098 164 5020Miền Nam
097 5897066Miền Bắc

Chi Tiết Máy Hộp Giảm Tốc Gồm Những Gì? Khái Niệm Và Vai Trò

06 thg 2 2023 23:25

Trong đời sống, chúng ta thường bắt gặp một bộ phận được lắp đặt riêng rẽ hoặc được tích hợp cùng với các loại motor điện 3 pha, đó chính là hộp giảm tốc. Trong đồ án chi tiết máy hộp giảm tốc có những bộ phận chủ yếu, đáng chú ý dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Hộp giảm tốc là gì? 

a) Khái niệm hộp giảm tốc

Trước khi đi vào đồ án chi tiết máy hộp giảm tốc, chúng ta cần làm rõ khái niệm của hộp giảm tốc. Hộp giảm tốc chính là cơ cấu truyền động bằng cách ăn khớp trực tiếp, có tỷ số truyền động không đổi. Hộp giảm tốc thường đi kèm với động cơ máy khuấy với 2 tác dụng chính:

Giảm tốc: Vì động cơ các loại (tính theo chuẩn quốc tế) thường có tốc độ cao, trong khi nhu cầu và mục đích sử dụng thực tế (tốc độ đầu ra) của chúng ta lại thấp. Cho nên, trong trường hợp này sẽ cần tới hộp giảm tốc để có thể điều chỉnh được vòng quay nhằm đạt được tốc độ như ý.

Tăng tải: Lắp bộ phận hộp giảm tốc vào động cơ, chúng ta sẽ làm tăng mô men xoắn, từ đó sẽ tăng cường khả năng tải trọng cũng như độ khỏe của trục ra.

Hộp giảm tốc của động cơ hiện nay có rất nhiều loại

Hộp giảm tốc của động cơ hiện nay có rất nhiều loại

Một đặc trưng nữa mà các cần lưu ý đó là hộp giảm tốc chỉ điều chỉnh (giảm) xuống được 1 tốc độ quay nhất định, thiết bị này khác với biến tần có thể điều chỉnh cho trục ra có nhiều loại tốc độ sử dụng khác nhau.

b) Vai trò của hộp giảm tốc  

Động cơ điện thông thường sẽ có tốc độ quay vô cùng lớn, nhưng khi ứng dụng vào sản xuất trong thực tế thì sẽ có 1 vài trường hợp bạn cần giảm tốc độ hoạt động xuống giá trị nhỏ hơn. Để giảm tốc độ của máy móc, động cơ cho phù hợp với yêu cầu của quá trình sản xuất và tiêu dùng, người ta đã chế tạo ra thiết bị hộp giảm tốc này.

Bên cạnh đó, việc chế tạo ra các loại động cơ có công suất nhỏ để nhằm mục đích thỏa mãn yêu cầu sử dụng của từng người thì cần 1 khoản chi phí rất cao. Trong khi các loại động cơ có công suất lớn cùng với tốc độ quay lớn thì thường nhỏ gọn. Đồng thời, với động cơ được thiết kế đơn giản thì bạn sẽ cần chi phí thấp hơn rất nhiều.

Ngoài công dụng giúp động cơ giảm tốc độ sao cho phù hợp với nhu cầu của quá trình gia công, việc sử dụng hộp giảm tốc còn giúp cho tải trọng thực tế của động cơ được tăng lên đáng kể.

c) Cấu tạo của hộp giảm tốc

Hộp giảm tốc có cấu tạo cũng tương đối đơn giản, chúng chỉ bao gồm các bánh răng được đặt thẳng và nghiêng sao cho ăn khớp với nhau căn cứ vào một tỷ số truyền nhất định. Mỗi khi có nguồn điện được cấp vào, thiết bị này có thể tạo nên một số vòng quay phù hợp đối với yêu cầu của người sử dụng. Tùy vào điều kiện làm việc và sự tính toán thì người ta sẽ tiến hành thiết kế 1 hộp giảm tốc sao cho phù hợp đối với công việc.

Hộp giảm tốc có cấu tạo cũng tương đối đơn giản

Hộp số giảm tốc thường dùng để làm giảm tốc độ vòng quay của động cơ. Khi lắp ráp, 1 đầu số giảm tốc lúc này sẽ được nối với động cơ (chẳng hạn như xích, đai, hoặc thanh nối cứng). Còn đầu còn lại của phần hộp số giảm tốc cũng sẽ được nối vào với tải.

