0981676163Miền Nam
0975897066Miền Bắc

7 Motor Điều Tốc - Motor Điều Chỉnh Tốc Độ Bán Chạy Nhất Việt Nam 10/2024

Viết bởi: Bảo Nhi
Bảo Nhi
Mình là Bảo Nhi, hiện tại mình đang phụ trách công việc viết bài, kiểm duyệt nội dung tại Minhmotor. Mình sinh năm 2000, tốt nghiệp cử nhân Trường Đại học Tài chính - Marketing, nơi mình học tập được rất nhiều kiến thức và nền tảng giúp mình rất nhiều trong công việc hiện tại. Với sự nhiệt huyết và đam mê của tuổi trẻ cùng với sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ các anh chị em đồng nghiệp, chúng mình luôn cố gắng đem đến những giải pháp ứng dụng động cơ điện, động cơ giảm tốc, máy bơm nước thiết thực nhất cho mọi người.
01 thg 4 2024 21:53

Bạn có bao giờ cảm thấy cần kiểm soát tốc độ của một thiết bị nào đó trong nhà mình không? Ví dụ như muốn quạt gió quay tự động chậm hơn vào ban đêm, hay cần điều chỉnh máy xay sinh tố để đạt được độ nhuyễn mịn mong muốn? Trong vô vàn tình huống như vậy, Motor điều chỉnh tốc độ chính là "vị cứu tinh" giúp bạn dễ dàng làm chủ mọi thứ.

Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn 7 Motor điều chỉnh tốc độ bán chạy nhất Việt Nam tính đến tháng 10, 2024. Chúng tôi không chỉ cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm mà còn hướng dẫn bạn cách lựa chọn thiết bị phù hợp với công suất và nhu cầu sử dụng của mình. Hãy cùng khám phá thế giới của Motor điều chỉnh tốc độ và biến ngôi nhà bạn trở nên tiện nghi, thoải mái hơn!

1) Motor điều tốc là thiết bị gì?

Motor điều tốc là thiết bị đóng vai trò giúp điều chỉnh tốc độ của các hệ thống dây chuyền, đường băng sản xuất,... cho phù hợp với khách hàng. Đây là sản phẩm đã quá quen thuộc đối với nhiều người do được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp cũng như trong sản xuất. 

Motor điều tốc đóng vai trò quan trọng trong nhiều hệ thống sản xuất cỡ trung và cỡ lớn hiện nay. Có sự giúp sức của thiết bị, nhà sản xuất sẽ dễ dàng hơn trong điều chỉnh tốc độ của hệ thống sản xuất theo như mong muốn. Từ đó sẽ có thể đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, hệ thống băng chuyền. 

2) Ứng dụng của motor điều tốc

Thiết bị motor giảm tốc được ứng dụng trong đa dạng các lĩnh vực sản xuất cũng như trong cuộc sống hằng ngày, cụ thể:

  • Ứng dụng trong công nghệ sản xuất các sản phẩm thực phẩm, chế tạo linh kiện cơ khí, lắp ráp sản phẩm công nghệ,...
  • Ứng dụng trong hệ thống các băng tải vận chuyển hàng, băng tải sản xuất để giúp giảm ồn, giảm sốc và giúp hệ thống vận hành phù hợp với năng suất lao động của người lao động. 
  • Ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày: sử dụng trong các thiết bị điện gia dụng như máy lạnh, máy giặt, máy hút bụi,... Nhờ đó nâng cao chất lượng của cuộc sống.
  • Ứng dụng trong lĩnh vực in ấn, trong các thiết bị máy tính, đo lường,... mang tính tự động hóa cao. 
  • Ứng dụng trong lĩnh vực y tế: các thiết bị như máy chụp cắt lớp, máy chụp X-quang,...
  • Sử dụng trong thiết bị máy cán ép để giảm tốc độ và giảm tiếng ồn của động cơ. 

3) Cấu tạo của motor điều tốc

Cấu tạo của motor điều tốc tương tự như những loại motor động cơ khác trên thị trường về phần động cơ điện. Ngoài ra, còn được bổ sung thêm một số linh kiện, chi tiết khác nhằm phù hợp và đảm bảo hơn chức năng của thiết bị. Cấu tạo cụ thể bao gồm:

  • Stato và roto: là hai bộ phận chính cấu tạo nên bộ phận động cơ điện của motor. Theo đó, stato (phần động) và roto (phần tĩnh) khi hoạt động sẽ giúp tạo ra từ trường, giúp cung cấp điện năng cho các bộ phận khác của motor điều tốc hoạt động.

