098 164 5020Miền Nam
097 5897066Miền Bắc

Nhập Khẩu Hộp Giảm Tốc: Thủ Tục, HS Code, Biểu Thức Tính Thuế

02 thg 3 2023 16:50

Căn cứ vào quy định về nhập khẩu motor của pháp luật hiện hành, các phương tiện thiết bị khi nhập khẩu phải dán nhãn năng lượng. Do đó, mã hs của hộp số giảm tốc cũng được áp dụng mức năng lượng tối thiểu và có lộ trình thực hiện tương tự như một số sản phẩm motor có trong danh mục. 

1. Thủ tục nhập khẩu hộp số giảm tốc

a) Mã HS code hộp số giảm tốc 

Để có được mã HS code hộp giảm tốc chính xác, các doanh nghiệp có thể tham khảo thêm 84834090. Thuế nhập khẩu ưu đãi hiện nay khi nhập hộp giảm tốc vào Việt Nam là 10%, thuế VAT 10%.

Các loại hộp số giảm tốc đang được nhập khẩu vào Việt Nam

Hồ sơ hải quan và thủ tục nhập khẩu đối với các mặt hàng hộp số giảm tốc là hàng mới 100% không nằm trong danh mục các hàng hóa quản lý chuyên ngành hay hàng hóa cần xin giấy phép. Cho nên, các doanh nghiệp có thể làm hồ sơ thủ tục để nhập khẩu bình thường.

Theo đó, các loại hồ sơ hải quan nhập khẩu hộp số giảm tốc vào Việt Nam sẽ dựa vào khoản 5 điều 1 thông tư 39/ 2018/ TT BTC (sửa đổi điều 16 của thông tư 38/ 2015/ TT BTC) về cơ bản bao gồm:

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu
  • Commercial Invoice (tức là hóa đơn thương mại)
  • Bill of Lading
  • C/ O (nếu có)
  • Các loại chứng từ khác (nếu có)

b) Dán nhãn năng lượng hộp số giảm tốc

Dán nhãn năng lượng tức là việc dán, gắn, in hoặc khắc nhãn năng lượng lên trên sản phẩm, bao bì, hoặc thực hiện việc hiển thị nhãn năng lượng điện tử trên bất kỳ vị trí nào của sản phẩm. Gồm có 02 loại nhãn:

  • Nhãn so sánh: Đây là loại nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng của động cơ cũng như loại năng lượng sử dụng, hiệu suất tiêu thụ năng lượng và các thông tin khác nhằm mục đích giúp cho người tiêu dùng so sánh được với các sản phẩm khác nhưng cùng loại trên thị trường. Từ đó giúp nhận biết và lựa chọn phương tiện, các loại thiết bị để tiết kiệm năng lượng.
  • Nhãn xác nhận là nhãn dùng để chứng nhận loại phương tiện, thiết bị đó có hiệu suất năng lượng tiêu thụ cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác có cùng loại.

Một số văn bản quy định pháp luật hiện hành hướng dẫn quy trình dán nhãn năng lượng motor hộp số giảm tốc:

  • Luật số 50/ 2010/ QH12 ngày 17/ 06/ 2010 về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong năm 2010;
  • Quyết định số 04/ 2017/ QĐ Ttg ngày 09/ 3/ 2017 của Thủ tướng chính phủ (dùng để thay thế cho Quyết định 51/ 2011/ TTg ngày 12/ 9/ 2011) phê duyệt tất cả danh mục các mặt hàng nhập khẩu phải kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng theo đúng lộ trình;
  • Công văn số 1786/ TCHQ GSQL ngày 11/ 3/ 2016 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn quy trình thực hiện việc dán nhãn năng lượng và tiến hành kiểm tra HSNL tối thiểu;
  • Thông tư số 36/ 2016/ TT BCT ngày 28/ 12/ 2016 của Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện các bước dán nhãn năng lượng  dành cho 1 số mặt hàng.

