Động cơ điện xoay chiều còn gọi là động cơ xoay chiều hay motor xoay chiều. Nghĩa là dòng điện có khả năng đảo chiều quay của trục thuận theo hướng kim đồng hồ hoặc ngược lại hướng kim đồng hồ. Để có được motor xoay chiều ta áp dụng đấu điện 3 pha hoặc 1 pha như sau.
Mời quý khách xem hình ảnh cấu tạo chi tiết của động cơ điện xoay chiều 3 pha 380v:
Dưới đây là hình ảnh thực tế cấu tạo trong của động cơ điện xoay chiều 3 pha 380v tại kho hàng Minhmotor.
Cấu tạo của động cơ điện xoay chiều 3 pha 380v có hộp cực điện lắp đặt linh hoạt.
Hãy nghe lời trong video để được giới thiệu kỹ hơn
Motor xoay chiều 3 pha các loại: chân đế, mặt bích B35, mặt bích B14.
Cách đấu điện vào trong hộp cực điện motor xoay chiều 3 pha 380v, 400v, 420v, 460v, ví dụ ta mô phỏng động cơ 90kw 4 cực điện 4 pole như sau:
Các kiểu lắp đặt động cơ xoay chiều 3 pha điều chỉnh tốc độ phổ biến:
Ngoài ra còn nhiều kiểu lắp đặt khác tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Để được hỗ trợ chi tiết vui lòng gọi số hotline trên màn hình.
Video các loại như sau: Động cơ xoay chiều 3 pha điều chỉnh tốc độ Trục Thẳng 1HP, 2HP, 0.75kw, 1.5kw
Các động cơ điện xoay chiều 1 pha loại thường gặp: chân đế, mặt bích B35, mặt bích B14.
Cách đấu điện vào tụ điện và cầu điện như sau: Đấu tụ Motor 1 Pha YC, Đảo chiều quay mô tơ
Các kiểu lắp đặt động cơ xoay chiều 1 pha điều chỉnh tốc độ:
Ngoài 4 kiểu lắp đặt phổ biến trên còn nhiều kiểu lắp đặt khác phù hợp với từng mục đích sử dụng, để được tư vấn chi tiết vui lòng gọi số hotline trên màn hình.
Động cơ xoay chiều 1 pha liền giảm tốc các loại: chân đế, mặt bích.
Cách đấu điện 220V, động cơ xoay chiều 1 pha liền giảm tốc GHC, để ra được hướng quay như ý
Động cơ điện xoay chiều 1 pha mini điều chỉnh tốc độ các công suất từ 25w - 400w luôn sẵn có tại kho hàng công ty Minhmotor.
Đấu điện xuôi chiều và đảo chiều quay động cơ điện xoay chiều 1 pha mini, motor giảm tốc 30w - 450w
Các kiểu động cơ điện xoay chiều 2 pole bơm nước:
Đấu điện động cơ điện xoay chiều 2 pole bơm nước, ví dụ trên máy bơm nước 3HP, 3 Ngựa, 2.2kw
Các loại mô tơ xoay chiều trục ra vuông góc mini, hình bên dưới là động cơ điện xoay chiều 1 pha mini gắn RV trục ra vuông góc.
Các kiểu lắp đặt mô tơ xoay chiều trục ra vuông góc 3 pha:
Có các loại phổ biến như sau và có khả năng chỉnh tốc độ giảm đi 1 nửa khi cần
Mô tơ xoay chiều trục ra vuông góc điều tốc trục ra vuông góc, 30w -1500w
Động cơ AC là động cơ mới nên thường có công suất mạnh mẽ hơn và đặc biệt là đa năng hơn động cơ DC. Công suất của motor AC mạnh hơn nhiều và vận tốc cũng lớn hơn so với động cơ DC. Cụ thể các khía cạnh của 2 loại động cơ này có nhiều sự khác biệt, chẳng hạn như:
Động cơ DC thường được sử dụng nhiều trong các máy móc mà tốc độ động cơ cần phải được điều khiển từ bên ngoài. Còn motor AC hoạt động tốt nhất trong các ứng dụng máy móc mà ở đó hiệu suất năng lượng được duy trì ở mức cao trong suốt thời gian dài.
So sánh về ứng dụng của AC và DC
Tất cả các động cơ 1 chiều DC chỉ có 1 pha duy nhất, nhưng động cơ xoay chiều AC có thể là 1 pha hoặc 3 pha tùy thuộc vào mục đích sử dụng.
Động cơ AC và DC đều được dùng cùng 1 nguyên tắc sử dụng cuộn dây trong phần ứng và từ trường. Nhưng ngoại trừ một điều đối với motor DC, phần ứng lại chuyển động quay, trong khi đó từ trường của động cơ lại không quay. Còn trong động cơ AC xoay chiều, phần ứng lại không quay nhưng từ trường liên tục chuyển động quay.