Stato thường được cấu tạo từ các vòng thép mỏng quấn quanh thành nhiều vòng. Khi hoạt động, stato sẽ quay quanh trục roto được làm từ hợp kim thép bền chắc. 

  • Hệ thống bánh răng: là bộ phận quan trọng giúp tạo động lực và đóng vai trò là bộ phận giúp điều chỉnh vận tốc theo mong muốn của khách hàng. 
  • Hộp điều tốc: đóng vai trò giúp giảm tốc độ của thiết bị được gắn ở đầu ra bằng cách giảm tốc độ quay và tăng số lượng vòng xoắn momen. Bộ phận này được kết nối trực tiếp với thiết bị đầu ra, giúp đem đến hiệu quả hoạt động như mong muốn của bạn. 

4) Ưu điểm - nhược điểm của motor điều tốc

Ưu điểm và nhược điểm của motor điều tốc là những thông tin quan trọng khách hàng cần biết trước khi đưa ra quyết định lựa chọn sử dụng thiết bị. Một số thông tin tham khảo cụ thể như sau:

a) Ưu điểm motor điều chỉnh tốc độ

Motor điều tốc sở hữu những ưu điểm nổi bật như:

  • Dễ dùng, ngay cả người dưới 18 tuổi cũng có thể chỉnh được tốc độ sản phẩm
  • Độ bền cực cao vì lực tải phân bổ 1 phần vào hộp giảm tốc và 1 phần vào hộp số điều tốc, nên mỗi phần sẽ gánh lực ma sát nhỏ hơn
  • Sản phẩm có cấu tạo đơn giản, gồm những bộ phận quen thuộc nên dễ dàng để sử dụng.
  • Tính ứng dụng cao, có thể sử dụng trong nhiều nhóm ngành nghề sản xuất, công nghiệp thực phẩm, nhóm ngành vận chuyển,...
  • Đa dạng các công suất hoạt động khác nhau, thuận tiện để khách hàng lựa chọn tùy theo nhu cầu sử dụng.
  • Giá thành phải chăng, phù hợp với đa dạng các phân khúc khách hàng.
  • Tiết kiệm điện năng tiêu thụ, sử dụng nguồn điện 220v hoặc 380v
  • Độ rung và độ ồn phát ra bên ngoài môi trường là rất thấp, hạn chế gây sự khó chịu cho mọi người xung quanh khi motor hoạt động. 

b) Nhược điểm motor điều chỉnh tốc độ

Những nhược điểm của thiết bị motor điều tốc là

  • Giá cả không rẻ
  • Chiều dài lắp đặt cần thêm diện tích

5) Nguyên lý hoạt động của motor điều tốc

Thiết bị motor điều tốc như đúng tên gọi của mình, đóng vai trò giúp điều chỉnh tốc độ của các hệ thống truyền tải, hệ thống sản xuất. Nguyên lý hoạt động của thiết bị cụ thể:

  • Khi có dòng điện chạy qua, bộ phận stato và roto sẽ vận hành, giúp tạo ra từ trường, chuyển điện năng thành động năng. Từ đó, các bộ phận khác trong thiết bị motor sẽ vận hành.
  • Động năng truyền đến bộ phận hộp điều tốc, giúp giảm tốc độ vận hành và tăng vòng xoắn của momen. Từ đó giúp giảm tốc độ hoạt động của thiết bị được nối ở đầu ra. 
  • Motor điều tốc tạo ra cái dải tốc độ như: 100-20 vòng, 40- 200 vòng, 200-1000 vòng, 133 tới 600 vòng, 2- 10 vòng, bạn có thể chỉnh tốc độ bằng tay hoặc giảm tốc độ thông qua biến tần, tủ điện.
  • Độ bền của motor điều tốc phụ thuộc vào tốc độ bạn chỉnh,  khi bạn chỉnh ở khoảng nhanh thì tuổi thọ sẽ cao, tới 5-10 năm, ví dụ khoảng chỉnh tốc là 20-100 thì khoảng tốc độ lý tưởng giúp bạn chạy bền nhiều năm là 22- 25 vòng.