Hộp số giảm tốc nhập khẩu phải trải qua quy trình dán nhãn năng lượng

Hộp số giảm tốc nhập khẩu phải trải qua quy trình dán nhãn năng lượng

Đối tượng áp dụng:

  • Theo điều 2 Thông tư 36/ 2016/ TT BTC của Bộ Công thương hướng dẫn về việc dán nhãn năng lượng đối với 1 số mặt hàng, tất cả các doanh nghiệp sản xuất phương tiện, thiết bị phải tiến hành dán nhãn năng lượng, các tổ chức thử nghiệm khi tham gia thử nghiệm phương tiện, thiết bị cũng phải dán nhãn năng lượng. 
  • Các cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động dán nhãn năng lượng cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, trong đó bao gồm hoạt động nhãn dán năng lượng cho motor.

Theo tiêu chuẩn TCVN 7540 : 2013 dán nhãn năng lượng motor thực hiện cho các chủng loại sau:

  • Động cơ điện không đồng bộ 3 pha dạng roto lồng sóc 1 tốc độ sử dụng nguồn điện ở tần số 50 Hz và/ hoặc 60 Hz và phải có điện áp danh định UN cho đến 1 000 V; Có công suất ra danh định PN tính từ 0,75 150 kW; Có 2, 4 hoặc 6 cực; Hoạt động ở chế độ S1 (tức là chế độ liên tục); Làm việc trực tiếp trên lưới điện; Có khả năng vận hành trong các điều kiện làm việc đã được nêu trong Điều 6 của tiêu chuẩn TCVN 6627 1 (IEC 60034 1).
  • Động cơ có phần mặt bích, phần đế và/ hoặc trục có kích thước cơ khí khác so với TCVN 7862 1 (IEC 60072 1) cũng thuộc phạm vi và đối tượng áp dụng của tiêu chuẩn này.
  • Động cơ được thực hiện tích hợp hoàn toàn trong 1 máy (ví dụ như máy bơm, quạt hay máy nén) mà không thể tiến hành thử nghiệm riêng rẽ đối với máy đó;
  • Động cơ được chế tạo riêng để có thể vận hành trong môi trường có khí nổ theo tiêu chuẩn IEC 60079-0;
  • Động cơ được thiết kế dành riêng cho các yêu cầu đặc biệt của máy móc được truyền động (có thể là chế độ khởi động nặng nề, cps số lượng lớn các chu kỳ khởi động/ dừng hay quán tính của rôto là rất nhỏ);
  • Động cơ được thiết kế dành riêng cho một số đặc tính đặc biệt của nguồn điện lưới (ví dụ dòng khởi động đang bị hạn chế, dung sai lớn về điện áp động cơ và/ hoặc tần số);
  • Động cơ được thiết kế dành riêng trong các điều kiện môi trường đặc biệt (không thuộc các điều kiện làm việc được quy định ở trong Điều 6 của TCVN 6627-1 (IEC 60034-1)).

Quy trình công bố dán nhãn hộp số giảm tốc:

  • Bước 1: Tiến hành thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu của motor.
  • Bước 2: Đăng ký dán nhãn năng lượng motor: Theo khoản 1, điều 5 của Thông tư 36/ 2016/ TT BCT cũng đã hướng dẫn: Trước khi đưa phương tiện, thiết bị là motor ra ngoài thị trường, các doanh nghiệp chuyên xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập ngay 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho hàng hóa và gửi về Bộ Công thương.
  • Bước 3: Thực hiện việc dán nhãn năng lượng cho motor giảm tốc.

Công bố dán nhãn hộp số giảm tốc phải theo đúng quy trình

Công bố dán nhãn hộp số giảm tốc phải theo đúng quy trình

2. Thuế nhập khẩu hộp số giảm tốc được tính như thế nào?

Căn cứ để áp mã số thuế cho hộp số giảm tốc là căn cứ vào số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty ngay tại thời điểm nhập khẩu. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp phải cung cấp catalogue, các tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/ và đi giám định sản phẩm tại Cục Kiểm định Hải quan. 

Kết quả kiểm tra thực tế của Cục Hải quan nơi các công ty xuất nhập khẩu làm thủ tục và kết quả này được xác định là cơ sở pháp lý đáng tin cậy và chính xác để áp mã số thuế đối với loại hàng hóa nhập khẩu đó.

