0981676163Miền Nam
0975897066Miền Bắc

Phớt Chắn Dầu: Khái Niệm, Cấu Tạo & Cách Sử Dụng

Viết bởi: Bảo Nhi
Bảo Nhi
Mình là Bảo Nhi, hiện tại mình đang phụ trách công việc viết bài, kiểm duyệt nội dung tại Minhmotor. Mình sinh năm 2000, tốt nghiệp cử nhân Trường Đại học Tài chính - Marketing, nơi mình học tập được rất nhiều kiến thức và nền tảng giúp mình rất nhiều trong công việc hiện tại. Với sự nhiệt huyết và đam mê của tuổi trẻ cùng với sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ các anh chị em đồng nghiệp, chúng mình luôn cố gắng đem đến những giải pháp ứng dụng động cơ điện, động cơ giảm tốc, máy bơm nước thiết thực nhất cho mọi người.
08 thg 4 2024 13:04

Trong thế giới máy móc và thiết bị cơ khí mà chúng ta phụ thuộc hàng ngày, việc duy trì và bảo trì hộp số đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của chúng. Một trong những người hùng thầm lặng, nhưng vô cùng quan trọng trong trận chiến chống lại sự cố rò rỉ dầu và hư hỏng là "Phớt chắn dầu". Dùng trong hộp giảm tốc và các bộ phận quan trọng khác, phớt chắn dầu không chỉ giữ cho dầu bôi trơn ở đúng chỗ mà còn ngăn chặn bụi bẩn và các tạp chất khác xâm nhập, qua đó bảo vệ máy móc khỏi sự cố và kéo dài tuổi thọ của chúng.

Chúng ta đều biết rằng một chiếc xe không thể chạy mà không có dầu, và tương tự, các thiết bị cơ khí cũng cần dầu để hoạt động mượt mà. Đó là lý do tại sao việc "chống rò dầu" không chỉ là vấn đề bảo trì mà còn là một yếu tố quan trọng để duy trì hiệu quả hoạt động. Kỹ thuật chống thấm, đặc biệt là việc sử dụng phớt chắn dầu, là một lĩnh vực chuyên môn cần được hiểu biết và áp dụng một cách chính xác để đảm bảo rằng hộp giảm tốc và các bộ phận khác của máy móc luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất.

Bài viết này, "Phớt Chắn Dầu: Khái Niệm, Cấu Tạo & Cách Sử Dụng", không chỉ là một hướng dẫn kỹ thuật về cách các phớt chắn dầu hoạt động và được cấu tạo như thế nào, mà còn là một bức tranh toàn cảnh về tầm quan trọng của việc bảo trì hộp số và các chiến lược chống rò dầu. Với một cái nhìn sâu sắc và cá nhân hóa, chúng tôi hy vọng sẽ tạo ra một kết nối đặc biệt với bạn đọc, giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò không thể thiếu của phớt chắn dầu trong việc bảo vệ và duy trì thiết bị của bạn.

1. Khái niệm phớt chắn dầu hộp giảm tốc

Phớt chắn dầu (oil seal) là 1 trong những bộ phận quan trọng của động cơ, hộp giảm tốc, có chức năng che chắn và bảo vệ cho vòng bi bạc đạn của các thiết bị máy móc kỹ thuật. Bên cạnh đó, chúng còn được biết đến với chức năng làm kín, tránh bụi bẩn hay không khí bị lọt vào các bộ phận. Đồng thời, ngăn ngừa các chất bôi trơn như dầu, nhớt có thể bị rò rỉ thông qua các khe hở ở ổ bi của máy.

Phớt chặn dầu còn được hiểu là 1 bộ phận quan trọng của máy móc kỹ thuật, có vai trò giúp bảo vệ cho vòng bi bạc đạn, khiến cho kết cấu máy luôn hoạt động một cách ổn định và hiệu quả nhất.

Nói một cách tổng quát, chức năng của chiếc phớt chắn dầu chính là để chống lại bụi bẩn, phủ kín không cho không khí có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận của trục, động cơ. Đồng thời, còn ngừa được những chất bôi trơn, hóa chất thường bị rò qua những khe hở của vòng bi để chạy vào bên trong máy móc, tránh gây hư hỏng và thiệt hại.

