển) / (3600 x Hiệu suất cơ cấu truyền động)

Trong đó:

Khối lượng tải trọng là kg hoặc lb.
Tốc độ di chuyển là mét hoặc feet trên giây.
Hiệu suất cơ cấu truyền động là một hằng số, ví dụ 95%
Dự trù tỷ lệ dự phòng: Nên để tỷ lệ dự trù từ 10 - 20% công suất tính toán để ngăn ngừa tình trạng quá tải.

  • Điện áp sử dụng: Băng tải thường sử dụng động cơ điện 3 pha công nghiệp, chỉ có 1 số loại công suất nhỏ dùng điện 1 pha 220v.

7) Bảng giá các loại băng tải công nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Bảng giá các loại băng tải công nghiệp trên thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kết cấu, vật liệu chế tạo, độ dài băng tải, thương hiệu, số lượng mua sỉ hay lẻ,... Ngoài ra bảng giá các loại băng chuyền ở mỗi tỉnh thành có thể khác nhau. Dưới đây là giá trung bình băng tải phân loại phổ biến nhất Việt Nam hiện nay. Để nhận báo giá chi tiết và mới nhất, hãy liên hệ với Minhmotor qua hotline 0968140191.

Bảng giá các loại băng tải công nghiệp theo vật liệu chế tạo như sau:

  • Giá băng tải PVC nâng hạ cao 1,2 - 2m 1 cánh: khoảng 4.200.000 - 5.600.000 VND
  • Giá băng tải PU trắng hoặc xanh dày 1.5mm: khoảng 500.000 - 660.000 VND/mét
  • Giá băng tải cao su cánh bướm di động dài 3m: khoảng 6.500.000 - 8.500.000 VND/mét
  • Giá băng tải con lăn tự động xích nhựa: khoảng 4.500.000 - 6.800.000 VND/mét
  • Giá băng tải cao su chuyển hàng: khoảng 3.500.000 - 7.000.000 VND/mét
  • Giá băng tải xích: khoảng từ 4.000.000 - 10.000.000 VND/mét

Bảng giá các loại băng tải theo kích thước như sau:

  • Giá băng tải PVC mini dài 5 mét: khoảng 2.500.000 - 6.500.000 VND
  • Giá băng tải con lăn sắt Φ60×2,5×200mm: khoảng 95.000 - 120.000 VND/cái
  • Giá băng tải con lăn sắt Φ60×2,5×300: khoảng 110.000 - 145.000 VND/cái
  • Giá băng tải con lăn sắt Φ76×2,5×200: khoảng 100.000 - 130.000 VND/cái
  • Giá băng tải con lăn sắt Φ76×2,5×300: khoảng 115.000 - 155.000 VND/cái
  • Giá băng tải con lăn sắt Φ89×3×200: khoảng 100.000 - 125.000 VND/cái
  • Giá băng tải con lăn sắt Φ89×3×300: khoảng 125.000 - 165.000 VND/cái

Bảng giá các loại băng chuyền của nhà cung cấp phổ biến nhất Việt Nam:

  • Giá băng tải công nghiệp Intech Group: trung bình từ 200 triệu - 2 tỷ đồng/hệ thống
  • Giá băng tải công nghiệp Nam Thành Long (NTL): trung bình từ 50 triệu - 500 triệu đồng/hệ thống
  • Giá băng tải công nghiệp công ty Trường Thọ: trung bình từ 50 triệu - 1 tỷ đồng/hệ thống
  • Giá băng tải công nghiệp công ty XNK Liên An: trung bình từ 100 triệu - 1 tỷ đồng/hệ thống
  • Giá băng tải công nghiệp Katsumi: trung bình từ 100 triệu - 2 tỷ đồng/hệ thống

8) Hướng dẫn vận hành an toàn, tự động các loại băng tải công nghiệp

Băng tải, băng chuyền trong công nghiệp hiện nay chủ yếu vận hành bằng bảng điều khiển tự động. Điều này đảm bảo tính chủ động trong sản xuất nhưng cũng có thể gây mất an toàn lao động. Cần tuân thủ các quy tắc an toàn trong vận hành băng tải như sau:

a) Trước khi chạy băng tải tự động

Kiểm tra toàn bộ hệ thống:

  • Kiểm tra kỹ lưỡng các bulông và ốc vít để đảm bảo chúng đang được chặt kín.
  • Đảm bảo rằng bao che chắn của băng tải ngoài trời không bị hỏng.
  • Kiểm tra mức dầu mỡ bôi trơn cho hộp giảm tốc, khớp nối thủy lực, và các ổ đỡ để đảm bảo chúng đủ và phù hợp về số lượng và loại.
  • Đảm bảo rằng các thiết bị an toàn được trang bị đầy đủ và đang hoạt động một cách ổn định.
  • Đối với hệ thống sử dụng đối trọng để căng băng, đảm bảo đối trọng treo tự do và không có vật cản trở. Đối với các hệ thống sử dụng vít me để căng băng, hãy kiểm tra độ căng của băng.

Kiểm tra an toàn về người và thiết bị:

  • Kiểm tra khu vực trên và dưới băng tải để đảm bảo không có chướng ngại vật và người làm việc trong khu vực đó.
  • Chỉ khi đã đảm bảo an toàn thì mới được phép khởi động máy.
  • Đảm bảo các thiết bị an toàn như nút dừng khẩn cấp (Emergency) và các vị trí che chắn an toàn đang hoạt động hiệu quả.
  • Kiểm tra nối đất tủ điện băng tải.

Kiểm tra áp suất khí nén (nếu có).

b) Trong khi hệ thống băng tải hoạt động

  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống truyền động.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng rò rỉ dầu bôi trơn trong hộp giảm tốc và khớp nối thủy lực.
  • Kiểm tra độ rung, nhiệt độ của động cơ và các hệ thống con lăn để đảm bảo không có vấn đề về mòn hoặc kẹt cứng.
  • Kiểm tra hệ thống khí nén (nếu có).

Nếu băng chuyền dừng hoạt động trong thời gian dài, thực hiện các công việc sau:

  • Vệ sinh bụi bẩn bám dính trên các puly và trục dẫn.
  • Kiểm tra và điều chỉnh hoặc thay thế các lưỡi làm sạch băng.
  • Thay thế các rèm băng nếu chúng bị rách.
  • Thay thế con lăn/ổ trục nếu chúng bị hỏng.

Nếu hệ thống dừng lại do sự cố hoặc trục trặc ngắn hạn, tiến hành kiểm tra lại hệ thống điện và bộ truyền động.

Trên đây là thông tin quan trọng về các loại băng tải - một trong những thiết bị quan trọng trong công nghiệp. Khách hàng quan tâm cần tư vấn thêm về băng chuyền, băng tải hãy liên hệ đến hotline 0968140191.

Mời tham khảo các loại băng tải bán chạy nhất dưới đây.

Hiển thị 1 - 8 trong 8 sản phẩm