Căn cứ vào Nghị định số 122/ 2016/ NĐ CP ngày 01/ 09/ 2016 của Chính phủ V/ v Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi cũng như Danh mục hàng hóa và mức áp thuế tuyệt đối, áp thuế hỗn hợp, mức thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch của thuế quan:

  • Hàng hóa có mã số HS 8708.40.99 thường được mô tả sẽ thuộc vào nhóm 87.08 “Bộ phận và phụ kiện của các loại xe có động cơ thuộc các nhóm từ 87.01 87.05”, thuộc phân nhóm 8708.40 có tên gọi “Hộp số và các bộ phận của chúng”, có mã số 8708.40.99.
  • Hàng hóa có mã số HS 8483.90.99 được mô tả nằm trong nhóm 84.83 “Trục truyền động (kể cả phần trục cam và phần trục khuỷu) và phần tay biên; thân ổ và gối đỡ trục có thể dùng ổ trượt; bánh răng và cả cụm bánh răng; vít bi hoặc vít đũa; có thể là hộp số cũng như các cơ cấu điều tốc khác, kể cả hệ thống biến đổi mô men xoắn; bánh đà và ròng rọc, kể cả khối truyền động puli; ly hợp và khớp nối trục (kể cả các khớp nối vạn năng)” sẽ thuộc phân nhóm 8483.90.

Như vậy, sự khác biệt của 2 mã HS nêu trên sẽ nằm ở trong mô tả về chương, nhóm. Căn cứ vào khoản 1, điều 4 của Thông tư số 14/ 2015/ TT BTC ký ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính cũng đã quy định:

“Điều 4. Nguyên tắc để tiến hành phân loại hàng hóa:

  1. Một loại hàng hóa chỉ có 01 mã số duy nhất căn cứ vào Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp đối với Công ước quốc tế về Hệ thống hàng hóa mô tả và mã số của hàng hóa (còn gọi tắt là Công ước HS) và Hệ thống hài hòa theo mô tả và mã hàng hóa của Tổ chức Hải quan Thế giới (được gọi tắt là Hệ thống HS).

Phân loại hộp số giảm tốc nhập khẩu

Phân loại hộp số giảm tốc nhập khẩu

Khi phân loại hàng hóa, chúng ta cần tham khảo kỹ lưỡng các quy định sau:

  • Sáu quy tắc tổng quát nhằm giải thích việc phân loại hàng hóa tùy thuộc vào Danh mục hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu vào Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hoà mô tả cũng như mã hoá hàng hoá (HS) của Tổ chức Hải quan thế giới. Quy định này được ban hành kèm theo Thông tư số 103/ 2015/ TT BTC ký ngày 01/ 07/ 2015 của Bộ Tài chính.
  • Để xác định cho chính xác, cụ thể mã số HS, trước khi tiến hành làm thủ tục hải quan, các công ty xuất nhập khẩu có thể đề nghị được xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/ 2015/ TT  BTC có hiệu lực từ ngày 25/ 3/ 2015 của Bộ Tài chính. 
  • Hồ sơ của bạn có thể gửi trực tiếp đến địa Tổng cục Hải quan để được giải quyết sớm nhất. Trường hợp phát sinh hoặc có vướng mắc, các công ty có thể liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan ngay tại nơi đăng ký tờ khai để nhận được những hướng dẫn cụ thể.

Kết luận

Mã hs của hộp số giảm tốc cũng như quy trình dán nhãn năng lượng có thể được thay đổi tùy theo kích thước tăng, giảm theo tỉ lệ của nhãn để có thể phù hợp với hộp số giảm tốc nhưng không được gây ra sự nhầm lẫn, che lấp hoặc làm ảnh hưởng tới những thông tin cụ thể được ghi trên nhãn hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật. 

Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:

8.364 reviews

Tin tức liên quan

Máy Làm Trân Châu Nhân Dừa: Cấu Tạo, Thông Số Kỹ Thuật, Bảng Giá 12/2023
Bàn Xoay Công Nghiệp: Cấu Tạo, Phân Loại, Bảng Giá 12/2023
Máy Tách Rác - Máy Lược Rác: Cấu Tạo, Phân Loại, Bảng Giá 12/2023
Tang Cuốn Cáp - Tang Quấn Cáp: Thông Số Kỹ Thuật, Bảng Giá 12/2023
Bồn Khuấy Trộn Thực Phẩm Giá Tốt Phổ Biến Nhất Hiện Nay 12/2023