Cách Tự Làm Động Cơ Giảm Tốc Đơn Giản & Lưu Ý Khi Thực Hiện
Bạn có từng say mê những cỗ máy kỳ diệu, tự hỏi làm thế nào chúng vận hành? Hay bạn muốn thử thách bản thân với dự án DIY độc đáo, tạo ra thiết bị hữu ích cho riêng mình? Nếu vậy, chế tạo động cơ giảm tốc chính là "sân chơi" lý tưởng dành cho bạn!
Bước vào thế giới đầy ắp công cụ, máy móc và thiết bị, nơi bạn sẽ hóa thân thành nhà sáng chế tài ba, thổi hồn vào động cơ mạnh mẽ. Dự án này không chỉ khơi dậy niềm đam mê tự động, mà còn là hành trình khám phá khoa học kỹ thuật đầy thú vị.
Với hướng dẫn chi tiết trong bài viết Cách Tự Làm Động Cơ Giảm Tốc Đơn Giản & Lưu Ý Khi Thực Hiện, bạn sẽ từng bước chinh phục mục tiêu:
- Lắp ráp động cơ giảm tốc từ những vật liệu dễ kiếm.
- Hiểu rõ nguyên lý hoạt động của nó, từ đó ứng dụng vào thực tế.
- Tự hào sở hữu thành quả do chính tay mình tạo ra, khẳng định khả năng sáng tạo và kỹ năng DIY.
Còn chần chừ gì nữa? Hãy bắt tay vào chế tạo động cơ giảm tốc ngay hôm nay!
Nội dung
- 1. Khái niệm motor giảm tốc
- 2. Cách làm motor giảm tốc đơn giản từ quạt cũ
- 3. Tự chế bộ motor giảm tốc siêu mạnh từ củ đề xe máy
- 4. Những lưu ý khi vận hành motor, hộp số giảm tốc
- 5. Lợi ích của việc tự chế tạo Motor Giảm Tốc
- 6. Lưu ý an toàn
- 7. Xử lý sự cố
- 8. Bảo dưỡng định kỳ
- 9. Ứng dụng & Lựa chọn Motor Giảm Tốc
- Kết luận:
1. Khái niệm motor giảm tốc
Trước khi đi tìm hiểu các cách làm motor giảm tốc tại nhà, mời bạn hãy cùng tìm hiểu xem motor giảm tốc là gì? Motor giảm tốc chính là động cơ điện có tốc độ thấp, bởi vì tốc độ này đã được làm giảm đi nhiều (có thể là 1/2, 1/3, 1/4, 1/5, 1/8, 1/10, 1/15,…) so với các loại động cơ bình thường có cùng công suất cũng như số cực.
Cấu tạo của motor giảm tốc thường gồm có 2 thành phần, đó chính là động cơ điện và hộp giảm tốc. Động cơ điện thường sở hữu số vòng quay “siêu to khổng lồ”, thường 2900rpm, 1450rpm và 960rpm nhưng mô men xoắn của chúng lại nhỏ. Mô men xoắn lúc này sẽ đặc trưng cho khả năng chịu chuyên chở ngay tức thì của động cơ, cho đến lúc gắn hộp giảm tốc vào động cơ điện, mô men xoắn sẽ được nâng cao lên.
Đây chính là tỷ số truyền động mà lúc ta sắm chiếc hộp motor giảm tốc hay hộp số giảm tốc mà các nhà sản xuất, hay người bán hàng sẽ cung cấp cho ta. Tùy theo nhu cầu thực tế cũng như mục đích của người dùng, có thể sử dụng hộp giảm tốc theo nhiều cách. Nhưng chung quy lại thì cũng dựa trên 1 nguyên tắc, đó là: làm giảm số vòng quay và làm tăng mô men xoắn, tức là tăng khả năng chịu tải của động cơ lên.
2. Cách làm motor giảm tốc đơn giản từ quạt cũ
Với những chiếc motor giảm tốc dùng nguồn 12V thì các bạn có thể đảo chiều được dễ dàng. Bắt đầu thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn có thể sử dụng chiếc tuốc năng của 1 chiếc quạt cũ, khi sử dụng dòng điện 220v thì tốc độ của nó rất chậm vì chỉ có 4v/ p, bạn không thể dùng để làm gì được. Motor cũ bạn chọn có thể không nhất thiết phải 12V nhưng phải đảm bảo hoạt động tốt nhất. Đầu tiên, bạn gỡ cái mấu của motor ra, hãy nhớ gỡ hết cái bánh răng ra, bạn hãy rút vào, sau đó dùng kìm để tháo cái trục ra.