2. Tại sao phải sử dụng vòng chắn dầu cho hộp giảm tốc?

Là một chi tiết đem lại độ chính xác cao nên vòng bi bạc đạn sẽ không thể làm việc tốt khi chính nó và chất bôi trơn đang bị nhiễm bẩn. Vì những vòng bi có bộ phận phớt che được sử dụng rất ít, nên các trường hợp vòng bi bạc đạn bị hư hỏng sớm do nguyên nhân bị nhiễm bẩn, không được che chắn một cách hữu hiệu cũng rất nhiều. 

Vòng phớt chắn dầu cho hộp số giảm tốc, motor giảm tốc, động cơ điện thông thường có 2 nhiệm vụ chính:

  • Ngăn chặn, không do dầu mỡ bôi trơn bên trong động cơ bị văng ra làm hao hụt, mất đi khả năng bôi trơn của dầu bên trong.
  • Ngăn không cho nước, bụi bẩn từ bên ngoài lọt vào, từ đó gây ra các hiện tượng hao mòn các chi tiết bên trong, đồng thời làm giảm độ mượt, trạng thái êm ái vốn có của các vòng bi.

Phớt chắn là một bộ phận quan trọng đối với việc che chắn để bảo vệ vòng bi. Do đó, khi chọn mua, các bạn nên chọn các loại phớt chắn phù hợp với kích thước của vòng bi và chú ý chọn loại vòng phớt có hình thang.

3. Cấu tạo vòng phớt chắn dầu thông dụng nhất hiện nay

Phớt chắn dầu thường dùng nhất hiện nay là loại phớt bằng sắt TA, có 2 mặt dùng cho trục quay. Đây là thiết bị có dùng để chặn dầu ở 1 phía, còn lại phía bên kia có chức năng chặn bụi. Phớt thường được thiết kế theo dạng tổ hợp, bên ngoài 2 mặt phớt được làm bằng kim loại, bên trong phớt chắn có 2 tấm thép nhằm giúp tăng cường tính năng che chắn của phớt. 

Phớt chắn dầu thường được sử dụng cho trục quay ở những động cơ cần kích thước lớn, có thể chịu được áp suất tối đa khoảng 0.3 kg/ cm2.

Phớt chắn dầu thường được dùng cho các máy móc có bụi mịn ở một phía, còn phía bên kia là chất lỏng chẳng hạn như dầu nhớt, đặc biệt phù hợp trong môi trường bụi bẩn. Vật liệu dùng để làm phớt chắn dầu thường là bằng cao su NBR, Viton, sắt, nhựa,...

Phớt chắn dầu thường dùng hiện nay là loại phớt TA làm bằng sắt

Phớt chắn dầu thường dùng hiện nay là loại phớt TA làm bằng sắt

4. Vật liệu làm phớt chắn dầu hộp giảm tốc, những loại phổ biến trên thị trường

Để có thể hội tụ đầy đủ các đặc tính ưu việt như chịu mài mòn tốt, chịu dầu, chịu nhiệt, bền bỉ trước sự ăn mòn của hóa chất,... phớt chắn dầu dùng cho hộp giảm tốc vô cùng đa dạng về vật liệu sản xuất như: VITTON, NBR, FKM, NEOPRENE,… Cụ thể, những chiếc phớt được làm bằng cao su NBR thì chỉ có khả năng chịu nhiệt tối đa là 120 độ C, chịu được dầu nhớt nhưng không thể chịu được hóa chất. 

Còn muốn phớt chắn dầu chịu được nhiệt độ cao, bền bỉ với hóa chất và chất mài mòn thì phớt chắn phải được làm từ vật liệu cao su tổng hợp như FKM (Vitton). Tùy theo điều kiện, chẳng hạn như nhiệt độ môi trường làm việc cụ thể, chúng ta có thể chọn lựa thêm 1 loại phớt được làm từ các vật liệu khác, chẳng hạn như cao su silicone và Neoprene.