6) Phân loại motor điều tốc

Hiện nay trên thị trường có bày bán rất đa dạng các phân loại motor điều tốc khác nhau. Những nhóm phân loại điển hình để khách hàng có thể tham khảo cụ thể như sau:

a) Motor điều chỉnh tốc độ 3 pha 380v

  • Tỉ số truyền hộp số thường giảm 1.4 lần, 7 lần và 35 lần.
  • Các model hộp số trục thẳng gắn được điều tốc cơ là: GHM, GVM, XWD, XLD, BLD, BWD
  • Các model động cơ 3 pha mặt bích phù hợp với điều tốc cơ là”: Y3, Y2, Y, YX3, YE2, IE2
  • Tốc độ trục ra điều chỉnh trong khoảng 5 vòng tới 180 vòng phút
  • Công suất có sẵn: 0.37kw tới 7.5kw hoặc 1HP tới 5HP
  • Dòng điện ampe định mức vào khoảng 3A tới 10A tùy theo công suất.
  • Lực momen vào khoảng 100Nm tới 1000 Nm theo công suất lớn tới nhỏ

Motor điều tốc 3 pha

b) Motor điều chỉnh tốc độ 1 pha 220v

Điện 1 pha 220v giúp người dùng linh hoạt, làm việc được ở các môi trường không có điện công nghiệp 380v.

  • Tỉ số truyền hộp số thường giảm 1.14 lần, 6.5 lần và 35 lần.
  • Các mã động cơ 1 pha phù hợp cho điều tốc cơ là: YL, YC, GMYL, CMYL 
  • Tốc độ trục ra điều chỉnh trong khoảng 10 vòng tới 190 vòng phút
  • Có các mẫu trục ra cốt âm, cốt dương vuông góc hoặc trục ra thẳng.
  • Công suất motor thường dùng là : 0.18kw tới 4kw hoặc 1HP tới 5HP
  • Dòng điện ampe định mức vào khoảng 3.5A tới 14A tùy theo công suất lớn nhỏ,
  • Lực momen vào khoảng 90Nm tới 900 Nm theo công suất lớn tới nhỏ
  • Với motor chỉnh tốc mini thì chiều dài thường từ 150mm tới 300mm

 Bộ điều tốc motor 220v

c) Motor điều chỉnh tốc độ vô cấp mặt bích

Thông số kỹ thuật gồm có:

Mặt bích là dạng hình vuông, hình ngũ giác hoặc hình tròn

Đường kính mặt bích có các cỡ là: 160mm, 200mm, 250mm, 300mm, 350mm, 400mm

Độ dày của mặt bích: 10mm tới 25mm là thông dụng

Đường kính trục ra là 24, 28, 32, 40mm

Có 3 hướng lắp đặt là: có thể ngửa mặt bích hướng lên trời, hoặc úp hướng xuống đất, hoặc đặt nằm ngang song song với mặt đất

Motor điều chỉnh tốc độ mặt bích

7) Bảng giá motor điều tốc cập nhật mới nhất

Dưới đây là bảng giá trung bình trên toàn thị trường Việt Nam, có thay đổi hàng tháng theo tỷ giá USD, và sự biến động của giá đồng, thép. Quý vị nào cần giá chính xác của công ty Minhmotor xin liên hệ số 0901460163 để được tư vấn thông tin cập nhật:

Dựa trên tiêu chí về công suất hoạt động của thiết bị, giá motor điều tốc bao gồm:

  • Motor điều tốc công suất mini (60w): có mức giá dao động từ 1.500.000 - 2.000.000 VND
  • Motor điều tốc công suất 90w: có mức giá trong khoảng từ 2.200.000đ - 3.500.000 VND
  • Motor điều tốc công suất 300w: giá thành dao động từ 2.500.000 - 3.800.000 VND
  • Motor điều tốc công suất 0.75Kw: giá sản phẩm dao động từ 4.000.000 - 7.500.000 VND
  • Motor điều tốc công suất 1.1Kw: có mức giá dao động trong khoảng 4.200.000 - 7.800.000 VND
  • Motor điều tốc công suất 2.2Kw: mức giá từ 3.600.000 - 9.000.000 VND
  • Motor điều tốc có mức công suất 3Kw: mức giá từ 9.300.000 - 11.000.000 VND

8) Chọn Motor Điều Chỉnh Tốc Độ Phù Hợp

Công suất

Để chọn được motor điều chỉnh tốc độ phù hợp, yếu tố đầu tiên cần xem xét là công suất. Công suất của motor cần lớn hơn hoặc bằng công suất của thiết bị mà bạn muốn điều khiển tốc độ. Ví dụ, nếu bạn muốn điều chỉnh tốc độ của một quạt gió 100W, thì motor điều tốc cần có công suất tối thiểu là 100W.

Lý do là vì nếu motor có công suất nhỏ hơn thiết bị, nó sẽ không đủ sức để chạy thiết bị ở một số tốc độ nhất định. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng quá tải và hỏng hóc cho motor.