Bước 2: Ở đây, trục motor là trục 2mm nên chúng ta cần dùng chiếc khoan 2mm để khoan thủng 1 lỗ ở chính giữa. Có vẻ là lớp sắt làm motor hơi già nên tương đối khó khoan, khi đó bạn nên ngoáy thêm 1 chút ra để cho motor có thể quay trơn tru hơn. Ở phần đầu cũng khá nhỏ nên bạn cũng cần ngoáy dễ lắp vào động cơ cho vừa khít.
Bước 3: Bên ngoài có 1 cái bạc lồi lên để đẩy cái motor ra, do đó bạn cần dùng 1 miếng bìa để lót vào và đục 1 lỗ ở giữa rồi dùng keo gắn vào. Dùng kéo để cắt những phần thừa đi, bên dưới cũng làm tương tự như vậy. Nhưng cần nhớ là ở đây có nhiều dầu mỡ bị văng ra, bạn cần lấy khăn để lau cho sạch.
Sử dụng chiếc tuốc năng của chiếc quạt cũ để chế motor giảm tốc
Bước 4: Sau đó dùng keo để dán vào, giữ 1 lúc là được, thực ra chỉ cần keo là đủ giữ được motor rồi vì khi bạn cắm nam châm vào nó sẽ dính vào motor rồi, phần keo chỉ là phụ mà thôi. Keo khô thì bạn đặt nam châm vào, có thể thêm 1 giọt keo con voi vào để cố định với trục cho chặt hơn. Bạn hãy lắp bánh răng vào, chỉ cần nhớ đúng thứ tự của nó là được.
Bước 5: Cuối cùng đã hoàn thành thao tác, bạn lắp phần nắp vào là xong. Chú ý là những cái trục phải chui vào những cái lỗ thì motor mới chuẩn được, sau đó dùng kìm để bẻ những cái chấu về vị trí cũ. Như vậy là bạn đã hoàn thành 1 chiếc motor 12V, bạn có thể tiến hành test thử, đảo chiều hay dùng kìm giữ sẽ thấy nó có thể quay đẩy kìm ra được, hoặc dán băng dính vào nó sẽ quay đứt luôn cả băng dính.
Motor này có tốc độ rất khỏe, có tỷ lệ truyền rất lớn thông qua bộ tuốc năng hỏng nên có thể tiết kiệm được chi phí, các bạn có thể áp dụng làm máy đánh trứng, máy vặn ốc rất tiện dụng.
3. Tự chế bộ motor giảm tốc siêu mạnh từ củ đề xe máy
Bước 1: Quy trình chế motor giảm tốc được làm từ các củ đề xe máy lấy ở các tiệm sửa xe máy, tập hợp đem về chà rửa cẩn thận và tháo ra. Sau đó, dùng máy để cắt phần đuôi của củ đề, chú ý có thể lắp vào máy tiện, dùng máy cắt để cho đường cắt được đều và đẹp.
Bước 2: Sau khi cắt xong phần đuôi, đây chính là phần bên trên củ đề, bạn sẽ tận dụng để làm motor giảm tốc. Bên trên mỗi củ đề thường có 2 viên nam châm vĩnh cửu rất chắc chắn, bạn phải dùng búa để đập, loại bỏ cục nam châm đi. Ở đây phần rotor gắn liền với bánh răng truyền động, bạn cũng cần cắt đi đến 1 đoạn ngắn, sau đó đục ra và tận dụng luôn cái phần trục răng ở bên trên. Đây là 1 công việc vô cùng kỳ công, gia công hoàn toàn bằng tay nên đòi hỏi bạn phải có sự kiên nhẫn mới làm được.
Bước 3: Mỗi chi tiết cắt xong bạn hãy kê lên chiếc đe để đục ra lấy riêng phần ruột bên trong đây cũng là phần trục của động cơ và cũng chính là phần chuyển động. Ở đây, trục motor 775 là 5mm, còn trục củ đề là 9mm, vì bạn phải dùng khớp nối 59 để kết nối lại với nhau rồi đóng ăn khớp lại với nhau cho chắc chắn.
Chế motor giảm tốc siêu mạnh từ củ đề xe máy rất đơn giản
Bước 4: Một công đoạn vô cùng quan trọng nữa là bạn hãy tạo 3 lỗ trên thân củ đề để cố định motor 775 vào. Nếu như làm taro thủ công thì bạn có thể mất đến 1 buổi sáng. Do đó, bạn có thể dùng mũi khoan taro và 1 chiếc máy khoan bàn được độ lại để tạo một đường ren cho nó. Nếu có sự đầu tư mạnh về dụng cụ cũng như ý tưởng thì bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức để gia công sản phẩm. Chỉ là 1 chiếc khoan bàn bình thường nhưng trên thân máy đã được độ thêm 1 công tắc đảo chiều để có thể đảo chiều mũi khoan taro.