Ứng dụng trong sản xuất và đời sống của phớt chắn dầu trong thực tế là vô cùng lớn. Vì thế, tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng người hoặc do bản vẽ mà thiết bị này sẽ sở hữu các kích thước khác nhau.

Hiện nay, trên thị trường có những loại phớt dầu chính, đó là:

  • Phớt có gioăng làm kín
  • Phớt dầu chịu nhiệt
  • Phớt bơm
  • Phớt bơm có khả năng chịu hóa chất.

Phớt chắn dầu làm bằng sắt chịu được nhiệt độ cao, bền bỉ với hóa chất

Phớt chắn dầu làm bằng sắt chịu được nhiệt độ cao, bền bỉ với hóa chất

5. Cách sử dụng vòng phớt chắn dầu cho hộp giảm tốc

Trong quá trình sử dụng bộ phận hộp giảm tốc (Gearbox) hoặc các loại động cơ giảm tốc (Gear Motor), đôi khi chúng ta cần tiến hành thay mới chiếc phớt chắn dầu vì những lý do dưới đây: 

  • Do sử dụng lâu, cao su bị lão hóa, mép phớt chắn dầu bị nứt hoặc lò xo của vòng bị tuột, bung, đứt,… gây ra hiện tượng rò rỉ dầu. 
  • Khi sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng các chi tiết bên trong hộp số (chẳng hạn như nhông, trục, ổ bi,…) bạn phải cậy cái phớt cũ ra, điều này sẽ làm biến dạng, hư hỏng không sử dụng lại được nữa. Cho nên khi ráp lại hộp số, chúng ta phải thay phớt mới. 
  • Nút thông hơi ở trên hộp giảm tốc thường bị bít do bụi bẩn bám vào lâu ngày, đôi khi hộp số mới nhưng người sử dụng lại quên không tháo bỏ vòng cao su che kín phần đường thoát hơi ở trên nút thông hơi. Khi vận hành, do việc ma sát, hộp số nóng sẽ lên làm giãn nở khối không khí ở bên trong hộp số, áp suất cũng theo đó tăng lên, thổi lật ngược lại phần mép làm kín của chiếc phớt gây rò rỉ dầu, cần phải thay phớt mới.
  • Cấu tạo của trục vào hoặc ra của hộp số thông thường có 1 cái bậc (trục đặc) ngay ở trước vị trí của phốt, hoặc có mặt ở đầu (trục rỗng) ngay sát trước chỗ vị trí đặt phốt. Do đó, trước khi đóng phốt vào, nếu không có đồ nghề chuyên dụng, mép phốt sẽ bị vướng vào vai trục hoặc mặt đầu gây tình trạng lật mép, hỏng phớt, rò rỉ dầu.

Đối với các nhà sản xuất, khi tiến hành lắp phớt, người ta thường dùng dụng cụ đặc biệt bao gồm: 

  • 1 ống nhựa có đường kính bên ngoài bằng với đường kính bên trong của phần trục mà phớt đã tiếp xúc và làm kín. Ống có 1 đầu thon nhỏ lại để giúp cho phớt vào được dễ dàng.
  • Một ống nhựa lớn hơn có phần bệ cùng với đường kính ngoài của bệ phải lớn hơn đường kính bên ngoài của phớt 1 chút để có thể đóng phớt. Phương pháp này còn có 1 điều bất tiện là 1 dụng cụ đặc biệt chỉ có thể dùng cho 1 cỡ trục cũng như phớt. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam lại rất khó thực hiện được phương pháp này.