2. Các chi tiết máy hộp giảm tốc cần có trong đồ án

Các chi tiết máy hộp giảm tốc cần có trong đồ án chi tiết máy hộp giảm tốc gồm:

a) Vòng chắn dầu hộp giảm tốc

Có công dụng ngăn chặn không cho dầu mỡ, nhớt chảy tràn ra ngoài, mặt khác còn giúp ngăn không cho bụi bẩn từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào bên trong hộp giảm tốc. Thông thường, hộp giảm tốc của động cơ sẽ chọn loại vòng phớt có hình thang để phù hợp với động cơ. Là chi tiết quan trọng giúp tăng độ bền cho hộp giảm tốc, bảo vệ hộp giảm tốc.

Người ta thường lắp đặt vòng phớt chắn dầu hộp giảm tốc tại các đầu ló ra của bộ phận hộp giảm tốc.

Vòng chắn dầu hộp giảm tốc

b) Chốt định vị hộp giảm tốc

Là bộ phận có chức năng định vị chính xác vị trí của nắp động cơ, bulông và hộp giảm tốc. Nhờ vào chi tiết cực kỳ quan trọng này mà trong khi tiến ành xiết bulông vào các chi tiết máy sẽ an toàn hơn, không làm biến dạng vòng ngoài của ổ, do đó sẽ tránh được tình trạng làm hỏng và xước ổ.

c) Chốt cửa thăm hộp giảm tốc

Thường được dùng để tiến hành kiểm tra, quan sát các chi tiết, bộ phận của động cơ nằm bên trong hộp giảm tốc. Đồng thời, giúp định vị và đổ dầu nhớt vào trong hộp giảm tốc được chính xác hơn.

Chốt cửa thăm được bố trí ở trên đỉnh hộp giảm tốc và được đậy kín bằng 1 chiếc nắp.

d) Nút thông hơi hộp giảm tốc

Nút thông hơi được dùng để làm giảm áp suất cho hộp giảm tốc, đồng thời giúp điều hòa và lưu thông không khí bên trong hộp giảm tốc.

Nút thông hơi được đặt ở vị trí ngay bên trên nắp của cửa thăm nhớt.

e) Nút tháo dầu hộp giảm tốc

Nút tháo dầu dùng để tháo bỏ lượng dầu nhớt cũ và tiến hành thay lớp dầu mới cho hộp giảm tốc, nhằm mục đích đảm bảo chế độ bôi trơn được thực hiện tốt nhất.

Nút tháo dầu được lắp đặt ở vị trí đáy của bộ phận hộp giảm tốc, bạn chỉ cần mở con ốc này ra là dầu nhớt của xe sẽ chảy ra hết.

f) Que thăm dầu hộp giảm tốc

Que thăm dầu là dụng cụ dùng để kiểm tra lượng dầu trong hộp giảm tốc còn nhiều hay ít, mức độ nhớt đã bị bẩn hay là còn sạch.

Que thăm dầu được lắp ở mặt bên của hộp giảm tốc và được lắp nghiêng 1 góc 45 độ so với mặt bên. Đồng thời, để tránh tình trạng khó khăn cho việc kiểm tra, que thăm dầu thường được có bọc ngoài bằng nhựa.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động chi tiết của hộp giảm tốc

Sơ đồ nguyên lý hoạt động chi tiết của hộp giảm tốc

g) Vòng chắn dầu hộp giảm tốc

Vòng chắn dầu có công dụng là ngăn cách không để cho dầu và mỡ trong động cơ tiếp xúc trực tiếp với nhau để tránh các phản ứng gây hại cho động cơ. Bề rộng của vùng cần chắn phải có diện tích từ 0 9 mm nằm ở khe hở giữa vỏ hoặc ống lót với mặt ngoài của vùng ren, lấy khoảng hở là 0,02mm. 

h) Bulong vòng

Bu lông vòng là 1 chi tiết kỹ thuật tuy nhỏ nhưng lại vô cùng quen thuộc và quan trọng đối với nhiều động cơ trong ngành công nghiệp, xây dựng, vận tải, hàng hải,... Với hình dạng độc đáo, đầu tròn thân dài, bulong vòng được chế tạo từ chất liệu thép không gỉ. Do đó, loại bu lông này đã tạo nên tính năng vững chắc, bền bỉ của hộp giảm tốc.

i) Vòng đệm 

Trong hộp giảm tốc thì vòng đệm là 1 bộ phận có công dụng hạn chế khả năng tự tháo ra của mối ghép giữa bu lông – đai ốc khi chúng đã được siết chặt. Có được công dụng này là vì vòng đệm luôn có độ đàn hồi lớn, từ đó sẽ giữ chặt thêm cho mối ghép của bu lông và đai ốc. Bên cạnh đó, vòng đệm còn có tác dụng là làm cho lực ép của phần đai ốc phân bố được đều hơn và siết chặt hơn. 