Bước 5: Sau khi đã hoàn tất các công đoạn, các bạn có thể đem tất cả các dụng cụ đồ nghề ra để cọ rửa sạch sẽ và tiến hành test thử sản phẩm là xong. Thật đơn giản phải không nào?
4. Những lưu ý khi vận hành motor, hộp số giảm tốc
Đầu tiên, trước khi sử dụng motor giảm tốc, bạn cần đóng điện rồi tiến hành kiểm tra xem hộp số giảm tốc có bị hư hỏng, chênh lệch hay rò rỉ gì không.
Xác định xem loại điện áp mà motor giảm tốc đó đang sử dụng và cung cấp xem đã đúng chưa. Nếu như điện áp chưa đúng, chưa được ổn định thì bạn cần điều chỉnh và nếu cần thì tiến hành thay đổi lại. Nguồn điện lúc này phải được cấp cho motor theo đúng sơ đồ mạch điện đã được quy định.
Khi vận hành motor giảm tốc, cần chú ý kiểm tra xem thiết bị đã được lắp đặt cố định 1 cách chắc chắn và vững chãi hay chưa. Tuyệt đối không để motor giảm tốc bị rung lắc, lỏng lẻo khi động cơ đang hoạt động.
Kiểm tra xem các phụ kiện của động cơ đã được lắp đặt đầy đủ, đúng và chắc chắn hay chưa. Chú ý thêm rằng motor giảm tốc cần phải được đặt ở các vị trí khô ráo, tránh ẩm, tránh nắng gió.
Không được để motor giảm tốc hoạt động quá công suất quy định của nhà sản xuất. Cần chọn dây dẫn và ổ cắm điện phải phù hợp, sao cho tương ứng với công suất định mức của motor. Lượng dầu bôi trơn cho hộp giảm tốc phải đạt mức quy định thì khi đó mới cho motor hoạt động.
Kiểm tra xem hộp số giảm tốc có bị hư hỏng, chênh lệch hay rò rỉ không
Phải có các thiết bị bảo vệ để tránh tình trạng quá dòng, quá áp, đồng thời bảo vệ không bị mất pha đối với động cơ như: Relay nhiệt, MCCB, MCB, Contactor.
Kiểm tra các thiết bị nối đất và an toàn khi tiến hành đóng điện để vận hành.
Khi motor hoạt động thì phải đảm bảo các thông số kỹ thuật của chúng không vượt quá mức khuyến nghị của nhà sản xuất (đã được ghi trên nhãn dán sản phẩm).
Cách bảo dưỡng định kỳ cho motor giảm tốc, hộp số giảm tốc như sau:
- Để giúp cho motor giảm tốc và hộp giảm tốc hoạt động được tốt và bền vững với thời gian, ít bị hư hỏng không mong muốn, bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện khi vận hành, sử dụng đã nêu ở trên, các bạn còn cần phải thường xuyên làm vệ sinh, lau sạch sẽ và thay dầu nhớt cho hộp giảm tốc.
- Thường thì các bạn nên thay dầu nhớt lần đầu cho thiết bị motor giảm tốc của mình ngay sau khi nó hoạt động, vận hành được khoảng 500 giờ. Đồng thời, cứ sau khi máy đã làm việc được khoảng 2500 giờ tiếp theo thì các bạn lại tiến hành thay dầu nhớt bôi trơn cũng như kiểm tra kỹ lưỡng cho nó 1 lần nữa.
- Thời gian thay nhớt bảo dưỡng hộp số này cũng có thể điều chỉnh lên hoặc xuống, tùy thuộc vào môi trường, điều kiện cũng như hiệu suất làm việc, chủng loại động cơ và thương hiệu dầu nhớt mà bạn đang sử dụng.
5. Lợi ích của việc tự chế tạo Motor Giảm Tốc
Tiết kiệm chi phí
Việc tự chế tạo motor giảm tốc giúp tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể so với việc mua mới. Thay vì phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua motor giảm tốc mới, bạn có thể tận dụng những vật liệu cũ đã qua sử dụng hoặc phế liệu như motor cũ, bánh răng, trục vít,... để tự chế tạo một chiếc motor giảm tốc hoàn chỉnh. Điều này giúp tiết kiệm được chi phí mua sắm đáng kể.
Thỏa mãn đam mê sáng tạo
Quá trình thiết kế, lên ý tưởng và tự tay chế tạo một sản phẩm cơ khí như motor giảm tốc chính là cách tuyệt vời để thỏa mãn đam mê sáng tạo và khả năng làm việc thủ công của bản thân. Bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm quá trình chế tạo từ đầu đến cuối, từ hình thành ý tưởng, thiết kế bản vẽ, chuẩn bị vật liệu, gia công các chi tiết, lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm. Quá trình này giúp bạn rèn luyện kỹ năng thủ công và khả năng sáng tạo của bản thân.