Trong những ứng dụng máy móc hiện nay, motor DC đã được thay thế bằng cách kết hợp 1 động cơ điện xoay chiều cùng với 1 bộ điều khiển tốc độ (chẳng hạn như biến tần). Bởi vì đây là một giải pháp giảm giá thành phù hợp, giúp cho kinh tế của bạn ít tốn kém hơn.
So sánh về cấu trúc và hoạt động của DC và AC
Động cơ điện 1 chiều DC có nhiều bộ phận chuyển động rất đắt tiền để thay thế, và vấn đề sửa chữa động cơ điện DC trên thực tế cũng thường tốn kém hơn so với các loại máy móc sử dụng động cơ xoay chiều AC mới kết hợp với bộ điều khiển điện tử.
Trước khi quyết định lựa chọn động cơ xoay chiều AC hay động cơ 1 chiều DC để sử dụng cho máy móc, thiết bị của mình, chúng ta hãy cùng xem bảng so sánh dưới đây:
Nội dung so sánh | Động cơ xoay chiều AC | Động cơ 1 chiều DC |
Ưu điểm | Dòng điện được lưu thông liên tục chính là ưu thế của dòng điện xoay chiều AC. Điều này giúp các thiết bị động cơ dễ dàng thoát, khí nhiệt cao ra ngoài, đồng thời làm giảm nhiệt độ cho máy sau 1 thời gian dài sử dụng. Cấu tạo động cơ AC rất đơn giản nên cũng dễ dàng sử dụng. Sử dụng 1 nguồn điện trực tiếp cấp từ lưới điện mà không cần phải chỉnh lưu. Khả năng điều khiển tốc độ quay vô cùng đa dạng. Kết cấu bền vững với khả năng chịu tải trọng tốt nhờ vào cơ chế bảo vệ vô cùng hoàn hảo. Giá thành thấp trong phân khúc các thiết bị có truyền động sử dụng động cơ 1 chiều. | Vì giao thoa điện của động cơ DC cực nhỏ và nhạy nên các thiết bị điện tử sử dụng động cơ này thường được ứng dụng để ngăn ngừa tình trạng nhiễu sóng điện từ. Động cơ chạy dòng bằng điện 1 chiều được coi là loại động cơ tiêu thụ ít điện năng hơn so với các loại động cơ chạy bằng dòng điện xoay chiều. Trên thực tế, lượng điện mà dòng điện một chiều DC tiêu thụ ít hơn đến 70% so với các loại động cơ khác cho nên cũng rất được ưu ái sử dụng tại các địa điểm mà ở đó có thiết bị điện chạy liên tục suốt ngày mà không phải lo lắng về những phát sinh trong chi phí hóa đơn tiền điện. Khả năng vận hành mượt mà, êm ái cũng là yếu tố giúp cho động cơ điện một chiều DC hoạt động hiệu quả hơn. Cho nên động cơ điện một chiều cũng luôn là sự lựa chọn lý tưởng dành cho các động cơ trong thiết bị y khoa, viễn thông, giao thông vận tải,… hay bất kỳ thiết bị nào yêu cầu sự vận hành yên tĩnh. Điện áp càng thấp thì động cơ càng ít gây nguy hiểm đối với người sử dụng. Và dòng điện một chiều DC cũng vậy, điện áp của nó luôn thấp hơn so với điện áp AC xoay chiều. Các mức điện áp của động cơ DC thông dụng là từ 5V 12V 24V. |
Nhược điểm | Hầu hết động cơ của thiết bị chạy bằng dòng điện xoay chiều AC thường tiêu thụ điện năng lớn hơn dòng điện 1 chiều. Khi vận hành, động cơ điện xoay chiều sẽ gây ra nhiều âm thanh, tiếng ồn hơn so với các động cơ 1 chiều, điều này gây phiền toái cho người sử dụng. Dòng điện xoay chiều AC có giao thoa điện từ lớn hơn (nên sẽ nhiễu hơn) so với dòng điện 1 chiều. Cho nên các thiết bị chạy bằng dòng điện AC cũng kém nhạy hơn. | Hạn chế lớn nhất của dòng điện một chiều là chiều dòng điện cố định, không đổi. Động cơ phải yêu cầu có máy biến áp đi kèm. Có nghĩa là khi động cơ chạy dòng điện xoay chiều có thể đổi chiều dòng điện liên tục, thì động cơ chạy dòng điện một chiều chỉ sản sinh ra dòng điện chạy theo hướng nhất định, không đổi. Ngược lại với động cơ dòng điện xoay chiều, động cơ dòng điện một chiều không được nối trực tiếp với nguồn điện một chiều. Vd: pin hoặc tấm pin mặt trời. Với cơ chế hoạt động như này thì động cơ chạy dòng điện một chiều phải sử dụng máy biến áp để chuyển đổi chiều dòng điện nhằm giúp động cơ vận hành với công suất hiệu quả. |
Bảng so sánh về ưu nhược điểm của motor AC và motor DC