j) Bộ truyền bánh răng hộp giảm tốc

Bộ truyền bánh răng là cơ cấu truyền chuyển động quay từ 1 trục này sang 1 trục khác. Qua đó các răng của cả 2 bánh răng thường ăn khớp theo dạng cứng, khít vào nhau và vì thế giữa chúng sẽ không có độ trượt. Điều này cho phép hộp giảm tốc truyền các lực nhỏ hoặc lực rất lớn, đồng thời giữ được tỷ lệ truyền động chính xác. 

k) Bộ truyền trục vít

Bộ truyền trục vít, còn gọi là bánh vít, tức là bộ truyền trục vít, chúng được xếp vào hệ thống truyền động răng vít, có nghĩa là sự kết hợp giữa bộ truyền bánh răng và trục vít. Bộ truyền trục vít được dùng để truyền chuyển động cũng như công suất cho 2 phần trục chéo nhau. Thông thường, số đo của góc giữa 2 trục vào khoảng 90 độ.

l) Bộ truyền ngoài

Trong bộ truyền ngoài bánh răng, thanh răng có thể được bố trí thẳng hoặc nghiêng. Đối với bộ truyền động bánh răng thanh răng phẳng, góc nghiêng của phần răng trên và thanh răng buộc phải bằng nhau. Ngoài ra, các bạn cần chú ý chiều xoắn của phần răng trên phải ăn khớp với thanh răng.

m) Trục ra hộp giảm tốc

Trục ra là một phần của hộp giảm tốc, dùng để biến đổi các chuyển động tịnh tiến của piston trở thành chuyển động quay. Nó sẽ nhận lực từ piston để tạo ra mô men quay, từ đó sinh công đưa ra bộ phận công tác. Đồng thời, nó cũng sẽ nhận năng lượng từ bánh đà để truyền lại cho piston nhằm thực hiện được quá trình sinh công. 

n) Ổ lăn (còn được gọi là vòng bi)

Ổ lăn thường bao gồm bộ phận vành trong, vành ngoài cùng với các thành phần lăn và vòng cách định vị, các viên bi tại những khoảng cách cố định ở giữa cách rãnh của các viên bi. Vật liệu thường dùng để sản xuất ổ lăn phải có hàm lượng carbon crom cao và vòng cách phải làm bằng thép cứng.

Ổ lăn bao gồm 4 bộ phận chính: vòng trong, vòng ngoài, con lăn và vòng cách. Để cho việc chọn lựa ổ lăn đạt được hiệu quả cao, bạn cần phải hiểu rõ chi tiết thiết kế và đặc điểm chính của từng loại ổ lăn khác nhau.

p) Khớp nối của hộp giảm tốc

Khớp nối là một chi tiết máy của hộp giảm tốc được dùng để liên kết các bộ phận bên trong của hộp số lại với nhau. Đồng thời, giúp truyền động từ chi tiết này sang các chi tiết khác. Ngoài ra, khớp nối còn đóng vai trò giống như 1 chiếc một bản lề có tác dụng đóng mở các cơ cấu, từ đó giúp ngăn ngừa sự quá tải, làm giảm trọng tải động cũng như làm giảm sai lệch tâm ở bộ phận giữa các trục nối.

Video đồ án chi tiết máy - Phân tích lực trên bánh răng

Kết luận

Đồ án chi tiết máy hộp giảm tốc bao gồm rất nhiều những chi tiết như trong bài viết đã nêu: vòng chắn dầu hộp giảm tốc, chốt định vị, cửa thăm, nút thông hơi, nút tháo dầu, que thăm dầu hộp giảm tốc, chốt định vị hộp giảm tốc... Cần biết rằng, các bộ phận đó là một thể thống nhất không thể tách rời, do đó khi tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thay mới, các bạn cần chú ý, tránh để thất lạc bất kỳ bộ phận nào của hộp giảm tốc vì như vậy sẽ khiến cho động cơ bị ngừng trệ, không hoạt động được.

5.796 reviews

Tin tức liên quan

Máy Làm Trân Châu Nhân Dừa: Cấu Tạo, Thông Số Kỹ Thuật, Bảng Giá 12/2023
Bàn Xoay Công Nghiệp: Cấu Tạo, Phân Loại, Bảng Giá 12/2023
Máy Tách Rác - Máy Lược Rác: Cấu Tạo, Phân Loại, Bảng Giá 12/2023
Tang Cuốn Cáp - Tang Quấn Cáp: Thông Số Kỹ Thuật, Bảng Giá 12/2023
Bồn Khuấy Trộn Thực Phẩm Giá Tốt Phổ Biến Nhất Hiện Nay 12/2023