Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại máy bơm nước gia đình với thiết kế mẫu mã, chủng loại, chức năng,... vô cùng đa dạng. Vậy, đâu mới là chiếc máy bơm phù hợp đối với nhu cầu sử dụng của gia đình bạn? Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn cách bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ máy bơm nước trong bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Khái niệm máy bơm nước gia đình
Máy bơm nước là một loại thiết bị được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Nhiệm vụ chính của máy bơm nước gia đình là hút và đẩy nước hay các dung dịch, loại hóa chất từ khu vực có áp suất thấp lên trên khu vực có áp suất cao hoặc có thể hút nước từ nơi có áp lực thấp để có thể tạo được dòng chảy một cách mạnh mẽ hơn.
2. Ứng dụng máy bơm nước gia đình
Dưới đây là một số ứng dụng chính của máy bơm nước gia đình:
- Cung cấp nước cho hệ thống cấp nước nhà
- Tăng áp lực nước
- Hút nước từ giếng, hồ, hoặc bể chứa
- Hệ thống xử lý nước
- Sử dụng trong hệ thống tưới cây gia đình
- Sử dụng cho công việc vệ sinh
3. Ưu điểm máy bơm nước gia đình
Dưới đây là một số ưu điểm chính của máy bơm nước gia đình:
- Cung cấp nước liên tục
- Tăng áp lực nước
- Tiết kiệm nước và năng lượng
- Bền bỉ và chịu được áp lực và môi trường khắc nghiệt.
- Dễ lắp đặt và sử dụng
4. Cấu tạo và nguyên lý máy bơm nước gia đình
a) Cấu tạo máy bơm nước gia đình
Máy bơm nước giếng khoan gia đình được cấu thành từ 4 bộ phận chính sau:
- Cánh quạt hay còn gọi là bánh công tác, chúng được chia thành 3 loại như sau: cánh quạt mở hoàn toàn, cánh quạt mở một phần và cánh quạt kín hoàn toàn.
- Trục bơm: được làm bằng nguyên liệu thép không gỉ, có độ bền cao. Trục bơm được lắp với cánh quạt thông qua các mối ghép then.
- Bộ phận dẫn hướng.
- Buồng xoắn ốc: Có dạng tương đối phức tạp và đặc biệt là được đúc bằng gang.
- Theo 1 kiểu phân tích khác thì máy bơm nước gia đình được cấu tạo từ 2 bộ phận chính, 1 là đầu bơm và 2 là động cơ điện (motor).
- Đầu bơm (còn gọi là vỏ bơm): Được làm bằng đồng hoặc inox, có thể sử dụng để bảo vệ các bộ phận nằm ở bên trong máy bơm, chẳng hạn như trục quay, stato, bạc đạn, lưới tản nhiệt, bảng điện,…
- Motor: Được làm bằng nhôm, sắt hoặc inox, thường sử dụng để bảo vệ các bộ phận ở bên trong buồng bơm, chẳng hạn như cánh bơm, guồng bơm hoặc phốt cơ học.
Sơ đồ cấu tạo của máy bơm nước gia đình gồm các phần chính
b) Nguyên lý vận hành của máy bơm nước gia đình
Máy bơm nước gia đình vận hành dựa trên nguyên lý chung đó là hút hết không khí ra khỏi 1 đường ống (tạo ra chân không) làm cho áp suất của đường ống nước bị giảm về 0. Khi đó, áp suất khí quyển sẽ đè nặng lên mặt nước, làm cho mực nước trong ống dâng lên.
Khi thân bơm và ống hút của bơm được cung cấp đầy đủ nước thì máy bơm sẽ hoạt động dựa theo quá trình hút đẩy. Quá trình này được diễn ra một cách liên tục nhằm để tạo ra dòng chảy không ngừng, từ đó giúp vận chuyển nước.
5. Hướng dẫn sơ đồ lắp đặt máy bơm nước gia đình
Sơ đồ cách lắp máy bơm nước gia đình bao gồm các thao tác dưới đây:
* Bước 1: Chọn lựa vị trí lắp đặt
Sau khi đã chọn được 1chiếc máy bơm đúng theo yêu cầu, việc đầu tiên khi lắp đặt là bạn phải chọn vị trí đặt máy bơm tốt nhất.
Lưu ý nơi đặt máy bơm:
- Phải khô ráo, sạch sẽ, có địa hình bằng phẳng. Nếu để máy bơm nước dưới hệ thống nước thì lưu ý sao cho nước không chảy vào máy, cần để máy bơm ở nơi thoáng gió và có mái hiên để che đậy mưa nắng.