Điện áp

Tiếp theo, bạn cần chọn motor phù hợp với nguồn điện áp mà bạn sử dụng, thường là 220V hoặc 380V. Điện áp của motor và nguồn phải tương thích, nếu không motor sẽ không hoạt động đúng hoặc bị cháy nổ.

Ví dụ, nếu bạn sử dụng nguồn điện 3 pha 380V, thì motor điều tốc cũng phải là loại 380V 3 pha. Không thể dùng motor 1 pha 220V trong trường hợp này.

Tốc độ

Yếu tố thứ ba cần xem xét là dải tốc độ mà motor có thể điều chỉnh. Bạn cần chọn motor điều tốc có khả năng điều chỉnh tốc độ ở mức thấp nhất và cao nhất như yêu cầu của ứng dụng.

Ví dụ, nếu bạn cần điều tốc quạt gió từ chậm đến nhanh, thì motor cần có khả năng điều chỉnh tốc độ trong phạm vi rộng, chẳng hạn 20-100% tốc độ định mức.

Tải trọng

Yếu tố thứ tư là tải trọng mà motor có thể chịu được. Bạn cần chọn motor đủ sức để chạy thiết bị điều khiển ở mọi tốc độ. Chọn sai tải trọng có thể dẫn tới quá tải và hỏng motor.

Các thông số kỹ thuật của motor thường ghi rõ mức tải trọng tối đa mà nó có thể chịu được. Bạn nên để một khoảng cách an toàn 20-30% so với tải trọng danh định để đảm bảo motor hoạt động tốt.

Môi trường hoạt động

Cuối cùng, tùy thuộc vào môi trường lắp đặt, bạn có thể cần chọn các loại motor đặc biệt. Ví dụ như môi trường ẩm ướt thì nên dùng motor chống nước, môi trường bụi bặm thì motor phải chống bụi tốt, và môi trường nhiệt độ cao thì cần motor chịu nhiệt tốt.

9) Cách Sử Dụng và Bảo Quản Motor Điều Chỉnh Tốc Độ

a) Cách sử dụng

Kiểm tra điện áp nguồn

Trước khi sử dụng motor điều tốc, bạn cần kiểm tra xem điện áp nguồn có phù hợp với thông số kỹ thuật của motor hay không. Điện áp quá cao hoặc quá thấp đều có thể làm hỏng motor.

Ví dụ, nếu motor là loại 220V mà bạn lại cắm vào nguồn 380V thì motor sẽ bị cháy ngay lập tức. Do đó, việc kiểm tra kỹ điện áp là vô cùng quan trọng.

Kết nối với thiết bị điều khiển

Sau khi chắc chắn về điện áp, bạn tiến hành kết nối motor với thiết bị cần điều chỉnh tốc độ (quạt gió, băng tải, máy bơm, v.v). Cần chú ý lắp ráp chắc chắn, tránh tuột hay lung lay.

Điều chỉnh tốc độ

Cuối cùng, bật nguồn điện và sử dụng núm xoay hoặc nút bấm trên motor để điều chỉnh tốc độ. Cần tăng/giảm tốc độ từ từ, tránh thay đổi đột ngột gây sốc cho motor.

b) Cách bảo quản

Ngắt nguồn điện

Khi không sử dụng, nhất định phải ngắt kết nối nguồn điện của motor để đảm bảo an toàn. Điện áp để lâu có thể làm hỏng mạch điện tử bên trong motor.

Vệ sinh thường xuyên

Nên lau chùi, vệ sinh motor định kỳ để loại bỏ các bụi bẩn, mồ hôi và cặn bẩn bám trên motor. Chúng có thể làm giảm tuổi thọ của motor nếu để lâu.

Tránh tiếp xúc với chất lỏng

Phải đặt motor nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bị dính nước, dầu mỡ hoặc các chất lỏng khác. Chúng có thể thấm vào bên trong và gây chập mạch cho motor.

Như vậy, chỉ cần thực hiện đúng các bước trên, bạn có thể sử dụng và bảo quản motor điều tốc đúng cách, kéo dài tuổi thọ cho motor.

10) Lưu Ý Khi Sử Dụng Motor Điều Chỉnh Tốc Độ

Không chạm vào bộ phận đang hoạt động

Khi motor điều tốc đang hoạt động, bạn không nên chạm tay vào các bộ phận quay của motor như trục quay, cánh quạt, v.v. Lý do là vì chúng đang quay với tốc độ cao, việc chạm vào sẽ rất nguy hiểm, có thể bị thương hoặc bị kéo tay vào motor.