Hiểu rõ nguyên lý hoạt động
Khi tự tay thiết kế và chế tạo motor giảm tốc, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu kỹ về nguyên lý hoạt động cũng như các thành phần, chi tiết của motor giảm tốc. Điều này giúp nâng cao hiểu biết về lĩnh vực cơ khí, điện tử, giúp ích rất nhiều trong việc vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa sau này.
6. Lưu ý an toàn
Khi chế tạo motor giảm tốc, cần lưu ý một số vấn đề về an toàn:
- Kiểm tra kỹ các mối nối điện, dây dẫn trước khi bật nguồn để tránh chập cháy, điện giật.
- Sử dụng dụng cụ, thiết bị chế tạo phù hợp, an toàn. Đeo găng tay, kính bảo vệ mắt khi tiến hành các công đoạn cắt, mài, tiện, phay,...
- Không chạm tay vào các bộ phận đang hoạt động của motor để tránh bị thương.
7. Xử lý sự cố
Trong quá trình sử dụng motor giảm tốc tự chế, một số sự cố có thể gặp phải và cách xử lý:
- Motor không hoạt động: Kiểm tra nguồn điện, dây dẫn và các mối nối.
- Motor hoạt động không ổn định, bị rung lắc: Kiểm tra sự ăn khớp của các bánh răng, có thể do lắp ráp chưa chính xác.
- Motor phát ra tiếng ồn lớn: Kiểm tra độ bôi trơn của các chi tiết ma sát, có thể cần bổ sung thêm dầu mỡ bôi trơn.
8. Bảo dưỡng định kỳ
Để đảm bảo motor giảm tốc hoạt động bền bỉ, hiệu quả, cần thực hiện bảo dưỡng định kỳ:
- Vệ sinh bụi bẩn bám trên thân và các chi tiết của motor bằng khí nén, bàn chải mềm. Việc này giúp motor hoạt động mát và tránh quá nóng.
- Kiểm tra và bổ sung dầu mỡ bôi trơn cho các chi tiết ma sát định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Điều này làm tăng tuổi thọ và độ êm của motor.
- Thay thế các linh kiện như bạc đạn, ổ bi, bánh răng bị mòn, hỏng hóc. Việc này tránh gây hư hỏng nặng và kéo dài tuổi thọ motor.
9. Ứng dụng & Lựa chọn Motor Giảm Tốc
9.1. Một số ứng dụng của motor giảm tốc
- Máy đánh trứng mini: cần motor có tốc độ chậm và mô men xoắn cao để đảm bảo lực đánh trứng đều.
- Quạt máy mini: cần motor có tốc độ vừa phải, tiếng ồn thấp để đảm bảo cung cấp luồng gió êm, không gây ồn ào.
- Robot line follower: cần motor có kích thước nhỏ gọn và hoạt động êm ái để robot di chuyển mượt mà trên đường đi.
9.2 Một số tiêu chí lựa chọn motor giảm tốc
- Xác định nhu cầu: tốc độ, mô men, độ ồn của motor cần đạt được.
- Kích thước: phù hợp với không gian lắp đặt và trọng lượng của sản phẩm.
- Điện áp: phù hợp với nguồn điện có sẵn (12V, 24V...)
- Độ bền: tuổi thọ cao sẽ đảm bảo hoạt động lâu dài.
Kết luận:
Tự chế motor giảm tốc là một dự án thú vị, giúp bạn thỏa mãn đam mê sáng tạo và học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích. Bằng việc tận dụng những vật liệu tái chế, bạn có thể tạo ra những thiết bị hữu dụng, tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường.
Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:
- Cách Tự Làm Motor Giảm Tốc Đơn Giản Từ Quạt Cũ, Từ Củ Đề Xe Máy
- Cấu Tạo Vỏ Hộp Giảm Tốc, Thiết Kế Vỏ Hộp Giảm Tốc Phù Hợp Với Mục Đích Sử Dụng
- Tìm Hiểu Về Động Cơ Băng Tải Và Hướng Dẫn Lựa Chọn Theo Công Suất Phù Hợp
- Bộ Điều Chỉnh Tốc Độ Motor: Cấu Tạo, Ứng Dụng, Thông Số Kỹ Thuật Và Cách Lựa chọn
- Hướng Dẫn Quy Trình Bảo Dưỡng Định Kỳ Hộp Giảm Tốc - Motor Giảm Tốc - Động Cơ Giảm Tốc
- Hộp Giảm Tốc Băng Tải: Cấu Tạo, Ứng Dụng, Thông Số Kỹ Thuật Và Cách Lựa chọn
- Giá Motor Giảm Tốc 3 Pha - Giá Động Cơ Giảm Tốc 3 Pha
- Hướng Dẫn Các Bước Tháo Lắp Hộp Giảm Tốc