- Không chụp kín máy bơm để cho quạt gió làm mát được thân động cơ. Tốt nhất, nên kê cao máy lên cao hơn so với mặt đất.
* Bước 2: Vẽ sơ đồ đường ống, đường điện lắp đặt cho máy
Đường điện: Cần xem xét kỹ lưỡng các đường điện có sẵn hoặc cần lắp mới đường điện thông qua rơ le tự động từ phía trên bể chứa.
Đường ống nước: Vẽ sơ đồ lắp đặt máy bơm nước gia đình bao gồm có đường ống, chú ý đo kích thước từng vị trí, chuẩn bị các phụ kiện cần thiết để khi đi mua vật tư cho đúng và không bị lãng phí.
- Khi lắp đặt máy bơm, cần tính toán trường hợp nếu có xảy ra sự cố đối với máy bơm thì phải làm sao để tháo rời máy một cách dễ dàng nhất. Vì vậy, bạn cần lắp thêm giắc co và 1 chiếc van khóa để có thể dễ dàng tháo rời máy bơm khi cần thiết. Nếu là hút bể ngầm thì chúng ta chỉ cần lắp 1 chiếc van khóa ở đường cấp ra là đủ. Nếu hút từ đường ống nước thì ta cần lắp cả ở đằng trước đường cấp vào lẫn bên trong đường cấp ra.
- Sau khi đã đo chính xác kích thước đường ống thì ta có thể cắt đường ống và ráp nối lại phần từ đường ống cho đến giắc co trước. Sau đó, ráp phần từ máy đến đầu giắc co và cuối cùng là ráp 2 đầu rắc co để tránh tình trạng thừa hoặc thiếu ống.
* Bước 3: Kiểm tra và chạy thử
Vệ sinh toàn bộ khu vực lắp đặt máy bơm, tiến hành thu gọn đồ đạc.
Mồi nước vào bên trong máy và chạy thử. Chú ý, khi đang cho máy chạy thử thì kiểm tra xem mực nước lên có đều không, đường ống có bị rò rỉ không.
Cần xem xét kỹ lưỡng các đường điện có sẵn trước khi lắp máy bơm
6. Bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ máy bơm nước gia đình
Để hoàn thành công việc kiểm tra và bảo dưỡng máy bơm các bạn cần phải:
- Kiểm tra hoạt động của motor máy bơm, các bộ phận như cánh quạt, trục ria để phân phối nước và cả dây đai.
- Thực hiện vệ sinh tấm lưới nhựa tản nước cho máy theo định kỳ.
- Tiến hành vệ sinh phần đáy tháp, xả cặn bẩn cho máy rồi thay nước mới.
- Xem xét tình trạng hoạt động của van phao, bơm quạt giải nhiệt để tiến hành bảo dưỡng.
c) Bảo dưỡng ống bơm
Bơm trong hệ thống bơm làm lạnh gồm:
- Bơm nước lạnh, bơm nước để xả băng và tiến hành bơm nước giải nhiệt.
- Bơm các chất tải lạnh, đặc biệt là loại bơm glycol.
- Bơm môi các chất lạnh.
- Tất cả các bơm này dù đã được sử dụng bơm cùng với các tác nhân khác nhau nhưng về nguyên lý hoạt động và cấu tạo thì thực tế cũng tương tự nhau. Nên quy trình bảo dưỡng, vệ sinh các loại máy bơm này thực ra cũng tương tự như nhau.
- Tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng làm việc của chiếc đệm kín nước và bạc trục. Tiến hành xả air (gió) cho máy bơm, bôi trơn phần bạc trục và kiểm tra lại khớp nối truyền động.
- Xem xét áp suất trước vào sau bơm đảm bảo bộ lọc không bị tắc.
- Kiểm tra độ ổn định và công suất của dòng điện.
Tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng làm việc của chiếc đệm kín nước
b) Bảo dưỡng cánh quạt
- Kiểm tra độ rung, độ gây tiếng ồn động bất thường.
- Điều chỉnh dây đai, có thể thay thế nó (nếu có).
- Kiểm tra bạc trục để tiến hành bôi trơn được dầu mỡ.
- Lau chùi cánh quạt, nếu nó không có độ êm ái cần tiến hành sửa chữa để có thể cân bằng động một cách tốt nhất.
7. Chọn mua máy bơm nước gia đình loại nào tốt
a) Máy bơm nước dành cho căn hộ chung cư hoặc nhà cao tầng
Các căn hộ chung cư hay các nhà cao tầng phải tiến hành đưa nước lên cao, khi đó người ta thường sử dụng loại máy bơm nước đẩy cao.