Sơ đồ các bước tiến hành lắp phớt chắn dầu vào hộp số

Sơ đồ các bước tiến hành lắp phớt chắn dầu vào hộp số

Trong điều kiện không có bộ dụng cụ chuyên dụng nói trên, theo kinh nghiệm chúng ta vẫn có thể tiến hành lắp phớt vào hộp số bằng cách đơn giản, dễ dàng, nhẹ nhàng, nhanh chóng và chính xác không ngờ. Phương pháp thực hiện: 

  • Bước 1. Lấy một miếng phim bằng nhựa trong suốt hoặc miếng phim phổi, cắt và cuộn lại thành 1 đoạn ống hình côn có chiều dài khoảng 10cm, có đường kính đầu lớn phải bằng với đường kính của phần trục tiếp xúc với phớt, còn đường kính đầu nhỏ thì phải hơi nhỏ hơn đường kính bên trong của phớt một chút. 
  • Bước 2. Dán phần chồng phần mép phim để tạo thành 1 chiếc ống bằng 1 lớp băng keo trong loại mỏng. 
  • Bước 3. Lắp ống phim lên phần đầu trục, đẩy đầu lớn của ống sao cho sát vào ổ bi.
  • Bước 4. Bôi mỡ vào phớt, đưa phớt vào phần đầu nhỏ của ống, sau đó đẩy phốt trượt dọc theo chiều dài của ống đến vị trí nằm trên thân của hộp số. 
  • Bước 5. Dùng 1 miếng gỗ có các cạnh thẳng với kích thước 2 x 10 x 15cm để đóng cho phớt vào từ từ. Nên đóng luân phiên ở 3 điểm sao cho chia đều khoảng cách tính theo chu vi của phớt là được. Đóng cho đến khi nào mặt phớt chạy vào ngang bằng với phần thân hộp số. Tránh tình trạng đóng phốt chạy vào quá sâu. 
  • Bước 6. Nhẹ nhàng rút phần ống phim ra.

Vậy là các bạn đã hoàn thành việc lắp phớt chắn dầu vào trong hộp giảm tốc.

6. Phân biệt vòng chắn dầu và vòng phớt dầu

Nhiều người mới nghe tên thì nghĩ rằng vòng chắn dầu và vòng phớt dầu thực ra chỉ là 2 tên gọi khác nhau cho 1 sản phẩm, nhưng sự thật không phải như vậy. Chúng là 2 bộ phận khác nhau với những tính năng riêng biệt dưới đây:

Vòng chắn dầu:

  • Công dụng: Bảo vệ giúp không cho dầu nhớt và mỡ của động cơ tiếp xúc trực tiếp với nhau.
  • Kích thước: Bề rộng của vị trí chắn khoảng từ 0 9mm khe hở ở giữa vỏ hoặc ống lót cùng với mặt ngoài của vùng ren, có thể lấy khoảng cách là 0,02mm.

Vòng phớt dầu

  • Công dụng: Ngăn chặn không cho dầu mỡ trong động cơ chảy ra ngoài, và ngăn không cho các bụi bẩn từ bên ngoài vào bên trong của hộp giảm tốc. Chọn loại vòng phớt có hình thang là hợp lý nhất. 
  • Vị trí lắp đặt: Được lắp tại các đầu ló ra của bộ phận hộp giảm tốc.

7. So Sánh Với Các Giải Pháp Chống Rò Dầu Khác

Ngoài phớt chắn dầu, các giải pháp chống rò rỉ dầu nhớt phổ biến khác bao gồm sealant và gasket. Mỗi giải pháp có những ưu nhược điểm riêng:

- Chất bịt kín: Tạo một lớp kín mạch linh hoạt nhưng khó tháo lắp trong bảo dưỡng.

- Miếng đệm: Chịu áp lực cao, thường dùng cho các kết nối cố định nhưng dễ bị mài mòn.

- Phớt chắn dầu: Không chỉ ngăn rò rỉ mà còn chống bụi bẩn hiệu quả. Cấu tạo đặc biệt giúp dễ lắp đặt và thay thế.

8. Các Vấn Đề Thường Gặp Và Cách Khắc Phục

Một số vấn đề thường gặp với phớt chắn dầu bao gồm:

- Lão hóa cao su: Kiểm tra và thay thế kịp thời nếu phát hiện hư hỏng.

- Biến dạng do nhiệt độ: Chọn vật liệu phù hợp với điều kiện hoạt động.

- Sai kích thước: Đo đạc và lựa chọn kích cỡ chính xác trước khi lắp đặt.

