0981676163Miền Nam
0975897066Miền Bắc
Bộ lọc sản phẩm

Motor Cẩu Trục

9.942 reviews

Motor cầu trục còn gọi là động cơ cầu trục hay motor ruột quấn YZR, nhiều vùng miền hay gọi là động cơ điện rotor ruột quấn hoặc motor rotor dây quấn. Đây là một trong những loại thiết bị cầu trục quan trọng.

1) Ứng dụng động cơ cẩu trục YZR

Motor tời điện cẩu trục chuyên dùng cho các ứng dụng cần tải nặng như:

  • Cẩu nâng hàng trong thiết bị cầu trục cổng trục và tời bò. Có khi nâng cả container nặng 40 tấn.
  • Motor cầu trục còn làm trạm trộn bê tông, trộn hàng ngàn tấn xi măng để xây cầu đường,
  • Làm luyện kim nấu thép, có các máy cán kim loại cần động cơ ruột quấn vì khởi động nặng.
  • Motor rotor dây quấn còn được chế tạo cho các băng tải kép dốc, VD kéo viên đá cao lớn lên núi làm tượng, đền.
  • Làm động cơ băng tải, kéo tàu
  • Máy trộn xi măng, nghiền cát đá xây dựng

Ứng dụng của motor ruột quấn, thường làm việc nặng

Chính vì làm việc nặng mô men lớn, động cơ cẩu trục tời điện thường có tốc độ 960 vòng - 720 vòng phút. Thường sản phẩm đi kèm với giảm tốc chỉ còn vài chục vòng trên phút ở đầu ra.

2) Ưu nhược điểm của motor cẩu trục ruột quấn YZR

  • Motor cẩu trục YZR rất khỏe, khi khởi động có thể tăng lực momen kéo lên 20-30% sức mạnh thông thường
  • Motor tời điện YZR có độ bền cao vì sử dụng chế độ hoạt động không liên tục. Cẩu được vài tiếng lại nghỉ. Hoặc làm thang máy chở hàng trong công trường, siêu thị, không phải làm liên tục 24 tiếng / 7 ngày. 
  • Chổi than cổ góp ở đầu motor là rất quan trọng, phần cổ góp nên là đồng dày và chống mòn 
  • Lượng dây đồng và cách quấn dây trong rotor sẽ quyết định motor khỏe hay yếu, kỹ thuật quấn dây vào  rotor là khó hơn vào dây cho stator
  • Cần có tụ điện khởi động mềm để giúp motor bền hơn.

Sau đây là video động cơ điện ruột quấn mô tơ rotor dây quấn, sản phẩm được cung cấp toàn quốc bởi cty Minhmotor, liên hệ đặt hàng 0901460163

Nhược điểm motor tời hàng YZR

  • Đôi khi lắp đặt ở trên cao nên tháo xuống khó khăn lúc bảo trì, ví dụ cao treo ở Sapa hay Bà nà Hill
  • Không nên hoạt động liên tục 24 tiếng/ 7 ngày vì là dòng motor này thiết kế cho những việc có ngừng nghỉ.

3) Cấu tạo motor cẩu trục

Motor cẩu trục thông dụng nhất có ký hiệu YZR, YZ tiếng anh còn gọi là crane motor 3 phase. Cấu tạo như sau:

  • Gồm 2 phần: stator như motor thường và phần rotor có quấn rất nhiều đồng (khác với motor thường)
  • Stator của động cơ ruột quấn yzr thường dài hơn motor khác. Trong rotor có các rãnh hở để cho dây đồng vào. Nhờ tăng lượng đồng, nên từ trường động cơ mạnh hơn, làm được việc tải nặng.

Cấu tạo motor cẩu trục

  • Động cơ ruột quấn chạy bằng chổi than, khi chổi than này mòn hư sau 5-7 năm vận hành thì cần thay mới.
  • Các mối nối của dây trong motor ruột quấn đời cổ của Nga thậm chí còn được hàng bằng bạc, để có tính dẫn điện cao và cực bền.
  • Cấu tạo vỏ của động cơ ruột quấn thường dày hơn motor thường, vỏ rất nặng.
  • Trục của motor rotor dây quấn thường là trục côn.

Ứng dụng của motor ruột quấn, thường làm việc nặng

Trên đây là hình ảnh thực tế motor cẩu trục YZR:

4) Thông số kỹ thuật của motor cẩu trục

tem motor cẩu trục

  • Motor ruột quấn tại Việt nam thường là chế độ duty S3 và S4
  • S3: 40% chạy ổn định liên tục 40% thời gian vận hành
  • S4: 25% chạy ổn định liên tục 25% thời gian vận hành, hoạt động 15 phút trong mỗi tiếng vận hành. Tại Việt Nam motor ruột quấn S3 và S4 là phổ biến và phù hợp khi làm tời, cổng trục, cầu trục, xe con, tời bò, trạm trộn bê tông, hệ thống cẩu hàng trong kho. S3 giá cao hơn so với S4

5) Phân loại motor cẩu trục phổ biến trên thị trường

a) Phân loại động cơ cầu trục theo loại động cơ

  • Motor cẩu trục điện (Electric Crane Motor): Đây là loại phổ biến nhất trong các cẩu trục công nghiệp. Động cơ chạy bằng nguồn điện AC hoặc DC.
  • Motor cẩu trục thủy lực (Hydraulic Crane Motor): Là motor sử dụng nguồn năng lượng từ hệ thống thủy lực để cung cấp lực đẩy cho cẩu.
  • Motor cẩu trục khí nén (Pneumatic Crane Motor): là motor sử dụng khí nén làm nguồn năng lượng để cung cấp lực đẩy cho cẩu, phù hợp trong các ứng dụng nhẹ và trung bình.
  • Motor cẩu trục diesel (Diesel Crane Motor): sử dụng động cơ diesel làm nguồn năng lượng chính, phù hợp trong các ứng dụng di động hoặc trong các khu vực không có nguồn điện điện lưới.
  • Motor cẩu trục tự hành (Self-Propelled Crane Motor): là motor có khả năng tự di chuyển mà không cần sự hỗ trợ từ các phương tiện khác, giúp di chuyển linh hoạt và tiện lợi trong các công trình xây dựng hoặc khu vực cần di chuyển thường xuyên.

b) Phân loại động cơ cẩu trục theo công suất

Các công suất motor cẩu trục phổ biến như:

  • Động cơ cầu trục 3.7kw 4kw 5Hp
  • Motor cầu trục 7.5kw 10Hp
  • Động cơ cẩu trục 11kw 15Hp
  • Motor cầu trục 15kw 20Hp
  • Motor cẩu trục 22kW 30Hp
  • Motor cẩu trục 30kW 40Hp
  • Motor cẩu trục 45kW 60HP
  • Motor cẩu trục 55kW 75Hp
  • Motor cẩu trục 75kw 100Hp

Mời tham khảo chi tiết các loại motor cẩu trục bán chạy dưới đây.

Hiển thị 1 - 9 trong 9 sản phẩm