Bơm nước cao tầng thường dùng chủ yếu được thiết kế theo kiểu dòng máy bơm có trục đứng, chúng có khả năng hút và đẩy nước một cách nhanh chóng với tốc độ vòng quay có thể lên tới 2900 vòng/ phút. Máy bơm trục đứng thuộc các thương hiệu nước ngoài như máy bơm Matra, Pentax, Saer,... chính là gợi ý hoàn hảo dành cho các bạn đang băn khoăn không biết máy bơm nước gia đình loại nào tốt hiện nay.
Máy bơm nước dành cho căn hộ chung cư hoặc nhà cao tầng
- Đối với các nhà ở cao 3 4 tầng, có lưu lượng nước căn cứ vào nhu cầu thông thường sẽ tính được khoảng 45 lít/ phút, nhà có nhiều tầng hơn thì sẽ có lưu lượng nước cao hơn 1 chút. Vì vậy, các bạn nên chọn loại máy bơm nước đẩy cao có cột áp nước trung bình là 45m, công suất của máy vào khoảng tầm 200 350W. Trong trường hợp này thì sử dụng máy bơm nước Panasonic GP350JA 350W có lưu lượng nước là 45 lít/ phút và cột áp 45m sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.
- Đối với nhà cao tầng từ 2 3 tầng thì cần chọn loại máy bơm nước đẩy cao có công suất hoạt động khoảng 125W, chẳng hạn như máy bơm nước gia đình Panasonic GP129JXK với lưu lượng nước 30 lít/ phút và cột áp 39m sẽ phù hợp trong trường hợp này.
b) Chọn máy bơm nước cho gia đình có nguồn nước yếu
Máy bơm nước tăng áp chính là lựa chọn phù hợp đối với các gia đình có nguồn nước máy yếu. Máy bơm tăng áp cũng sẽ giúp cho chiếc máy bơm gia đình của bạn tăng được áp lực nước ở bên trong đường ống, đồng thời giúp bạn điều hòa nguồn nước, ổn định hệ thống các vòi nước ở trong nhà.
Máy bơm tăng áp chính là sản phẩm công nghệ tiên tiến, hiện đại với các tính năng vượt trội chẳng hạn như tích hợp rơle nhiệt, tự động đóng ngắt máy khi nhiệt độ của thân máy lên quá cao. Làm như vậy nhằm đảm bảo tuổi thọ của máy bơm cũng như sự an toàn đối với người sử dụng được thực hiện tốt nhất. Khi đó, máy bơm hoạt động theo nguyên tắc tự động đóng mở của vòi nước, cực kỳ tiện lợi và hiệu quả.
Các bạn cần hỗ trợ thêm máy bơm nước giếng khoan gia đình loại tăng áp cho các thiết bị cấp nước này. Tuy nhiên, bạn nên chọn công suất máy bơm nước gia đình không quá mạnh vì nó có thể gây hư hỏng thiết bị. Ngoài ra trong trường này, những máy bơm tăng áp mini cũng là những lựa chọn đáng cân nhắc.
Vậy tóm lại, mua máy bơm nước gia đình loại nào tốt? Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất và cung cấp máy bơm tăng áp để cho bạn lựa chọn như Pentax, Wilo, Panasonic,... nên hãy chú ý các tiêu chí trên nhé.
Mời các bạn xem thêm sản phẩm: Máy Bơm Nước Gia Đình, Bơm Chân Không 1 Pha 220v, Bơm Chìm Nước Sạch 1 Pha 220v, Bơm Đĩa 1 Pha 220v
Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:
- Máy Bơm Nước Gia Đình: Cấu Tạo, Ứng Dụng, Thông Số Kỹ Thuật Và Cách Lựa chọn
- Máy Bơm Đĩa: Cấu Tạo, Phân Loại, Nguyên Lý Hoạt Động Và Ứng Dụng Máy Bơm Đĩa Ly Tâm
- Máy Bơm Tăng Áp: Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động, Ứng Dụng Và Lưu Ý Khi Chọn Lựa
- Cách Lựa Chọn Máy Bơm Nước, Máy Bơm Nước Mini Tưới Cây, Máy Bơm Phun Sương Tưới Cây
- Máy Bơm Nước Nông Nghiệp: Phân Loại Và Cách Tính Lưu Lượng Và Cột Áp
- Motor Máy Bơm Nước: Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động, Phân loại, Cách Lựa Chọn
- Máy Bơm Nước Công Nghiệp - Máy Bơm Nước Ly Tâm 3 Pha: Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động
- Máy Bơm Nước Teco: Cấu Tạo, Ứng Dụng, Thông Số Kỹ Thuật Và Cách Lựa chọn