Ngoài ra, motor thường có điện áp cao nên khi chạm vào các phần đang dẫn điện cũng rất dễ bị điện giật. Vì thế, tuyệt đối không được chạm tay vào motor khi đang chạy.

Ngắt điện trước khi bảo trì

Trước khi tiến hành bất cứ công việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa nào cho motor, bắt buộc phải ngắt toàn bộ nguồn điện của motor. Đây là biện pháp để đảm bảo an toàn, tránh bị điện giật hay thương tích.

Các công việc bảo trì thường gặp như vệ sinh bụi bẩn, thay nhớt, thay ổ bi, sửa chữa mạch điện, v.v. đều phải ngắt điện trước. Sau khi hoàn thành mới được bật điện và vận hành trở lại.

Không quá tải kéo dài

Khi sử dụng, không nên để motor hoạt động quá tải trong thời gian dài. Quá tải kéo dài sẽ khiến motor nóng lên, dễ hỏng hóc và giảm tuổi thọ.

Nếu buộc phải để motor chạy quá tải, chỉ nên duy trì trong thời gian ngắn nhất có thể. Sau đó cần tắt bớt tải hoặc tắt hẳn motor để nguội đi trước khi chạy tiếp.

Kiểm tra khi hoạt động bất thường

Nếu phát hiện motor có dấu hiệu hoạt động bất thường như phát ra tiếng ồn lớn, nóng quá mức, khói, mùi khét, v.v. cần ngay lập tức cắt nguồn điện và liên hệ kỹ thuật viên để kiểm tra và xử lý. Có thể motor bị hỏng hóc phần cơ khí hoặc phần điện.

11) Các Thương Hiệu Motor Điều Chỉnh Tốc Độ Uy Tín

ABB

ABB là tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, có trụ sở tại Thụy Sĩ. ABB cung cấp các sản phẩm và giải pháp cho nhiều ngành công nghiệp, trong đó có motor điều tốc.

Motor điều tốc của ABB được đánh giá cao về chất lượng cũng như độ bền. Các sản phẩm motor ABB có công suất từ vài Watt đến hàng trăm kW, đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng.

Omron

Omron là tập đoàn của Nhật Bản chuyên sản xuất các thiết bị tự động hóa và điện tử. Các sản phẩm của Omron đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

Motor điều tốc Omron có độ tin cậy cao, hoạt động ổn định trong thời gian dài. Omron cũng cung cấp nhiều model khác nhau, thích hợp cho nhiều ứng dụng trong công nghiệp.

Mitsubishi

Mitsubishi của Nhật Bản là một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu về các thiết bị điện, điện tử. Sản phẩm của Mitsubishi luôn đạt chuẩn chất lượng quốc tế.

Motor điều tốc Mitsubishi có độ bền cao, hoạt động êm, tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Mitsubishi cung cấp nhiều dòng sản phẩm khác nhau, phù hợp mọi nhu cầu sử dụng.

Siemens

Siemens là tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, trụ sở tại Đức. Siemens sản xuất motor điều tốc với công nghệ tiên tiến, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất.

Motor Siemens hoạt động bền bỉ, ít hư hỏng, tiết kiệm năng lượng. Siemens cũng cung cấp nhiều model với các công suất và kích thước khác nhau.

Ngoài ra còn có các thương hiệu Schneider Electric, Yaskawa, Inotek cũng rất uy tín và chất lượng.

Kết luận: 

Vậy là bạn đã có kha khá thông tin về Motor Điều Chỉnh Tốc Độ rồi phải không nào? Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị hữu ích này, từ cách hoạt động, ưu nhược điểm cho đến những lưu ý khi sử dụng. Chúc bạn tìm được chiếc Motor Điều Chỉnh Tốc Độ ưng ý và tận hưởng sự tiện lợi, thoải mái mà nó mang lại!

Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:

5.941 reviews

Tin tức liên quan

Máy Bơm Cánh Hở Công Suất Lớn, Siêu Bền, Bán Chạy Nhất 10/2024
Máy Làm Trân Châu Nhân Dừa: Cấu Tạo, Thông Số Kỹ Thuật, Bảng Giá 10/2024
Bàn Xoay Công Nghiệp: Cấu Tạo, Phân Loại, Bảng Giá 10/2024
Máy Tách Rác - Máy Lược Rác: Cấu Tạo, Phân Loại, Bảng Giá 10/2024
Tang Cuốn Cáp - Tang Quấn Cáp: Thông Số Kỹ Thuật, Bảng Giá 10/2024