9. Hướng Dẫn Chi Tiết Về Bảo Dưỡng

Để phớt chắn dầu hoạt động bền và hiệu quả cần thực hiện bảo dưỡng định kỳ:

- Kiểm tra tình trạng phớt và vệ sinh môi trường xung quanh thường xuyên.

- Sử dụng dầu bôi trơn phù hợp để tăng tuổi thọ phớt.

- Thay phớt kịp thời khi phát hiện hư hỏng hoặc kết thúc chu kỳ sử dụng.

Áp dụng đúng quy trình bảo dưỡng sẽ giúp phớt chắn dầu hoạt động ổn định, ngăn rò rỉ dầu nhớt hiệu quả.

10. An Toàn Lao Động Và Bảo Vệ Môi Trường

An toàn lao động và bảo vệ môi trường luôn được ưu tiên hàng đầu trong mọi quy trình công nghiệp. Phớt chắn dầu đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn rò rỉ dầu nhớt, góp phần bảo vệ môi trường làm việc và môi trường tự nhiên.

Các doanh nghiệp sản xuất phớt chắn dầu cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về an toàn và môi trường. Cụ thể, họ cần đảm bảo các sản phẩm của mình không chứa các hóa chất độc hại, dễ cháy nổ hay ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Ngoài ra, quy trình sản xuất và quản lý chất thải cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường. Việc áp dụng các giải pháp xanh và thân thiện môi trường sẽ nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp.

11. Tương Lai Của Phớt Chắn Dầu

Công nghệ sản xuất phớt chắn dầu đang không ngừng được cải tiến với sự ra đời của các vật liệu mới có độ bền và khả năng chịu nhiệt, áp suất cao hơn.

Bên cạnh đó, xu hướng thiết kế thông minh dựa trên công nghệ IoT cho phép các phớt tự động giám sát tình trạng hoạt động và cảnh báo sớm các hư hỏng. Điều này nâng cao hiệu quả bảo trì, kéo dài tuổi thọ và tăng độ tin cậy cho các thiết bị máy móc.

12. Hướng Dẫn Lựa Chọn Nhà Cung Cấp Và Thương Hiệu Phớt Chắn Dầu

Khi lựa chọn nhà cung cấp và thương hiệu phớt chắn dầu, cần ưu tiên các tiêu chí: chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi, uy tín thương hiệu, khả năng cung cấp đáp ứng nhu cầu và giá cả cạnh tranh. Điều này sẽ giúp đảm bảo mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng lâu dài.

Kết luận:

Phớt chắn dầu là một bộ phận không thể thiếu trong việc đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả của các thiết bị máy móc trong nhiều ngành công nghiệp. Việc hiểu rõ về cấu tạo, chức năng, cũng như các vấn đề liên quan đến bảo dưỡng và sử dụng phớt chắn dầu sẽ giúp người dùng tối ưu hóa hiệu suất làm việc và kéo dài tuổi thọ cho máy móc. Bên cạnh đó, việc chọn lựa nhà cung cấp và thương hiệu uy tín, cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường, là những yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng sử dụng và góp phần vào sự phát triển bền vững. Cuối cùng, việc theo dõi sát sao các xu hướng công nghệ mới và áp dụng các giải pháp tiên tiến sẽ mở ra cơ hội cải thiện và đổi mới không ngừng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành công nghiệp hiện đại.

Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:

1.703 reviews

Tin tức liên quan

Máy Bơm Cánh Hở Công Suất Lớn, Siêu Bền, Bán Chạy Nhất 09/2024
Máy Làm Trân Châu Nhân Dừa: Cấu Tạo, Thông Số Kỹ Thuật, Bảng Giá 09/2024
Bàn Xoay Công Nghiệp: Cấu Tạo, Phân Loại, Bảng Giá 09/2024
Máy Tách Rác - Máy Lược Rác: Cấu Tạo, Phân Loại, Bảng Giá 09/2024
Tang Cuốn Cáp - Tang Quấn Cáp: Thông Số Kỹ Thuật, Bảng Giá 09/2024